Công nghệ ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động ngân hàng, mang đến những tiện ích cho người sử dụng, nó cho phép ngân hàng vươn xa hơn ngoài trụ sở, giảm chi phí nhân công, làm gia tăng tính cạnh tranh. Ngân hàng SHB đã triển khai thành công và ứng dụng nhiều dự án công nghệ như: dự án Phone Banking, thanh toán điện tử Ezpay, Etransfer, ... và một số công cụ tiện ích khác.
PHẦN V: MÔI TRƯỞNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG 5.1. Môi trường vĩ mô
5.1.1. Môi trường kinh tế
- Trong hai năm trở lại đây, đặc biệt là năm 2012, tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, khủng hoảng nợ công tại Châu Âu tiếp tục ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế cả nước nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Tăng trưởng kinh tế trong 3 tháng đầu năm chỉ đạt 4,0% (cùng kỳ đạt 5,57%), hàng tồn kho tăng cao (tính đến ngày 01/3/2012, hàng tồn kho của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 34,9% so với cùng kỳ năm trước, một số ngành còn ở mức trên 50% như sản xuất sắt, thép, xi măng, thuốc lá…), lạm phát diễn biến phức tạp và khó lường. - Trước những khó khăn thách thức từ môi trường bên trong và bên ngoài
nền kinh tế, với chủ trương, giải pháp đúng đắn, kịp thời của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã triển khai đồng bộ, quyết liệt có hiệu quả các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng kết hợp chính sách tài khoá thắt chặt, chính sách tỷ giá hợp lý nhằm kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định cán cân thanh toán quốc tế, tăng dự trữ ngoại hối, thanh khoản của hệ thống tổ chức tín dụng được cải thiện, lãi suất cho vay được giảm dần, giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn phục vụ nhu cầu sản xuất – kinh doanh theo tinh thần Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03/1/2012 của Chính phủ. Kết quả sau hơn 10 tháng triển khai tích cực các giải pháp nên trên, lạm phát được kiểm soát ở mức hợp lý, cân đối vĩ mô từng bước được cải thiện, tỷ giá USD/VND ổn định, thanh khoản hệ thống ngân hàng được đảm bảo. Cụ thể:
• Diễn biến tỷ giá
Nếu trong cả năm 2010 và 06 tháng đầu năm 2011, tỷ giá USD/VND diễn biến phức tạp, thì trong các tháng cuối năm 2011 và 10 tháng đầu năm 2012, tỷ giá USD/VND diễn biến ổn định, tỷ giá BQLNH liên tục duy trì ổn định ở mức 20.828VNĐ/USD và dao động trong biên độ cho
phép ±1%. Tỷ giá bình quân niêm yết mua vào – bán ra của các Ngân hàng thương mại (NHTM) phổ biến ở mức 20.855 – 20.903 VNĐ/USD, bên cạnh đó, tỷ giá bình quân mua vào – bán ra trên thị trường tự do (tại Hà Nội) duy trì ổn định ở mức 20.875 – 20.896 VNĐ/USD, có những thời điểm tỷ giá trên thị trường tự do xuống mức thấp hơn tỷ giá niêm yết trên thị trường chính thức (tháng 2 và 3/2012). Việc tỷ giá USD/VNĐ được duy trì ổn định trong 6 tháng cuối năm 2011 và 10 tháng đầu năm 2012 đã đưa lại những kết quả tích cực đối với cân đối kinh tế vĩ mô trong nước:
Lạm phát được kiểm soát ở mức dưới 2 con số (tính đến hết tháng 10/2012, chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng 6,02% so với tháng 12/2011 và tăng 7,00% so với cùng kỳ năm trước).
Hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam có dấu hiệu khởi sắc và vượt chỉ tiêu đề ra của Chính phủ. Trong 9 tháng đầu năm 2012, xuất khẩu của cả nước đạt 83,55 tỷ USD, tăng 19,82% so với cùng kỳ, nhập khẩu (CIF) đạt 83,41 tỷ USD, tăng 7,87% so với cùng kỳ. Tính chung 9 tháng đầu năm, cả nước xuất siêu 143 triệu USD. Tính đến ngày cuối tháng 10/2012, xuất khẩu cả nước đạt 93,45 tỷ USD, tăng 18,95% so với 10 tháng đầu năm 2011, nhập khẩu (CIF) đạt 93,81 tỷ USD, nhập siêu của cả nước 10 tháng/2012 đạt 357 triệu USD, thấp hơn rất nhiều so với mức nhập siêu 8,2 tỷ USD trong 10 tháng/2011.
Khả năng thanh khoản của hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) được cải thiện so với cuối năm 2011. Tỷ lệ dư nợ tín dụng/huy động vốn tính đến cuối tháng 10/2012 ước khoảng 99%.
Dự trữ ngoại hối nhà nước tăng mạnh. NHNN và TCTD đã mua được một lượng lớn ngoại tệ từ dân cư và các tổ chức kinh tế, góp phần quan trọng làm gia tăng dự trữ ngoại hối quốc gia, đảm bảo an ninh tiền tệ và ổn định hệ thống ngân hàng.
Cán cân tổng thể thặng dư, cán cân vãng lai, cán cân vốn và tài chính duy trì thặng dư khá, góp phần ổn định cán cân thanh toán quốc tế.
• Thanh khoản của hệ thống các tổ chức tín dụng
Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 03/01/2012 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012 đã nêu rõ “Mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm 2012 khoảng 15% - 17% tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 14% - 16%, đảm bảo thanh khoản của các tổ chức tín dụng, giảm mặt bằng lãi suất ở mức hợp lý, phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô”. Để đảm bảo hoàn thành mục tiêu đã đề ra cho năm 2012, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, trong 10 tháng đầu năm 2012, ngành Ngân hàng thực hiện quyết liệt các giải pháp nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo thanh khoản hệ thống và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và thành phần kinh tế tiếp cận vốn vay ngân hàng. Theo đó:
o Thanh khoản của hệ thống các TCTD đã được đảm bảo và từng bước cải thiện theo hướng tích cực.
o Thanh khoản VNĐ của toàn hệ thống TCTD được đảm bảo và có xu hướng cải thiện dần so với cuối năm 2011 do huy động vốn tăng cao dần qua các tháng trong khi tín dụng VNĐ tăng chậm. Tỷ lệ tín dụng VNĐ/huy động vốn VNĐ được cải thiện rõ rệt, từ mức trên 100% vào tháng 01/2012 xuống dưới 99% đến ngày 25/10/2012.
o Mặt bằng lãi suất tiếp tục xu hướng giảm dần, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn vay, mở rộng sản xuất và vượt qua khó khăn.
- Bên cạnh đó, nhằm tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn, vượt qua khó khăn, NHNN đã điều hành chính sách lãi suất theo hướng giảm dần phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện giảm dần mặt bằng lãi suất cho vay, tháo gỡ khó khăn
cho doanh nghiệp và nền kinh tế. Theo đó, kể từ tháng 3/2012, NHNN đã điều chỉnh giảm dần các mức lãi suất điều hành, cụ thể: điều chỉnh giảm 5 lần đối với lãi suất tái cấp vốn từ 15% xuống 10%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 13% xuống 8%/năm; lãi suất tiền gửi tối đa bằng VNĐ của tổ chức, cá nhân tại TCTD từ 5% xuống 2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; từ 13% xuống 9%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên, riêng lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên cho phép TCTD tự ấn định trên cơ sở cung – cầu vốn thị trường áp dụng từ ngày 11/6/2012. Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VNĐ của TCTD đối với 4 lĩnh vực ưu tiên gồm nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, ngành công nghiệp hỗ trợ (lãi suất được điều chỉnh giảm từ 15%/năm xuống 13%/năm).Để phát huy những kết quả đạt được và khắc phục được những vướng mắc, khó khăn hiện nay, trong những tháng cuối năm 2012, NHNN tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng; sử dụng đồng bộ, linh hoạt các công cụ của chính sách tiền tệ, bảo đảm tốc độ tăng trưởng tín dụng, tổng phương tiện thanh toán hợp lý, tiếp tục điều hành để giảm mặt bằng lãi suất phù hợp với diễn biến lạm phát, tỷ giá và các cân đối vĩ mô; tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn về vốn, lãi suất cho doanh nghiệp và người dân theo đúng chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 để giúp doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh và tạo đà tăng trưởng kinh tế.
