CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TẠI XÃ XUÂN THÀNH HUYỆN YÊN THÀNH TỈNH
3.5.3. Tiến trình của CTXH cá nhân bao gồm các hoạt động sau:
Giai đoạn 1: Tiếp cận thân chủ
Trong quá trình khảo sát tại cơ sở được sự đồng ý của xóm trưởng xóm 3, vào ngày 05/05/2014 nhân viên CTXH đã đến nhà bác Thái Duy Khang để gặp gỡ và làm quen với bác.
Nhân viên CTXH giới thiệu về mình, công việc của mình cũng như giới thiệu về vấn đề nhân viên CTXH được biết về thân chủ và gia đình, mong muốn giúp đỡ để thân chủ và gia đình được tốt hơn.
Giai đoạn 2: Nhận diện vấn đề của thân chủ
Ngôi nhà 2 gian của bác Thái Duy Khang nằm ngay bên cạnh nhà Văn Hóa của xóm , trong ngôi nhà không có giá trị gì lắm ngoài chiếc ti vi 14 inch để xem thời sự hàng ngày , 1 đài cátsec đã cũ, 2 con lợn con... Được biết gia đình bác thuộc diện hộ nghèo.
Đã từng xông pha chiến trường đối diện với cái chết, trước kia là một người lính, nay là một cựu chiến binh, mái tóc có 2 màu, bên cạnh mình lúc nào cũng là chiếc nạng gỗ để thay thế cho đôi chân khỏe mạnh ngày xưa đã từng băng rừng lội suối đi khắp các chiến trường. Với bộ quàn áo giản dị đã cũ, nhưng đó là bộ đồ đẹp nhất của bác để nặc khi có khách đến nhà chơi. Lúc gặp bác tôi rất vui, giọng nói trầm ấm và cử chỉ thân thiện đã làm cho nhân viên CTXH có cảm giác gần gũi như bước đầu nhận được sự hợp tác của bác.
Tuy nhiên khi nói đến vấn đề kinh tế của gia đình bac lại rất buồn và trầm tư. Mong muốn lớn nhất của bác là kinh tế gia đình được cải thiện và ổn định, lúc đó vợ bác mới hêt khổ vàcô con gái út mới có điều kiện học hành đến nơi đến chốn.
Giai đoạn 3: Thu thập thông tin
Theo báo cáo của ban chính sách xã Xuân Thành thì trước đây gia đình bác thuộc diện hộ nghèo, năm 2014 nằm trong trường hợp tái nghèo.
Trong quá trình vấn đàm nhân viên CTXH đã thu thập được một số thông tin từ gia đình bác như sau:
nhiều khó khăn về kinh tế, thu nhập của gia đình chủ yếu dựa vào 3 sào ruộng, phụ thuộc nhiều vào thời tiết, nghề phụ thì không có, thêm vào đó cơ thể của bác hay đau yếu, khả năng lao động bị hạn chế rất nhiều. Mặt khác còn phải chi thêm tiền để mua thuốc thang mỗi khi thời tiết thất thường.
Gia đình có 5 người: Cô con gái đầu đi lấy chồng xa đã cắt hộ khẩu, ông bố đã già yếu không còn khả năng lao động và hay đau yếu, hai vợ chồng và cô con gái út hiện đang theo học lớp 8.
Hàng xóm xung quanh cũng thường xuyên đến chơi thăm hỏi động viên tinh thần, còn về mặt vật chất thì không thể giúp đỡ được vì ở nông thôn mọi người còn gặp nhiều khó khăn.
Bác tâm sự rằng: “ Nhiều lúc cũng buồn lắm! Muốn được làm việc cho vui, cho khuây khỏa, giúp đỡ vợ con được phần nào mà sức khỏe thì kém, không biết công việc nào phù hợp với khả năng lao động của mình. Thấy bác gái (vợ bác) phải lam lũ, vất vả làm việc một mình thấy cực lắm. Cô con gái út thương bố mẹ cũng cố gắng làm việc không có thời gian học hành. Bác thương con lắm nhưng không biết làm thế nào. Nhiều khi thấy mình là trụ cột gia đình mà không làm được việc gì, thấy mình bất lực quá...”
