Khuyến Nghị

Một phần của tài liệu công tác xã hội với người có công với cách mạng tại xã xuân thành, huyện yên thành, tỉnh nghệ an (Trang 45 - 48)

Nhìn vào tình hình thực tế, những cái làm được cũng rất lớn nhưng những cái chưa làm được còn rất nhiều. Vì thế để làm tốt hơn công tác này đề nghị các cấp chính quyền cùng toàn thể nhân dân cùng nhau chung sức, chung lòng bằng mọi biện pháp có thể, phát huy tinh thần tương thân tương ái bù đắp một phần nào đó cho những người đã từng có công với cách mạng để họ có thể hội nhập nhanh hơn vào sự phát triển chung của đất nước.

2.1. Đối với nhà nước và chính quyền địa phương

Hiện đời sống của một bộ phận người có công còn gặp khó khăn, không có nguồn thu nhập ổn định, sự giúp đỡ của xã hội chưa đủ để giúp họ vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, chế độ trợ cấp chưa đảm bảo.Quá trình thực hiện chính sách ưu đãi người có công đã bộc lộ một số hạn chế, vướng mắc về chính sách và tổ chức thực hiện do những nguyên nhân khách quan như khó khăn việc làm chứng, xác minh để xác nhận người có công; khả năng đáp ứng của ngân sách còn hạn chế...

Nhà nước xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về ưu đãi người có công phải tương đối đầy đủ, thể chế hóa được các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người có công; tạo môi trường pháp lý thuận lợi để các cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân nâng cao nhận thức, tham gia tích cực vào việc đền ơn đáp nghĩa, chăm lo cho người có công, tạo sự đồng thuận cao, góp phần bảo đảm công bằng xã hội và tạo điều kiện thuận lợi để người có công xây dựng cuộc sống, tiếp tục khẳng định vai trò trong cộng đồng xã hội.

Đối với Quốc hội, xem xét, bổ sung vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh , hoàn thiện hơn nữa thể chế và chính sách cho người có công với cách mạng.

Cần phải có thái độ nghiêm túc và sự quyết tâm cao độ từ các cấp, các Ban ngành đoàn thể và toàn thể nhân dân trong huyện, xã trong việc nhận thức về vấn đề an sinh xã hội cho người có công với cách mạng. Phải có sự hỗ trợ, giúp đỡ đắc lực

từ phía lãnh đạo Trung ương, lãnh đạo tỉnh và các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước.

Hoàn thiện bộ máy nhà nước, tạo bước chuyển biến mạnh về cải cách hành chính, đẩy mạnh cải cách lập pháp, tư pháp, hành pháp, nâng cao chất lượng hệ thống pháp luật Việt Nam. Tiếp tục cải cách hành chính trên tất cả các khâu: thể chế, tổ chức, bộ máy, đội ngũ cán bộ công chức và hiện đại hoá nền hành chính quốc gia.

Công tác điều tra, khảo sát về người hàng nămngày càng thực hiện đảm bảo đúng quy trình, chính xác hơn về thông tin,cần lấy tiêu chí phúc lợi xã hội và lợi ích cho người có công lên hàng đầuđể tránh sự tổn thương và mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người có công với Cách mạng.

2.2. Đối với các ban nghành đoàn thể

- Các ban ngành đoàn thể cần quan tâm nhiều hơn đến cuộc sống của người có công với Cách mạng. Huy động các nguồn quỹ ngân sách để hỗ trợ người có công với cách mạng phát triển kinh tế.Đoàn thanh niên, hội phụ nữ là những tổ chức có vai trò quan trọng trong việc góp phần nâng cao hơn nữa đời sống cho người có công ở địa phương. Xung kích, tạo điều kiện và chủ động tham gia với nhà nước trong việc hoàn thiện chính sách đới với người có công với cách mạng.

- Đẩy mạnh phong trào: “Đền ơn đáp nghĩa” với đạo lý “ Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây” để kêu gọi mọi người tham gia vào công tác an sinh xã hội cho người có công, để bảo đảm cho họ có cuộc sống tốt hơn.

- Ngành Lao động thương binh và xã hội phải có trách nhiệm phối hợp với các ngành liên quan thống kê tình hình về người có công. Đồng thời phải phối hợp với các ban ngành đoàn thể quan tâm và trợ giúp hơn nữa tạo mọi điều kiện tốt nhất để đảm bảo cuộc sống tốt hơn cho những thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và những người có công với cách mạng.

- Tăng cường sự phối hợp, kết hợp của các ban nghành đoàn thể cần tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng. Chỉ có như vậy mới phát huy được sức mạnh tổng hợp của nhiều ngành, nhiều lực lượng cùng nhau làm tốt công tác thương binh, liệt sỹ, người có công với cách mạng.

- Phải thành lập ban chỉ đạo xã, thị trấn làm tốt công tác thương binh, liệt sỹ, người có công với cách mạng gồm đại diện các cấp ủy chính quyền và một số ban nghành đoàn thể liên quan như LĐTBXH, y tế giáo dục...Giao chỉ tiêu tạo nguồn

lực cho các đơn vị, các đoàn thể hay hình thức chính quyền có công văn gửi đến các doanh nghiệp, các tổ chức, kêu gọi sự đóng góp thực hiện chăm sóc những người có công với cách mạng.

2.3. Đối với người người có công với cách mạng

- Phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc các thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng phải nổ lực hơn nửa, trong thời chiến họ là những người không tiếc máu xương sẳn sàng hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc. Hòa bình lập lại với tinh thần thương binh tàn nhưng không phế họ đã nổ lực cố gắng góp phần xây dựng gia đình, quê hương giàu đẹp hơn.

- Các anh chị em thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, các vị lão thành cách mạng, các gia đình có công với đất nước phải phát huy tinh thần truyền thống tốt đẹp, vượt qua hoàn cảnh vươn lên trong cuộc sống.

- Phấn đấu trở thành tấm gương mẫu mực cho xã hội học tập noi theo, trở thành những người làm kinh tế giỏi cải thiện đời sống, làm giàu cho đất nước, tận tình giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn trong cuộc sống gặp phải.

- Nắm rõ các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là các chủ trương chính sách cho người có công với cách mạng để hiểu rỏ và hưởng được những phúc lợi mà có thể có, tránh sự thiệt thòi và không công bằng cho họ, để họ vươn lên tự tin trong cuộc sống và tiếp tục cống hiến cho quê hương, cho Tổ quốc ngày một tươi đẹp hơn.

Một phần của tài liệu công tác xã hội với người có công với cách mạng tại xã xuân thành, huyện yên thành, tỉnh nghệ an (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w