II. Nhóm các giải pháp vi mô.
2. Tích cực xây dựng và thực hiện chiến lược xây dựng, bảo vệ thương hiệu.
2.3 Trong trường hợp bị xâm phạm thương hiệu phải cân nhắc lựa chọn giải pháp hữu hiệu nhất.
lựa chọn giải pháp hữu hiệu nhất.
Trước hết các doanh nghiệp cần nhận thức đầy đủ vai trò của mình trong công tác đấu tranh chống vi phạm nhãn hiệu hàng hoá vì quyền và lợi ích hợp pháp, uy tín và thị phần của doanh nghiệp. Từ đó hành động tích cực trong việc hợp tác với các cơ quan chức năng trong cuộc đấu tranh này.
Các doanh nghiệp phải có bộ phận chuyên trách về sở hữu công nghiệp, vì các cơ quan chức năng không đủ lực lượng để phát hiện hộ. Chúng ta cần học tập các doanh nghiệp nước ngoài, họ có những người chuyên phụ trách vấn đề này, kiểm soát thị trường để phát hiện các vụ vi phạm họ thu thập đầy đủ bằng chứng rồi mới nhờ đến bàn tay của các cơ quan chức năng.
Để tự bảo vệ mình khỏi nạn làm hàng giả các doanh nghiệp hãy thực hiện xác lập quyền sở hữu của mình, thực hiện dán tem chông hàng giả, tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ, quản lý chặt chẽ hệ thống bán hàng, theo dõi và phát triển những sản phẩm có dấu hiệu làm giả.
Trong trường hợp bị xâm phạm, các doanh nghiệp phải kiên quyết đấu tranh để bảo vệ mình và người tiêu dùng, tránh tâm lý e ngại, sợ ảnh hưởng đến doanh thu, sợ tốn kém, bởi tính toán cái được cái mất trước mắt mà không tính đến lâu dài. Bên cạnh các biện pháp như khởi kiện, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng những biện pháp phụ trợ như khuyến cáo trên báo để thông tin rộng rãi về việc vi phạm của doanh nghiệp kia và yêu cầu họ chấm dứt ngay hành động này cùng với ảnh chụp sản phẩm mang nhãn hiệu xâm phạm để tránh sự hiểu lầm cho khách hàng.
Trong trường hợp thương hiệu bị doanh nghiệp nước ngoài đăng ký trộm, doanh nghiệp sẽ phải cân nhắc một cách kỹ càng để giải quyết một cách hợp lý nhất. Doanh nghiệp có thể thương lượng với phía bên kia theo hướng bỏ ra một số tiền để chuộc lại quyền sở hữu đối với nhãn hiệu. Nếu không thương lượng hoặc không đạt được thương lượng thì có thể khởi kiện. Ngoài ra doanh nghiệp còn có thể phải đổi tên thương hiệu nếu hai biện pháp trên quá tốn kém so với việc xây dựng một thương hiệu mới.
Kết luận
Hiện nay thương hiệu đang là một vấn đề vô cùng cấp thiết, mang ý nghĩa sống còn đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Hơn thế nó không chỉ là vấn của các doanh nghiệp mà được cả xã hội quan tâm, theo dõi, thực sự là hiện tượng kinh tế nóng bỏng của đất nước trong thời gian gần đây.
Chúng ta nói đến vấn đề thương hiệu quá muộn so với các doanh nghiệp trên thế giới. Chúng ta cũng hoàn toàn bị động sau khi hàng loạt các thương hiệu của Việt Nam bị xâm hại ở trong nước và nước ngoài, sau nhiều thiệt thòi mất mát chúng ta mới thực sự giật mình vì từ trước đến nay đã bỏ qua một yếu tố quan trọng có tính chất quyết định như thế trong cuộc cạnh tranh gay gắt trên thương trường. Từ các cơ quan chức năng, doanh nghiệp đến người tiêu dùng đều rất thiếu hiểu biết về thương hiệu, còn về hành động thì hầu như các doanh nghiệp hoàn toàn chưa có hành động nào cho vấn đề này mà chỉ chú ý đến yếu tố chất lượng. Có chăng chỉ là những hoạt động manh mún, thiếu kế hoạch và tính chuyên nghiệp. Vì vậy mà chúng ta không có được thương hiệu nào thực sự nổi tiếng trên quốc tế dù nhiều sản phẩm của chúng ta được người tiêu dùng yêu thích và lựa chọn. Ngay tại thị trường trong nước, các thương hiệu của chúng ta cũng thực sự bị lép vế trước các thương hiệu nước ngoài. Vậy là giờ đây chúng ta mới chập chững những bước đi đầu tiên trên con đường xây dựng và bảo vệ thương hiệu.
