Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn của Công ty cổ phần Xây dựng số 9 thuộc Tổng công ty cổ phần VINACONEX (Trang 74)

3.2.1. Nhóm giải pháp về quản lý vốn

* Giải pháp tăng c-ờng hiệu quả sử dụng vốn cố định

Vốn cố định có đặc điểm là sử dụng dài và giá trị đ-ợc chuyển dần vào giá trị sản phẩm, hàng hóa thông qua việc trích khấu hao, do đó để sử dụng có hiệu quả không thể giảm tổng chi phí cố định mà giảm chi phí cố định cho một sản phẩm, hàng hóa. Vì vậy, doanh nghiệp cần tăng sức sản xuất tài sản cố định từ đó tăng sức sinh lời của tài sản cố định. Trong thời gian qua mặc dù hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty đã đ-ợc cải thiện đáng kể nh-ng so với các công ty khác trong nghành thì hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty vẫn còn ở mức thấp, do vậy trong thời gian tới Công ty cần chú trọng hơn nữa tới việc quản trị vốn cố định sao cho có hiệu quả, nâng cao sức cạnh tranh của công ty trên thị tr-ờng.

- Khai thác và tạo lập nguồn vốn cố định

Trong thời gian tới, với xu h-ớng mở rộng lĩnh vực kinh doanh của mình, thì việc tạo lập nguồn vốn cố định đáp ứng nhu cầu kinh doanh của Công ty là khâu đầu tiên trong quản trị vốn cố định của Công ty. Để định h-ớng trong việc khai thác và tạo lập nguồn vốn cố định đáp ứng nhu cầu kinh doanh, Công ty cần phải xác định đ-ợc nhu cầu vốn đầu t- vào tài sản cố định trong những năm sắp tới. Căn cứ vào các dự án đầu t- tài sản cố định đã đ-ợc thẩm định để lựa chọn và khai thác các nguồn vốn đầu t- phù hợp.

Trong điều kiện nền kinh tế thị tr-ờng hiện nay, đặc biệt là khi Công ty đã chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần thì Công ty có thể huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau nh- từ vốn vay, vốn góp thông qua phát hành cổ phiếu, lợi nhuận giữ lại để tái đầu t- … Mỗi nguồn vốn trên có -u nh-ợc điểm khác nhau và điều kiện thực hiện là khác nhau chi phí sử dụng là khác nhau. Vì thế trong quá trình lựa chọn nguồn tài trợ, Công ty cần chú ý đa dạng hóa nguồn tài trợ, xem xét kỹ -u nh-ợc điểm của nguồn vốn để lựa chọn cơ cấu nguồn tài trợ hợp lý và có lợi nhất cho Công ty. Việc lựa chọn nguồn tài trợ phải đảm bảo cho Công ty khả năng tự chủ trong sản xuất kinh doanh, hạn chế và phân tán rủi ro, phát huy tối đa những -u điểm của nguồn vốn cố định. Trong thời gian tới, Công ty có thể bổ xung vốn bằng việc phát hành thêm cổ phiếu để nâng cao tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng vốn của Công ty làm tăng tính tự chủ trong tài chính, đồng thời cũng huy động từ nguồn vốn vay ngân hàng để có một đòn bẩy tài chính hợp lý.

- Quản lý sử dụng vốn cố định

Vốn cố định của Công ty th-ờng đ-ợc sử dụng cho các hoạt động đầu t- mua sắm, lắp đặt, xây dựng các tài sản cố định vô hình và hữu hình. Để sử dụng có hiệu quả vốn cố định trong đầu t- dài hạn, Công ty cần phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về đầu t- và xây dựng từ b-ớc chuẩn bị đầu

t-, lập dự án đậu t- và thẩm định dự án đầu t- giúp doanh nghiệp tránh đ-ợc những hoạt động đầu t- kém hiệu quả.

Trong quá trình sử dụng vốn cố định Công ty không những phải bảo toàn đ-ợc vốn cố định mà còn phải phát triển, mở rộng đ-ợc vốn cố định để duy trì đ-ợc l-ợng vốn để đầu t-, mua sắm các tài sản cố định mới.

