Giải quyết:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp về vấn đề thương hiệu của các doanh nghiệp việt nam trên thị trường trong nước và thế giới (Trang 88 - 93)

II Những vấn đề tồn tạ

2.1.2.2Giải quyết:

Các doanh nghiệp bị xâm phạm thương hiệu phải gánh chịu những hậu quả hết sức nặng nề. Họ mất quyền sử dụng thương hiệu của chính mình khi xuất hàng hoá sang thị trường mà tại đó thương hiệu của họ bị doanh nghiệp khác đăng ký độc quyền. Nguy hại hơn, họ có thể mất cả thị trường. Vì vậy, các doanh nghiệp bị xâm hại thương hiệu phải rất thận trọng để tìm cách giải quyết:

+Khởi kiện:

Một số doanh nghiệp Việt Nam bị xâm phạm thương hiệu ở thị trường nước ngoài đã kiên quyết theo kiện để đòi lại thương hiệu của mình như công ty sữa Việt Nam (Vinamilk), công ty Cầu Tre, công ty Mỹ phẩm Sài Gòn đã đề cập đến ở phần trên. Gần đây là trường hợp là của Tổng công ty thuốc lá Việt Nam (Vinataba) đã giành lại thương hiệu bị đăng ký tại Campuchia.

Năm 2001, khi tiến hành làm thủ tục đăng ký thương hiệu Vinataba ra nước ngoài, Tổng công ty thuốc lá Việt Nam đã phát hiện thương hiệu

Vinataba đã bị công ty Sumatra của Inđonexia - một đối tác của Vinataba qua 3 công ty con của mình đã đăng ký và làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu Vinataba ở 14 nước trong đó đã được cấp giấy đăng ký tại 6 nước là campuchia, Lào, Thái Lan, Malayxia, Indonexia, Hongkong. Vinataba đã cùng đại diện SHTT của mình là công ty Phạm và Liên danh thực hiện việc kiện đòi lại nhãn hiệu của mình. Các bằng chứng, dữ liệu được đưa ra nhằm khẳng định tên Vinataba gắn liền với quá trình sản xuất, kinh doanh của Tổng công ty, thậm chí còn là tên thương mại viết tắt của Tổng công ty trong giao dịch quốc tế và được nhiều hãng thuốc lá biết tới từ nhiều năm trước đây. Ngoài ra cũng chứng minh được công ty Sumatra -đơn vị vi phạm là một đối tác của Vinataba, đã từng gặp gỡ, trao đổi làm ăn với Vinataba, biết thương hiệu Vinataba là của Tổng công ty thuốc lá Việt Nam. Sumatra đăng ký thương hiệu của đối tác là hành vi không trung thực.

Thị trường Campuchia được Vinataba chọn đầu tiên trong chiến dịch đòi lại thương hiệu bởi Vinataba đã xác định đây là thị trường tiềm năng và dễ xảy ra vi phạm tổ chức sản xuất thuốc là mang nhãn hiệu Vinataba tại Campuchia rồi tuồn lậu sang bán tại Việt Nam. Ngày 25/9/2002, Bộ Thương mại Campuchia ra quyết định huỷ bỏ giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá cấp cho nhãn hiệu Vinataba đứng dưới tên công ty P T Putra Staba Industrie. Hiện cơ quan này đang xem xét đơn đăng ký của Tổng công ty thuốc lá Việt Nam cho nhãn hiệu Vinataba “chính chủ”. Trong vòng vài tháng tới, Vinataba có thể sẽ nhận được giấy chứng nhận cho thương hiệu của mình.

Tổng công ty thuốc lá Việt Nam sẽ tiếp tục tiến hành giành lại thương hiệu của mình đã bị đăng ký.

Tuy nhiên, việc theo kiện ở thị trường nước ngoài đối với các doanh nghiệp Việt Nam còn rất nhiều khó khăn:

-Việt Nam chưa được công nhận là nước có nền kinh tế thị trường.

Theo Vụ Pháp chế, Bộ thương mại, một trong những khó khăn lớn nhất hiện có rất ít nước trên thế giới công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường. Theo một chuyên viên Bộ Thương mại, việc đấu tranh để được công nhận là nước có nền kinh tế thị trường rất khó, có liên quan đến nhiều các vấn đề chính trị. Điều này gây nhiều thiệt hại cho các doanh nghiệp Việt Nam trong các vụ tranh tụng. Ví dụ, Colombia khi điều tra đã lấy giá gạo xuất khẩu của Thái Lan so sánh với giá gạo của Việt Nam, Canada so giá tỏi Việt Nam với giá tỏi của Mexico. Cách làm đó không công bằng với hàng hoá Việt Nam. Hay như trong vụ kiện về cá tra, cá basa xôn xao dư luận hiện nay, CFA (Hiệp hội chủ trại cá nheo Mỹ) đã lập luận rằng nền kinh tế Việt Nam không hoạt động theo kinh tế thị trường. Phía Việt Nam khẳng định: nền kinh tế Việt Nam nói chung, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, các basa nói riêng luôn hoạt động theo cơ chế thị trường. Hiệp hội chế biến thuỷ sản Việt Nam (VASSEP) chính thức đề nghị Bộ Thương mại Mỹ tổ chức cuộc điều trần công khai về nền kinh tế thị trường của Việt Nam vào cuối tháng 10/2002.

