Nhận xét mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống quản lý của Ngân hàng SHB – Ch

Một phần của tài liệu tình hình hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – hà nội (shb), chi nhánh thăng long (Trang 28 - 54)

Ngân hàng SHB – Chi nhánh Thăng Long

Sơ đồ cơ cấu được thiết kế với mục tiêu nâng cao hiệu suất kinh doanh, tăng thu nhập, giảm rủi ro cho ngân hàng, dựa trên cơ sở nghiên cứu sinh lời của các phòng, các chi nhánh, đảm bảo quyền và hiệu quả kiểm soát của ban giám đốc, tăng tính tương tác độc lập giữa các thành viên. Song song với chiến lược mở rộng quy mô, chi nhánh, SHB tiến hành xây dựng kế hoạch sắp xếp lại các khối, phòng ban nghiệp vụ tại hội sở và chi nhánh, phòng giao dịch, cải tiến quy trình nghiệp vụ cho phù hợp với mô hình cấu trúc mới để nâng cao chất lượng quản lý, phương thức phục vụ khách hàng, tăng cường khả năng quản lý rủi ro, tổ chức lại các khối phòng ban, nghiệp vụ tăng cường chức năng kiểm tra kiểm soát nội bộ, đặc biệt là quản lý điều hành của Ban Tổng giám đốc, của hội đồng quản trị.

- Tính nhất quán giữa các phòng ban.

- Tốc độ xử lý nghiệp vụ và chất lượng sản phẩm nhanh.

- Khả năng quản lý rủi ro tốt: ngân hàng quản lý rủi ro tập trung nhằm hạn chế rủi ro một cách toàn diện và hiệu quả. Ví dụ như các chi nhánh muốn giải ngân tín dụng phải chuyển qua phòng tái thẩm định để đánh giá độc lập tránh hiện tượng vừa kinh doanh, vừa rủi ro. Điều đó làm cho rủi ro được đánh giá chính xác hơn. Chi nhánh là người tìm khách hàng, quyền quyết định cho vay nằm ở phòng tái thẩm định.

 Trước sự thay đổi của môi trường kinh doanh như sự phát triển của các tổ chức tài chính khác, sự thay đổi của nhu cầu khách hàng, sự xuất hiện của các sản phẩm mới, ... sơ đồ cơ cấu của ngân hàng không ngừng biến đổi cho phù hợp hơn.

PHẦN IV: KHẢO SÁT, PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ CỦA NGÂN HÀNG 4.1. Nguồn nhân lực

4.1.1. Lao động

- Hiện nay, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) có nguồn nhân lực dồi dào với gần 236 cán bộ công nhân viên trên toàn hệ thống. Trong đó có nhiều nhân sự có chuyên môn chất lượng cao được đào tạo chuyên nghiệp có kinh nghiệm.

- Phân theo cấp bậc chức vụ:

Bảng 6: Số lượng cán bộ, nhân viên tính đến ngày 31/01/2013

ĐVT: Người

Cấp bậc Số lượng Tỷ lệ (%)

Cán bộ 54 21,95

Nhân viên nghiệp vụ 184 78,05

Tổng cộng 236 100

Nguồn: Phòng Hành chính – Quản trị, chi nhánh SHB Thăng Long

- Phân theo trình độ học vấn:

ĐVT: Người Trình độ Số lượng Tỷ lệ (%) Tiến sỹ 2 0,62 Thạc sỹ 5 2,28 Đại học 176 74,95 Cao đẳng 17 7,25 Trung cấp 19 7,87 Lao động phổ thông 17 7,04 Tổng cộng 236 100

Nguồn: Phòng Hành chính – Quản trị Chi nhánh SHB Thăng Long

Biểu đồ 3: Số lượng cán bộ công nhân viên phân theo trình độ học vấn

- Phân theo hợp đồng lao động:

Bảng 8: Số lượng cán bộ, nhân viên tính đến ngày 31/01/2013

Hợp đồng lao động không

xác định thời hạn 38 16

Hợp đồng lao động xác định

thời hạn 198 84

Tổng cộng 236 100

Nguồn: Phòng Hành chính – Quản trị chi nhánh SHB Thăng Long

4.1.2. Tuyển dụng

- Đối với công tác tuyển dụng nhân sự, SHB thực hiện công tác tuyển dụng công khai, minh bạch, thành lập Hội đồng tuyển dụng đánhh giá khách quan. Công tác tuyển dụng bổ nhiệm nội bộ được ban lãnh đạo chú trọng, được ưu tiên và khuyến khích nguồn nhân lực trong nội bộ dự tuyển nhằm tạo sự gắn bó, khuyến khích động viên nhân viên phát triển. Đối với những địa bàn đặc biệt khó khăn trong công tác tuyển dụng, ngoài chế độ tiền lương, ứng viên được SHB hỗ trợ nhiều chính sách như nhà ở, phương tiện đi lại, về thăm gia đình.