- Tình hình kinh tế khó khăn trong những năm gần đây, đặc biệt năm 2012 đầy những biến động kinh tế như đã phân tích ở trên đã ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội nhưng với sự cố gắng nỗ lực, tuân thủ đúng các quy định của Ngân hàng Nhà nước cũng như đi theo đúng nguyên tắc đặt ra cho bản thân, ngân hàng đã từng bước cải thiện tình hình kinh doanh của mình, kết quả được
phân tích cụ thể ở phần 2 của báo cáo. Qua đó tạo đà cho ngân hàng thực hiện tham vọng trở thành Top 5 ngân hàng lớn mạnh nhất Việt Nam.
5.1.2. Môi trường công nghệ
- Trong thời kỳ hội nhập ngành ngân hàng là ngành phát triển nhanh để đáp ứng nhu cầu hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với khu vực và quốc tế và cũng là một trong những ngành đi đầu trong việc ứng dụng CNTT. Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng có mặt rộng rãi khắp mọi nơi và được người dân xem đây là một dịch vụ không thể thiếu trong cuộc sống như sử dụng thẻ ATM. Ngành ngân hàng đã ứng dụng những công nghệ mới nhất của thông tin truyền thông như 3G, 4G từ sóng vô tuyến Viettel để mở rộng sự hoạt động về vùng sâu vùng xa, hải đảo nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân một cách nhanh nhất và tốt nhất. Như vậy, việc ứng dụng công nghệ giúp ngân hàng phục vụ người dân tốt hơn ở mức độ đáng kể về chiều rộng và chiều sâu.
- Đóng góp vào những thành tựu của hệ thống ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội trong những năm qua, không thể không kể đến vai trò của việc ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ ngân hàng trong các lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng:
•Hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động của ngân hàng không ngừng được cải thiện, góp phần không nhỏ vào việc tăng cường hiệu quả trong thực hiện CSTT quốc gia, đảm nhận ngày càng tốt hơn vai trò trung tâm thanh toán của nền kinh tế. Hệ thống dữ liệu của cả hệ thống ngân hàng đã được tin học hóa, kết nối với cả hệ thống, cung cấp thông tin hàng ngày cho NHNN, làm cơ sở hoạch định và thực thi các chính sách quản lý.
•Hệ thống corebanking (hệ thống quản trị ngân hàng tập trung) đã được ứng dụng trong toàn ngân hàng SHB, giúp cải thiện đáng kể hiệu quả của hoạt động nội bộ ngân hàng như kế toán thanh toán, quản trị rủi ro, đánh giá xếp hạng tín dụng khách hàng …; các dữ liệu trong hoạt động được nối
mạng trực tuyến giữa các Phòng, Ban tại trụ sở chính, Chi nhánh đảm bảo kiểm soát, phát hiện kịp thời các vấn đề phát sinh trong hoạt động. Ứng dụng công nghệ thông tin, đồng thời còn giúp ngan hàng hiện đại hóa hệ thống thanh toán, đa dạng hóa hình thức huy động vốn, cho vay, với những sản phẩm tiện ích ngân hàng hiện đại, cung ứng cho doanh nghiệp và dân cư, mở rộng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và thanh toán qua ngân hàng.
• Có thể nói, công nghệ thông tin được xem như một xu hướng chính trong hoạt động ngân hàng hiện đại thập niên vừa qua, các giải pháp kỹ thuật công nghệ được lựa chọn là phù hợp đã bảo đảm cho sự phát triển công nghệ tin học ngân hàng đúng hướng, là yếu tố giúp SHB tăng khả năng cạnh tranh thông qua việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, chiếm lĩnh thị phần bằng các thiết bị giao dịch tự động, tăng cường năng lực và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại; đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tăng vòng quay tiền tệ, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả đồng vốn xã hội.
