Nguồn trong nước:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp về vấn đề thương hiệu của các doanh nghiệp việt nam trên thị trường trong nước và thế giới (Trang 27 - 31)

Việt Nam cũng như đa số các quốc gia trên thế giới chưa có đạo luật riêng về tư pháp quốc tế. Các quy phạm điều chỉnh những quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được chứa đựng trong nhiều văn bản khác nhau, các văn bản đó cũng đồng thời là nguồn của các ngành luật khác.

Nguồn trong nước điều chỉnh quan hệ về SHCN bao gồm các văn bản luật và dưới luật do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự do pháp luật quy định, chứa đựng các quy phạm điều chỉnh các quan hệ về SHCN.

*Cũng như hệ thống luật Việt Nam nói chung, pháp luật về SHCN của Việt Nam đã có sự phát triển, hoàn thiện phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của đất nước, có thể đánh giá như sau:

-Giai đoạn từ 1954 đến 1975: Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành hai miền với các chế độ khác nhau, ở miền Bắc chưa có pháp luật bảo hộ quyền SHCN, ở miền Nam một số đối tượng SHCN được bảo hộ như sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá (theo luật số 12/57 ngày 01.08.1957 và luật số 13/57 ngày 01.08.1957 của nguỵ quyền Sài Gòn). Ngoaì ra nguỵ quyền Sài Gòn còn có luật số 14/59 ngày 11.06.1959 về chống sản xuất hàng giả.

-Giai đoạn từ 1975 đến 1981: Sau giải phóng hoàn toàn miền Nam và thống nhất đất nước việc bảo hộ pháp lý quyền SHCN tạm thời bị gián đoạn cho đến năm 1981.

-Giai đoạn từ 1981 đến 1989: Các đối tượng SHCN như sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, giải pháp hữu ích lần lượt được bảo hộ. Tuy nhiên việc bảo hộ các đối tượng SHCN nói trên mới chỉ dựa trên các văn bản pháp lý do Chính phủ ban hành.

-Giai đoạn từ 1989 đến nay với pháp lệnh bảo hộ SHCN được công bố theo Lệnh số 13 LCT/HĐNN ngày 11.02.1989 đã mở ra một giai đoạn mới trong lĩnh vực bảo hộ SHCN tại Việt Nam. Việc bảo hộ SHCN được thực hiện trên cơ sở văn bản pháp luật do cơ quan thường trực của bộ máy lập pháp ban hành với những thay đổi lớn về chế độ bảo hộ như Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu cá nhân đối với các đối tượng SHCN khác.

*Hệ thống các văn bản pháp luật đã ban hành về SHCN theo hiệu lực, thẩm quyền ban hành bao gồm:

-Hiến pháp nước Cộng hoà xã hộ chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá VIII, kỳ họp thứ 11, thông qua ngày 15 tháng 4 năm 1992 có hiệu lực từ 18.4.1992 (Công bố theo Lệnh số 68LCT/HĐNN ngày 09.11.1995 của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam). Hiến pháp năm 1992 là nguồn quan trọng nhất.

-Các đạo luật do quốc hội ban hành:

Bộ luật dân sự nước CHXHCN Việt Nam được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 8, thông qua ngày 28 tháng 10 năm 1995 có hiệu lực từ 01.07.1996 (Công bố theo Lệnh số 44L/CTL ngày 09.11.1995 của chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam). Bộ luật dân sự là văn bản mới ban hành có phần 6 quy định về quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) và chuyển giao công nghệ, và một phần quy định việc điều chỉnh các quan hệ

dân sự có yếu tố nước ngoài (phần 7) trong đó chứa đựng các nguyên tắc, định nghĩa, và các qui phạm xung đột (Điều 827) áp dụng pháp luật dân sự CHXHCN Việt Nam, điều ước quốc tế, tập quán quốc tế và pháp luật nước ngoài..

Một số văn bản pháp luật khác cũng chứa đựng các quan hệ SHCN. Ví dụ như Luật khuyến khích đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã có những quy định về tội phạm và hình phạt cũng đã quy định những tội danh như tội làm lộ bí mật công tác, tội sản xuất và tiêu thụ hàng giả, tội gián điệp...cũng thể hiện mục tiêu bảo vệ các quan hệ SHCN được Nhà nước bảo hộ..

