Những khó khăn

Một phần của tài liệu công tác xã hội với người có công với cách mạng tại xã xuân thành, huyện yên thành, tỉnh nghệ an (Trang 27 - 28)

TỈNH NGHỆ AN

2.3.1. Những khó khăn

Đa số NCCVCM trong mẫu nghiên cứu này thuộc nhóm người cao tuổi và họ cũng không thể tránh khỏi quy luật khách quan (tuổi cao dẫn đến thay đổi về hoạt động chức năng tâm, sinh lý, thay đổi về lao động và thu nhập, thay đổi về phạm vi, mức độ quan hệ xã hội). Chính những thay đổi này khiến cho NCCVCM gặp phải những khó khăn sau đây:

Về sinh lý: phần lớn sức khỏe NCCVCM giảm sút do sự thoái hóa tự nhiên của các tế bào dẫn tới: suy giảm quá trình đồng hóa, dị hóa và hoạt động của các cơ quan nội tạng; cơ bắp bị nhão; xương do bị vôi hóa nhiều nên dòn và dễ gãy, đi lại khó khăn; trí nhớ ngán hạn giảm sút trong khi đó trí nhớ dài hạn vẫn ở mức độ cao, dễ mắt bệnh đãng trí hay bệnh mất trí, khả năng tư duy kém.; chất lượng hoạt động của cơ quan cảm nhận bị suy giảm (mắt kém, nặng tai...)

Về tâm lý: về mặc tâm lý NCCVCM có nhiều biến đổi phức tạp nhất là giao đoạn đầu bước vào tuổi cao họ chưa kịp thích ứng: do sự từng trải khiến cho họ khó chấp nhận cái mới, khó thay đổi ý kiến chính điều này đã khiến cho họ và con cháu khó hài hòa với nhau; phần lớn do giảm khả năng trí tuệ khiến cho một số người có thể cảm thấy bất lực, mất tự chủ, nhạy cảm…. Cho nên đôi lúc họ tự giận bản thân mình và giận người khác và từ chối sự giúp đỡ mặt dù hoàn cảnh của họ rất cần sự giúp đỡ; một số luôn có tâm lý lo âu, buồn chán, đôi khi họ cảm thấy chán sống nhất là những người có bệnh nặng.

Về mặt xã hội: do đi lại khó khăn và sức khỏe giảm sút nên quan hệ xã hội của họ bị thu hẹp đáng kể; xã hội thường có quan niệm cứng nhắt, đôi khi sai lệch về họ chẳng hạn như quan niệm người cao tuổi thì yếu và vô ích không còn đóng góp trong xã hội (ở đó xã hội còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được các nhu cầu

cần thiết của họ như ăn, ở, khám chữa bệnh); sự thay đổi nhanh chóng của xã hội bên ngoài, dễ làm cho họ có thể cảm thấy những hiểu biết, giá trị của mình là lỗi thời và dễ tạo cảm giác bị cô lập, bi quan.

Như đã đề cập trong phần tổng quan về xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, cho nên vấn đề chăm sóc sức khỏe cho NCCVCM. Bên cạnh đó điều kiện kinh tế của xã còn nghèo, kinh phí cho các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người dân thấp, cơ sở vật chất, trang thiết bị của hệ thống y tế vừa thiếu vừa yếu. Do điều kiện giao thông không thuận lợi nên việc đi lại chữa bệnh rất khó khăn.

Các công văn về việc thực hiện chính sách cho NCCVCM do cấp trên gửi về xã đôi khi không rõ ràng, không thống nhất, quá cứng nhắc không phát huy được tính linh động của xã trong quá trình thực hiện.

Một số NCCVCM chưa nhận thức một cách đầy đủ, đúng đắn về vai trò ý nghĩa của sức khỏe cũng như những kiến thức để chăm sóc sức khỏe tốt cho nên, họ rất dễ mắt bệnh chỉ cần một tác nhân nhỏ từ bên ngoài.

Thiếu sự đồng bộ trong quá trình thực hiện các công văn chính sách ở mỗi nơi thực hiện mỗi kiểu, thiếu sự phối hợp liên ngành, thiếu sự phối hợp giữa các tổ chức, đoàn thể cá nhân.

Thiếu sự kiểm tra giám sát của cán bộ lãnh đạo cấp trên dẫn đến thực trạng một số cán bộ ở thôn làm sai, sót đối tượng được hưởng chính sách.

Các loại hình hoạt động của các tổ chức, đoàn thể, chính quyền địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần cho NCCVCM thiếu đa dạng, phong phú chưa thu hút được sự quan tâm, tham gia của đông đảo NCCVCM.

Thiếu nguồn nhân lực – những người có trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.

Những khó khăn này sẽ là thử thách, cản trở công tác chăm sóc sức khỏe cho NCCVCM. Tuy nhiên, bên cạnh những khó khăn đó, xã cũng có rất nhiều thuận lợi và tiềm năng để nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác chăm sóc sức khỏe cũng như cải thiện và nâng cao đời sống cho NCCVCM.

Một phần của tài liệu công tác xã hội với người có công với cách mạng tại xã xuân thành, huyện yên thành, tỉnh nghệ an (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w