Với đặc điểm của tài sản cố định và vốn cố định là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, giá trị của nó chuyển dịch dần dần vào sản phẩm song hình thái vật chất vẫn giữ nguyên. Vì vậy, bảo toàn vốn cố định luôn bao gồm hai mặt là hiện vật và giá trị. Bảo toàn vốn cố định về mặt hiện vật không phải chỉ là giữ nguyên hình thái vật chất và tính năng sử dụng ban đầu của tài sản cố định mà phải th-ờng duy trì năng lực sản xuất ban đầu của nó thông qua việc quản lý chặt chẽ tài sản cố định, bảo d-ỡng sửa chữa định kỳ không để tài sản cố định bị h- hỏng tr-ớc thời gian quy định.

Bảo toàn vốn cố định về mặt giá trị là phải duy trì đ-ợc sức mua của đồng vốn cố định bất kể sự biến động của giá cả, tiến bộ khoa học kỹ thuật, tỷ giá. Trong tr-ờng hợp doanh nghiệp không chỉ duy trì đ-ợc sức mua của vốn cố định mà còn mở rộng đ-ợc quy mô vốn cố định thì doanh nghiệp đó đã phát triển đ-ợc vốn cố định của mình.

Để bảo toàn và phát triển vốn cố định, Công ty phải đánh giá đúng đ-ợc giá trị của tài sản cố định, lựa trọn ph-ơng pháp khấu hao và xác định mức khấu hao hợp lý, chú trọng đến việc đổi mới trang thiết bị, thực hiện tốt chế độ bảo d-ỡng, sửa chữa, chủ động phòng ngừa rủi ro cho tài sản cố định.

Đánh giá đúng tài sản cố định để phản ánh kịp thời tình hình biến động của vốn cố định, điều chỉnh kịp thời giá trị của tài sản cố định để tạo điều kiện cho việc tính đúng tính đủ khấu hao, không để mất vốn cố định. Công ty có thể đánh giá tài sản cố định theo nguyên giá: là toàn bộ chi phí của doanh nghiệp bỏ ra để có đ-ợc tài sản cố định và những chi phí để đ-a tài sản cố định vào hoạt động. Cách đánh giá này giúp Công ty thấy đ-ợc số tiền đầu t-

mua sắm tài sản cố định ở thời gian ban đầu, là căn cứ để xác định số tiền khấu hao để tái sản xuất giản đơn.

Lựa chọn ph-ơng pháp khấu hao và xác định mức khấu hao thích hợp không để mất vốn và hạn chế ảnh h-ởng bất lợi của hao mòn vô hình. Mức khấu hao phải phù hợp với hao mòn thực tế (cả hao mòn hữu hình và vô hình). Nếu khấu hao thấp hơn hao mòn thực tế sẽ không đảm bảo thu hồi đ-ợc vốn, nếu cao quá sẽ làm giảm lợi nhuận của Công ty. Trong tr-ờng hợp tài sản cố định có hao mòn vô hình lớn cần áp dụng ph-ơng pháp khấu hao nhanh để hạn chế ảnh h-ởng của hao mòn vô hình, Công ty có thể áp dụng ph-ơng pháp khấu hao theo số d- giảm dần và ph-ơng pháp khấu hao tổng số để trích khấu hao cho những tài sản có hao mòn vô hình lớn.

Để phòng ngừa rủi ro cho tài sản cố định nh- thiên tai, hỏa hoạn, mất mát … Công ty nên mua bảo hiểm tài sản. Về các tài sản cần bảo hiểm cũng phải đ-ợc xem xét các yếu tố sau: giá trị, đặc điểm của tài sản, khả năng xẩy ra rủi ro, mức phí đối với tài sản này. Cân đối các dữ kiện trên cộng với kinh nghiệm quản lý tài sản cố định để xác định những tài sản nào cần bảo hiểm. Cuối cùng là cân đối với ngân quỹ hiện có và các kế hoạch dài hạn sử dụng tiền mặt của Công ty vì việc bảo hiểm này diễn ra th-ờng xuyên trong thời gian dài.