-Các pháp lệnh của Uỷ ban thường vụ Quốc hội như: Pháp lệnh bảo hộ quyền SHCN (Công bố theo lệnh số 13-LCT/HĐNN ngày 11.02.1989 của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước-nay là uỷ ban thường vụ Quốc hội-đã hết hiệu lực từ 01.07.1996). Các pháp lệnh khác như pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính có các quy định về xử phạt hành chính các hành vi xâm phạm quyền SHCN...

-Các nghị định của Chính phủ ban hành kèm theo các điều lệ như: +Điều lệ về nhãn hiệu hàng hoá (Ban hành kèm theo Nghị định số 197-HĐBT ngày 14.12.1982, được sửa đổi bổ sung theo Nghị định số 84- HĐBT ngày 20.03.1990 của HĐBT).

+Điều lệ về mua bán quyền sử dụng sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá và bí quyết kỹ thuật (gọi tắt là điều lệ mua bán lixăng-Ban hành kèm theo nghị định số 201-HĐBT ngày 28.12.1988 của HĐBT).

-Thông tư của các Bộ (Do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành hoặc phối hợp với các Bộ khác ban hành) như:

+Thông tư số 173 SC ngày 17.10.1991 của Uỷ ban khoa học Nhà nước hướng dẫn thi hành Nghị định số 84-HĐBT ngày 20.03.1990 của Hội đồng bộ trưởng)

+Thông tư số 437/SC ngày 22.07.1989 của Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn xét xử một số tranh chấp về quyền SHCN.

+Thông tư số 437/SC ngày 19.03.1993 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường hướng dẫn bổ sung về việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá.

-Nhiều văn bản pháp quy về trình tự, thủ tục đăng ký bảo hộ các đối tượng SHCN do Cục SHCN ban hành.

Với một vấn đề vô cùng quan trọng và phức tạp như quyền SHCN thì hệ thống các quy phạm pháp luật trong các văn bản nói trên là không thể đầy đủ, chưa đáp ứng được các nhu cầu thực tế điều chỉnh pháp lý các quan hệ SHCN; đó là chưa nói đến một số văn bản đã hết hiệu lực như Pháp lệnh bảo hộ quyền SHCN, dẫn tới việc các văn bản pháp quy ban hành trên cơ sở Pháp lệnh này về nguyên tắc hiện nay cũng đã đương nhiên mất hiệu lực thi hành. Riêng Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết về SHCN nhằm hướng dẫn thi hành các quy định tại chương II Phần thứ 6 của Bộ luật dân sự là văn bản mới được ban hành.

-Nghị định 06/2001/NĐ-Chính phủ ngày 1/2/2001 sửa đổi bổ sung Nghị định63/CP ngày 24/10/1996 của Chính phủ.

Ngoài ra vấn đề bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá còn được đề cập đến trong các văn bản pháp luật hiện hành khác như: Luật đầu tư nước ngoài năm 2000, Luật thương mại Nhà nước năm 1997...

Các quy định pháp luật hiện hành: a, Đối tượng bảo hộ:

Nhãn hiệu hàng hoá: phải được tạo thành từ một, một số hoặc một tổng thể những yếu tố độc đáo, dễ nhận biết; không trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu hàng hoá của người khác đã được bảo hộ.

Những đối tượng SHCN khác.

Những dấu hiệu không được Nhà nước Việt Nam bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu hàng hoá là những dấu hiệu không có khả năng phân biệt (hình hoạ đơn giản, âm thanh mùi vị...); là dấu hiệu biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hoá thuộc bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi. Điều 6 trong nghị định 63/Chính phủ cũng quy định tương tự Điều 6ter trong công ước Paris về việc không cho phép đăng ký những dấu hiệu giống hoặc tương tự hình quốc kỳ, quốc huy của Việt Nam và của các nước .

Một phần của tài liệu Một số giải pháp về vấn đề thương hiệu của các doanh nghiệp việt nam trên thị trường trong nước và thế giới (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w