5.1.3. Môi trường tự nhiên
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Thăng Long có vị trí thuận lợi cho các hoạt động giao dịch của ngân hàng và cả khách hàng. Cùng với đó là hệ thống các phòng giao dịch được đặt ở những khu vực sầm uất, dân cư đông, có nhiều điều kiện phát triển các hoạt động huy động vốn và hoạt động tín dụng của ngân hàng.
5.1.4. Môi trường văn hóa – xã hội
Ảnh hưởng trực tiếp của văn hoá lên hoạt động của nân hàng là tác động lên chính hành vi của các hay hành vi của các nhà hoạt động thị trường. Những hành vi đó sẽ in dấu lên các biện pháp marketing mà ngân hàng thực hiện. Ví dụ: những quy tắc xã giao, cách nói năng cư xử của một nền văn hoá nào đó mà các nhà hoạt động thị trường chịu ảnh hưởng sẽ đựơc họ mang theo và sử dụng trong quá trình giao tiếp, đàm phán, thương lượng với khách hàng. Trong
trường hợp này văn hoá đã tác động hay chi phối trực tiếp đến loại công cụ thứ tư của marketing – công cụ xúc tiến hỗn hợp với ý nghĩa giao tiếp, truyền thông.
So với ảnh hưởng trực tiếp, ảnh hưởng gián tiếp của văn hoá mang tính thường xuyên hơn với diện tác động rộng hơn. Các giá trị văn hoá được truyền tải thông qua các tổ chức như: gia đình, các tổ chức tôn giáo, tổ chức xã hội, trường học, v.v... từ đó mà ảnh hưởng đến khách hàng để rồi quyệt định đưa ra các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Tác động của văn hoá đến khách hàng không chỉ tập trung ở nhu cầu mong muốn của họ mà còn được thể hiện qua thái độ của con người đối với bản thân mình, đối với người khác, đối với các chủ thể tồn tại trong xã hội, đối với tự nhiên và vũ trụ...
Trong một nền văn hoá các giá trị văn hoá có tính bền vững và tính phổ cập khác nhau và do đó ảnh hưởng không giống nhau đến hoạt động marketing của các DN. Bên cạnh những giá trị văn hoá mang tính phổ cập và thống nhất thì luôn tồn tại các giá trị văn hoá mang tính địa phương đặc thù, còn gọi là các nhánh văn hoá. Những giá trị văn hoá phổ cập thống nhất có ảnh hưởng rộng lớn trong phạm vi toàn xã hội và tạo nên những đặc tính chung trong nhu cầu, ước muốn, hành vi tiêu dùng của đông đảo người mua trong một quốc gia, một dân tộc.
Chẳng hạn môi trường văn hoá – xã hội được hình thành từ những tổ chức và những nguồn lực khác nhau có ảnh hưởng cơ bản đến giá trị của xã hội như cách nhận thức, trình độ dân trí, trình độ văn hoá, lối sống, thói quen sử dụng và cất trữ tiền tệ và sự hiểu biết của dân chúng về hoạt động thanh toán qua ngân hàng. trình độ văn hoá – xã hội cao sẽ giúp hoạt động ngân hàng phát triển mạnh đặc biệt là hoạt động thanh toán .
Sự phát triển của hệ thống thanh toán ngân hàng bắt nguồn từ các giao dịch thương mại mang tính xã hội và dựa trên các quy ước, tập quán, thói quen trong mua bán, thanh toán. Một xã hội, người dân có thói quen tiêu tiền mặt, việc phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn.
Những năm trở lại đây, cùng với sự phát triển các dịch vụ tiện ích, thói quen tiêu dùng bằng tiền mặt của người dân đang dẫn cải thiện. SHB đã đưa ra các chiến lược làm tăng tỉ lệ thanh toán không dùng tiền mặt ví dụ như hỗ trợ mở thẻ ATM miễn phí, liên kết thanh toán ở nhiều điểm bán hàng trên cả nước,