Tuy muộn nhưng chúng ta vẫn có thể thành công nếu ngay từ bây giờ các doanh nghiệp được trang bị nhận thức đúng đắn về tài sản vô hình có giá trị to lớn này và bảo vệ nó. Trước hết các doanh nghiệp phải nắm vững các quy định của pháp luật Việt Nam cũng như các nước mà doanh nghiệp định đăng ký bảo hộ thương hiệu về vấn đề này. Lập một kế hoạch xây dựng
và phát triển thương hiệu một cách bài bản và lâu dài. Các cơ quan chức năng, các đơn vị thông tin đại chúng cũng cần hỗ trợ doanh nghiệp thông qua việc tổ chức các hội thảo, các hoạt động xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin, hỗ trợ về kinh phí... “Vạn sự khởi đầu nan” nhưng với quyết tâm và hành động đúng đắn, chắc chắn các doanh nghiệp Việt Nam sẽ vượt qua những bước đầu khó khăn để tiến nhanh, tiến xa hơn nữa, góp phần tích cực đưa nền kinh tế đất nước phát triển mạnh mẽ và vững chắc.
Tài liệu tham khảo
1.Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 2.Bộ Luật dân sự nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1995
3.Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp năm 1989
4.Điều lệ về nhãn hiệu hàng hoá năm 1982, sửa đổi bổ sung năm 1990
5. Thông tư số 437/ SC ngày 19 tháng 3 năm 1993 của Bộ Khoa học Công nghệ và môi trường hướng dẫn bổ sung về việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
6.Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp (Bản dịch từ “Paris convention for the protection of industrial property” WIPO publication number 201 (E) WIPO Geneve 1993)
7.Thoả ước Madrid về đăng ký quốc tế về nhãn hiệu hàng hoá
8.Nice Agreement (1957) concerning the International classification of Goods and Services for the Pupose of the Registration of Marks ( Hiệp ước về việc phân loại quốc tế về hàng hoá và dịch vụ phục vụ cho mục đích đăng ký các nhãn hiệu).
10.Philip . R . Cateora, 9 edition, International Marketing.
11.Al Ries, 3 edition, “The 22 Immutable Laws of Branding” (22 nguyên tắc bất biến về xây dựng thương hiệu).
12.Thời báo Kinh tế Việt Nam, các số: 115 (năm 2000); 88, 93, 104, 106, 110, 124, 126 (năm 2002).
13.Thời báo Kinh tế Sài Gòn, các số: 18, 19, 20, 22, 28, 30, 32 (năm 2002).
14.Báo Hải quan, các số: 56, 79, 80 (năm 2002).
15.Báo Diễn đàn doanh nghiệp, các số: 57, 59, 61, 63, 67, 69, 70, 77, 79, 83, 85 (năm 2002).
16.Báo Doanh nghiệp, các số: 18, 21, 32, 34, 37 (năm 2002). 18. Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh ngày 1/8/2002. 17. Báo Người lao động, các số: 16/9/2002, 17/9/2002.
19. Báo Sài Gòn tiếp thị, các số: 21, 28, 31, 33, 48 (năm 2002) 20.Cùng các báo và tạp chí: báo Kinh tế Sài Gòn, tạp chí Thương
Mại, báo Pháp luật, báo Công nghiệp Việt Nam, báo Đời sống và pháp luật, báo Thương mại, thời báo Tài chính Việt Nam, báo Thanh niên, báo Đầu tư, báo Kinh doanh và tiếp thị, tạp chí ý tưởng sản phẩm...