Giai đoạn 4:Chẩn đoán
Trong quá trình thu thập thông tin nhân viên CTXH thấy rằng khó khăn lớn nhất của gia đình bác Thái Duy Khang bây giờ là nguồn lực để phát triển kinh tế gia đình, vốn đầu tư sản xuất nhằm mục đích thoát nghèo là rất hạn chế, thiếu cả nguồn lực và vật lực.
Gia đình bác cần có một mô hình sản xuất kinh tế phù hợp với sức khỏe và tình hình kinh tế của gia đình. Cần được sự giúp đỡ của bà con lối xóm cũng như các cấp chính quyền, đồng thời với sự nổ lực của bác và gia đình thì một ngày không xa gia đình bác sẽ được thoát nghèo.
Giai đoạn 5:Lập kế hoạch giúp đỡ
Sau khi nhận diện được vấn đề, thu thập thông tin, đánh giá và chuẩn đoán nhân viên CTXH đã vạch ra kế hoạch giải quyết vấn đề của bác Thái Duy Khang như sau:
- Xác định mục đích
+ Sức khỏe của bác tốt hơn + Đi lại dễ dàng hơn
+ Kinh tế gia đình cải thiện và thoát được nghèo - Lựa chọn giải pháp
Theo nhân viên CTXH mục đích cuối cùng của bác Thái Duy Khang là kinh tế gia đình thoát được nghèo thì giải pháp đầu tiển là cải thiện được tình hình sức khỏe. Nhờ sự giúp đỡ, can thiệp của chính quyền địa phương cấp cho bác một chiếc xe lăn làm phương tiện đi lại cho dễ dàng.
Giúp bác tham khảo những mô hình làm kinh tế cho thương bệnh binh đã được áp dụng ở các địa phương khác để bác lựa chọn mô hình phù hợp với mình và gia đình.
Nhờ chính quyền địa phương tạo việc làm cho bác bằng cách: + Tạo điều kiện cho bác theo học lớp mây tre đan xuất khẩu + Đầu tư vốn để bác phát triển kinh tế tại gia.
Giai đoạn 6:Thực hiện kế hoạch
Gồm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: bác Thái Duy Khang phải được khám chữa bệnh, phục hồi phần nào sức khỏe, nhờ sự giúp đỡ của bà con lối xóm, chính quyền và cơ quan bệnh viện. Miễn giảm tiền khám chữa bệnh cho bác thông qua chính sách hộ nghèo và thương bệnh binh. Đồng thời cấp cho bác một phương tiện đi lại.
- Giai đoạn 2: Tạo công ăn việc làm cho bác Thái Duy Khang
Vì do điều kiện sức khỏe, đi lại khó khăn, nguồn nhân lực trong gia đình cũng như nguồn vốn bị hạn chế nên lựa chọn nghề làm chổi tại gia là phù hợp nhất đối với điều kiện gia đình bác thông qua các khâu sau:
+ Cho bác vay vốn
+ Dạy cho bác kỹ thuật làm các loại chổi + Tìm nguồn nguyên liệu cung ứng + Tìm đầu ra cho sản phẩm
Giai đoạn 7: Lượng giá và kết thúc
Mục đích rất rõ ràng. Mục tiêu có đạt được hay không là phụ thuộc rất lớn vào khả năng của bác và gia đình. Nhưng nhân viên CTXH tin rằng sau khi sức khỏe của bác đã được cải thiện, có một số nguồn lực cơ bản bằng việc làm chổi kết hợp với chăn nuôi và trồng trọt, kinh tế gia đình của bác sẽ thay đổi theo chiều
hướng tích cực.
Thông qua hoạt động công tác xã hội cá nhân đã giúp cho nhân viên CTXH tạo lập được mối quan hệ với thân chủ và gia đình thân chủ một cách tích cực, tạo lập được niềm tin, sự cảm thông sâu sắc tới thân chủ. Đồng thời giúp cho gia đình được hạnh phúc và vui vẻ hơn.
Ngoài ra CTXH cá nhân với trường hợp thân chủ như trên đã giúp tạo lập mối quan hệ khăng khít.
Ít với cán bộ, chính quền và cộng đồng với các gia đình có những vấn đề khó khăn trong địa phương để có phương hướng giải quyết kịp thời.