Một thông tin quan trọng từ phía Trung tâm kiểm tra chất lượng và vệ sinh thuỷ sản-Bộ thuỷ sản (Nafiqacen), Liên minh Châu Âu (EU), chính thức công bố quyết định 2002/707/EC về việc ngưng kiểm tra bắt buộc 100% các lô tôm MC từ Việt Nam về dư lượng kháng sinh từ 6/10/2002. EU cũng công nhận Việt Nam là một trong số nước xuất khẩu thuỷ sản nằm trong danh sách nhóm 1 vào thị trường này. Có nghĩa EU mặc nhiên công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường. Điều này rất quan trọng

bởi khi xác định được chỉ tiêu này, nếu có tranh chấp pháp lý về kinh tế, các nước sẽ áp dụng luật định với Việt Nam như nước có nền kinh tế thị trường.

Trong các vụ tranh tụng, các doanh nghiệp Việt Nam thiếu tính chuyên nghiệp, thiếu chuyên gia giỏi, thiếu nhiều kiến thức đặc biệt về pháp luật.

Đây là tình trạng chung của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam. Khác với các doanh nghiệp nước ngoài, khi tham gia vào thương trường, hiểu biết về pháp luật cuỉa các doanh nghiệp Việt Nam rất yếu kém. Nếu các doanh nghiệp nước ngoài đều thuê luật sư riêng để tư vấn, bảo vệ doanh nghiệp thì các doanh nghiệp Việt Nam không hề nghĩ đến vấn đề này. Vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam rất lúng túng, thiếu kinh nghiệm trong các vụ kiện tụng quốc tế. Ví dụ như Petrol Việt Nam, khi phóng viên VASC orient gọi điện thông báo việc Petrol Việt Nam bị một doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ thì trợ lý Tổng giám đốc hoàn toàn bị bất ngờ và hoỉ lại rằng: “Chúng tôi phải làm gì?”! Họ thật sự không biết phải đối phó ra sao.

-Thiếu kinh phí.

Đây cũng là một trở ngại rất lớn của các doanh nghiệp Việt Nam vì sự tranh chấp về thương hiệu rất tốn kém. Theo nhiều luật sư là Việt kiều ở Mỹ thì trung bình chi phí cho thủ tục tố tụng cho đến khi tranh cãi trước toà thường ít nhất là 100.000 USD, và có khi lên tới hàng triệu USD mà vẫn chưa chắc thắng kiện. Một số doanh nghiệp Việt Nam đã phải bỏ ra những khoản tiền rất lớn mà không phải doanh nghiệp nào cũng có thể lo được để đòi lại thương hiệu.

Ngoài việc khởi kiện, các doanh nghiệp cũng có thể phải cân nhắc lựa chọn giải pháp bỏ tiền để chuộc lại nhãn hiệu của mình. Ví dụ trường hợp của Petrol Việt Nam, chắc chắn kẻ lợi dụng đã biết đây là một nhãn hiệu có tiếng tăm rất lớn ở nước ta. Có thể họ sẽ không bao giờ sản xuất, kinh doanh gì dưới cái tên đó là mục đích ở đây là để bắt chuộc lại thương hiệu vì biết ta rất cần. Còn trường hợp của công ty Mỹ phẩm Sài Gòn, hàng đang bán chạy tại Đức thì bị một nhà phân phối bên đó đăng ký luôn nhãn hiệu và ra giá tiền chuộc 20.000 USD. Sau khi thương lượng, cuối cùng tiền chuộc thoả thuận còn 5.000 USD.

* Đổi tên thương hiệu.

Giải pháp cuối cùng là doanh nghiệp buộc phải đổi tên thương hiệu, dù chẳng biết đến bao giờ thương hiệu với có được chỗ đứng như thương hiệu trước trên thị trường. Đó là kinh nghiệm đau đớn mà không ít doanh nghiệp Việt Nam đã phải nếm trải. Ví dụ như trường hợp cá tra, cá basa xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Trước sự ưu ái của người tiêu dùng Mỹ, các chủ trại nuôi các heo sở tại lo lắng, thế là họ tiến hành chiến dịch bài xích, tuyên truyền... và cử cả đoàn sang kiểm sát về môi trường nuôi cá ở Việt Nam nhưng không thể tìm thấy chứng cớ có lý gì để loại bỏ cá da trơn Việt Nam sang Mỹ. Tiếp đó, bằng sự “vận động hành lang” hiệp hội chủ trại cá heo Mỹ (CFa) và các trang chủ dộc lập đã gây sức ép với quốc hội áp dụng hai đạo luật ngân sách nông nghiệp và an ninh trang trại trong đó không cho cá tra, cá basa Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ với nhãn hiệu Catfish ở tất cả các khâu xuất khẩu, bán buôn, bán lẻ...Trước áp đặt vô lý đó, các doanh nghiệp Việt Nam đã phải đặt tên khác cho sản phẩm của mình là basafish. Đây là một thiệt thòi rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam bởi lẽ ra họ hoàn toàn được sử dụng nhãn hiệu đó vì catfish là tên chung cho các loại cá da trơn

trên thế giới, sự thiệt thòi còn lớn hơn khi thương hiệu Catfish Việt Nam đã “quen hơi, bén tiếng”, thực sự tìm được chỗ đứng ở thị trường Mỹ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp về vấn đề thương hiệu của các doanh nghiệp việt nam trên thị trường trong nước và thế giới (Trang 88 - 93)