Cần phân cấp quản lý tài sản cố định cho từng bộ phận trong Công ty để nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ công nhân viên trong quản lý và sử dụng tài sản cố định, đảm bảo tài sản cố định luôn hoạt động tốt trong quá trình sản xuất kinh doanh. Với đặc thù của công ty ngành xây dựng, thi công những công trình nằm rải rác, thời gian thi công dài nên việc quản lý ở bộ phận và tới từng công trình là rất cần thiết tránh tình trạng giao phó chung nh- hiện nay cho Phòng Công nghệ và Thiết bị thừa lệnh Giám đốc phân bổ cho các công trình. Nâng cao trách nhiệm của các đội công trình trong quản lý thiết bị. Phòng Công nghệ và Thiết bị đóng vai trò quản lý, thống kê, phân bổ và tham m-u cho Giám đốc.

Huy động tối đa tài sản cố định hiện có vào hoạt động sản xuất kinh doanh, có thời gian chạy máy phù hợp đảm bảo máy không làm việc quá tải. Công ty cần có kế hoạch sử dụng phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty. Việc giao cho phòng Công nghệ Thiết bị quản lý và điều phối máy theo yêu cầu của các đội thi công nh- hiện nay ch-a phát huy hết hiệu quả sử dụng của máy móc thiết bị, phòng Công nghệ Thiết bị chỉ điều động theo yêu cầu thi công và không có chức năng quản lý về kinh tế, các đội xây dựng sử dụng máy với tâm lý máy do Công ty điều và không đ-ợc khoán chi phí sử dụng máy nên không có ý thức tiết kiệm chi phí và bảo quản thiết bị. Để khắc phục tình trạng này, Công ty nên thành lập đội thi công cơ giới và giao cho đội này quản lý và vận hành toàn bộ xe máy thiết bị của Công ty, trên cơ sở chi phí sử dụng máy của các công trình Công ty sẽ giao khoán chi phí sử dụng máy cho đội thi công cơ giới, đội có thể khoán chi phí nhiên liệu năng l-ợng và chi phí sửa chữa bảo d-ỡng đến thợ vận hành máy. Việc sử dụng máy gắn liền với cơ chế khoán hợp lý sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Công ty.

Công ty nên tiến hành thanh lý những tài sản cố định h- hỏng, không cần dùng đến nhằm thu hồi vốn cố định, bổ sung nguồn vốn kinh doanh hoặc để tái đầu t- vào tài sản cố định. Hiện nay, Công ty có một số thiết bị đã h- hỏng không sử dụng đ-ợc nh- một số bộ kích thủy lực phục vụ thi công tr-ợt, các bộ cốp pha phục vụ thi công cầu, máy đào đất … hiện tại vẫn đang để tại kho của Công ty tại Ninh Bình, các thiết bị này Công ty nên thanh lý để thu hồi vốn cố định đầu t- vào các thiết bị khác đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty.

Cần tiến hành phân tích các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định mỗi năm một lần để từ đó đề ra các biện pháp thích hợp nhằm tăng hiệu suất sử dụng vốn cố định.

* Giải pháp tăng c-ờng hiệu quả sử dụng vốn l-u động - Quản lý khoản phải thu

Trong những năm qua ngành xây dựng là ngành th-ờng xuyên bị chủ đầu t- chiếm dụng vốn, những công trình đã xây dựng xong, đ-a vào sử dụng nhiều năm nh-ng chủ đầu t- vẫn ch-a thanh toán hết cho doanh nghiệp đặc biệt là những công trình sử dụng ngân sách địa ph-ơng. Mặt khác, do chất l-ợng công tác khảo sát, lập dự án và thiết kế còn nhiều yếu kém nên khi thi công th-ờng xuyên phải điều chỉnh thay đổi dẫn tới thời gian thi công kéo dài so với dự kiến. Việc nợ đọng vốn trong xây dựng cơ bản và kéo dài thời gian thi công đã làm cho vòng quay vốn l-u động của Công ty rất dài ảnh h-ởng tới hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.

Để quản lý tốt khoản phải thu thì đòi hỏi Công ty phải nắm vững đ-ợc khả năng tài chính của khách hàng để xác định mức cho nợ và thời gian nợ. Nếu khách hàng có khả năng tài chính lớn, khả năng huy động vốn cao thì có thể tin t-ởng vào khả năng trả nợ của họ. Đối với khách hàng có khả năng tài chính hạn hẹp thì Công ty nên đánh giá đúng mức độ tin cậy của khách hàng để hạn chế tối đa những rủi ro đối với các khoản nợ của khách hàng đối với Công ty. Trong công tác đấu thầu và tiếp cận các dự án, công ty phải lựa chọn những chủ đầu t- có năng lực tài chính để đảm bảo thanh toán kịp thời theo đúng hợp đồng giao nhận thầu xây lắp, kiên quyết không nhận những công trình không có kế hoạch vốn rõ ràng.

