Các BTVL khác nhau về nội dung, về phương pháp giải, về mục đích dạy học. Do đó, việc phân loại BTVL cũng có nhiều phương án khác nhau. Theo tác giả Nguyễn Văn Khải chúng tôi phân loại BTVL như sau:
* Phân loại theo nội dung [10]
Các BTVL được phân thành: bài tập cơ học, bài tập nhiệt học, bài tập điện học, bài tập quang học...Cách chia này cũng có tính quy ước, vì trong nhiều trường hợp trong một bài toán có sử dụng kiến thức của nhiều phần khác nhau của giáo trình Vật lí.
Các bài tập cũng có thể phân chia thành các bài tập có nội dung trừu tượng và bài tập có nội dung cụ thể.
- Các bài tập có nội dung trừu tượng: chứa đựng các dữ kiện dưới dạng các kí hiệu, lời giải cũng được biểu diễn dưới dạng một công thức chứa đựng ẩn số và dữ kiện đã cho. Ưu điểm của những bài tập này là nhấn mạnh bản chất vật lí của hiện tượng mô tả trong bài tập. Do đó, những bài tập trừu tượng đơn giản thường được dùng để cho HS tập dượt các công thức đã học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Các bài tập có nội dung cụ thể: các dữ kiện cho đều thể hiện ở những con số cụ thể, các bài tập cụ thể mang đặc trưng trực quan gắn liền với kinh nghiệm sống của học sinh.
Ngoài ra, người ta còn phân biệt các bài tập có nội dung kỹ thuật, bài tập có nội dung lịch sử, bài tập vui.
* Phân biệt theo phương pháp giải.
Theo cách này, người ta phân các BTVL thành bốn loại: bài tập định tính, bài tập định lượng, bài tập thí nghiệm, bài tập đồ thị. Phân loại này có ý nghĩa quan trọng vì nó cho phép giáo viên lựa chọn bài tập tương ứng với sự chuẩn bị toán học của học sinh, mức độ kiến thức và sự sáng tạo của HS.
a. Bài tập định tính
Đặc điểm của bài tập định tính là ở chỗ trong các điều kiện của bài toán đều nhấn mạnh bản chất vật lí của hiện tượng. Giải các bài tập định tính thường bằng các lập luận lôgic trên cơ sở các định luật vật lí.
Khi giải bài tập định tính, HS rèn được tư duy lôgic, khả năng phân tích hiện tượng, trí tưởng tượng khoa học, kĩ năng vận dụng kiến thức. Vì vậy, để luyện tập tốt nên bắt đầu từ bài tập định tính.
b. Bài tập định lượng (Bài tập tính toán)
Bài tập định lượng là những bài tập khi giải phải sử dụng các phương pháp toán học (dựa trên các định luật và quy tắc, thuyết vật lí...). Đây là dạng bài tập phổ biến, sử dụng rộng rãi trong chương trình vật lí phổ thông. Dạng bài tập này có ưu điểm lớn là làm sâu sắc các kiến thức của học sinh, rèn luyện cho học sinh phương pháp nhận thức đặc thù của vật lí, đặc biệt là phương pháp suy luận toán học.
c. Bài tập đồ thị
Bài tập đồ thị là dạng bài tập phân tích đồ thị từ đó tìm các điều kiện giải bài toán. Dạng bài tập này rèn kĩ năng đọc và vẽ đồ thị cho học sinh. Việc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
áp dụng phương pháp đồ thị cho phép diễn đạt trực quan hiện tượng vật lí, cho cách giải trực quan hơn, phát triển kĩ năng vẽ và sử dụng đồ thị là các kĩ năng có tác dụng sâu sắc trong kĩ thuật.
d. Bài tập thí nghiệm.
Đây là dạng bài tập trong đó thí nghiệm là công cụ được sử dụng để tìm các đại lượng cần cho giải bài toán, cho phép đưa ra những lời giải hoặc là công cụ kiểm tra các tính toán phù hợp với điều kiện bài toán. Công cụ đó có thể là một thí nghiệm biểu diễn hoặc một thí nghiệm thực tập của học sinh.
* Phân loại theo mức độ phức tạp của hoạt động tư duy khi tìm lời giải
Qua việc xem xét hoạt động tư duy của học sinh trong quá trình tìm kiếm lời giải BTVL phân chia BTVL thành hai loại: bài tập cơ bản và bài tập phức hợp.
- Bài tập cơ bản: là loại BTVL mà để tìm được lời giải cần xác lập mối quan hệ trực tiếp, tường minh giữa những cái đã cho và một cái phải tìm chỉ dựa vào một kiến thức cơ bản vừa học mà HS chỉ cần tái hiện chứ không thể tự tạo ra.
- Bài tập phức hợp: là các BTVL mà trong đó việc tìm lời giải phải thực hiện một chuỗi lập luận lôgic, biến đổi toán học qua nhiều mối liên hệ giữa những cái đã cho, cái phải tìm với những cái trung gian không cho trong đầu bài. Việc xác lập mối quan hệ trung gian đó là một bài tập cơ bản. Và do đó, muốn giải được một bài tập phức hợp, buộc phải giải được thành thạo các bài tập cơ bản, ngoài ra còn phải biết cách phân tích các bài tập phức hợp để quy nó về các bài tập cơ bản đã biết.