Ngoài việc xem xét khả năng tài chính của khách hàng, Công ty cũng nên xem xét lại khả năng tài chính của mình để quyết định điều kiện tín dụng đối với khách hàng.

Để hạn chế đ-ợc khoản nợ của khách hàng, Công ty cần chú trọng hơn tới công tác lập hồ sơ thanh quyết toán, đảm bảo thi công đến đâu phải hoàn thành các thủ tục nghiệm thu thanh toán ngay đến đó tránh tình trạng thi công xong mới quay lại làm hồ sơ thanh toán. Để làm đ-ợc điều đó đòi hỏi Công ty

phải tăng c-ờng đội ngũ làm công tác thanh quyết toán cho các đội thi công, chú trọng tới công tác đào tạo tuyển dụng.

Công ty nên mở sổ theo dõi các khoản phải thu trong và ngoài doanh nghiệp, th-ờng xuyên theo dõi và đôn đốc việc thu hồi nợ đúng hạn. Hiện nay, việc theo dõi các khoản này hiện ch-a có kế toán chuyên trách mà là công tác của từng hợp đồng, từng công tr-ờng. Công ty nên có cán bộ kế toán chuyên trách theo dõi và xử lý kịp thời công nợ. Khi ký hợp đồng nên quy định chặt chẽ và cụ thể về điều khoản thanh toán tránh để chủ đầu t- lợi dụng sơ hở của hợp đồng để chiếm dụng vốn.

Để làm tốt công tác thu nợ, Công ty cần nắm đ-ợc thực trạng của các khoản phải thu theo từng khách hàng, cần có các biện pháp thu hồi nợ hợp lý nh-:

+ Nhắc nợ khách hàng;

+ Các ph-ơng thức thanh toán đa dạng; + Chính sách chiết khấu thanh toán sớm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc nhắc nợ khách hàng th-ờng xuyên, chính sách chiết khấu khi thanh toán sớm sẽ đảm bảo khách hàng không quên các khoản nợ và -u tiên thanh toán sớm cho Công ty. Mặt khác, ph-ơng thức thanh toán đa dạng: nhận thanh toán bằng chuyển khoản, bằng sec, hay cử ng-ời tới tận nơi thu tiền mặt là biện pháp làm khách hàng cảm thấy thuận tiện khi thanh toán cho Công ty. Với khối l-ợng khách hàng nợ lớn, Công ty cần có biện pháp thu nợ chặt chẽ và chính sách chiết khấu hấp dẫn hơn. Đối với khách hàng nợ quá hạn, Công ty có thể sử dụng chế độ phạt, tỷ lệ phạt phải cao hơn lãi suất ngân hàng để bù đắp chi phí cho Công ty, hạn chế bị chiếm dụng vốn.

Công ty cần tạo lập quỹ dự phòng khoản phải thu để hạn chế tác động khi có rủi ro không thu đ-ợc nợ của khách hàng. Thời điểm lập quỹ dự phòng, mức lập dự phòng dựa trên: thời gian quá hạn trả nợ và tổng mức nợ của khách hàng. Công ty cần chia thời gian quá hạn trả nợ và tổng nợ ra các mức khác

nhau, t-ơng ứng với mỗi mức sẽ có tỷ lệ trích lập dự phòng phù hợp. Việc lập quỹ dự phòng là cần thiết, nó phản ánh rõ ràng và sát thực hơn, bản chất hơn giá trị khoản phải thu. Nó cũng đảm bảo cho hoạt động của Công ty đ-ợc ổn định, không bị xáo trộn và không có biến động lớn xảy ra cho lợi nhuận của Công ty - điều mà các nhà đầu t- rất quan tâm. Mặt khác việc th-ờng xuyên nhận định, đánh giá các khoản phải thu sẽ nâng cao đ-ợc nhận thức và từ đó nâng cao trách nhiệm và hiệu quả hoạt động thu nợ của Công ty.

- Quản lý hàng tồn kho

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn của Công ty cổ phần Xây dựng số 9 thuộc Tổng công ty cổ phần VINACONEX (Trang 74)