- Đối với các ứng viên từ nguồn bên ngoài, SHB ưu tiên các ứng viên có kinh nghiệm nhằm đáp ứng nhanh chóng yêu cầu công việc, ưu tiên các ứng viên tốt nghiệp loại giỏi các trường đại học công lập và ưu tiên các ứng viên đào tạo ở nước ngoài tại các trường có uy tín. SHB có chế độ tiền lương ưu tiên mức lương khởi điểm cao hơn cho các ứng viên có trình độ học vấn thạc sỹ, tiến sỹ. Ứng viên dự tuyển được thỏa thuận mức lương mong muốn với theo kinh nghiệm, năng lực, trình độ.

4.1.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực

- Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại SHB luôn được coi là mục tiêu nhiệm vụ hàng đầu. SHB Thăng Long tạo mọi điều kiện để mỗi cá nhân người lao động phát triển nghề nghiệp đồng thời chú trọng việc xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao, tác phong chuyên nghiệp phục vụ khách hàng một cách nhanh chóng nhất.

- Với chủ trương, người lao động tại SHB Thăng Long đều có cơ hội được đào tạo phát triển, được SHB Thăng Long tài trợ mọi chi phí đào tạo khi tham gia các khóa huấn luyện do SHB tổ chức cũng như các khóa đào tạo do SHB cử tham dự.

- Hàng năm, đối với cán bộ quản lý, SHB Thăng Long thường xuyên tổ chức hoặc tham gia các khóa đào tạo nghiệp vụ nâng cao và kỹ năng quản lý, điều hành như: phân tích và đánh giá tài chính doanh nghiệp, quản lý tài sản nợ và tài sản có, quản lý chiến lược, quản lý rủi ro, quản lý thay đổi, kỹ năng đánh giá nhân viên, kỹ năng lập kế hoạch kinh doanh, ... nhằm bổ sung các kiến thức nâng cao và kỹ năng bổ trợ cho người lao động hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

- Phương án đào tạo tại SHB Thăng Long cũng được đa dạng hóa nhằm tạo điều kiện cho người lao động có nhiều cơ hội tham gia. Các khóa đào tạo tập trung đều được Ban lãnh đạo quan tâm, Tổng Giám đốc trực tiếp tham gia các buổi khai mạc và động viên khích lệ học viên tham gia tích cực, tạo không khí học tập sôi nổi.

- Đối với cán bộ nhân viên có kinh nghiệm, SHB Thăng Long chú trọng công tác nâng cao nghiệp vụ nhằm mục đích tạo nguồn nhân sự dự trữ, quy hoạch cho cán bộ nhân viên có năng lực của Ngân hàng. Phát huy lợi thế nguồn giảng viên nội bộ có kinh nghiệm, chuyên môn cao là lực lượng nòng cốt hướng dẫn đạo tạo nghiệp vụ và chia sẻ kinh nghiệm thông qua các chương trình đào tạo nghiệp vụ nâng cao trong toàn hệ thống.

- Các chương trình thường xuyên được tổ chức trên phạm vi rộng như: nâng cao nghiệp vụ tín dụng, giao dịch viên chuyên nghiệp, pháp luật trong kinh doanh, kỹ năng bán hàng qua điện thoại, kỹ năng giao tiếp và xử lý các tình huống khách hàng than phiền của khách hàng, kỹ năng phân tích báo cáo tài chính, định giá tài sản, ... Học viên tham gia đánh

giá cao mức độ phù hợp kiến thức và tính ứng dụng cho công việc của các chương trình đào tạo.

- Đối tượng là cán bộ nhân viên tân tuyển, SHB xây dựng các chương trình đào tạo hội nhập, nhằm cung cấp cho người lao động các kiến thức chung, tổng quan về SHB như: quá trình xây dựng và phát triển, tầm nhìn, chiến lược, nhân sự Ban điều hành, văn hóa doanh nghiệp, kiến thức về sản phẩm, dịch vụ, thủ tục hành chính, các chế độ, chính sách đối với người lao động, kiến thức nghiệp vụ chuyên môn của từng vị trí về quy trình, quy chế và hệ thống phần mềm quản lý. Bố trí cán bộ có kinh nghiệm lâu năm kèm cặp và huấn luyện các cán bộ trẻ nhằm giúp cho người lao động mới tuyển hội nhập và làm quen với văn hóa của SHB. - Hàng năm, SHB tổ chức các kỳ kiểm tra, đánh giá nghiệp vụ trên toàn hệ

thống, nhằm tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội và dành thời gian để hệ thống hóa các kiến thức chuyên môn đồng thời đánh giá chất lượng đội ngũ để đào tạo hoặc khuyến khích tự đào tạo bổ sung các nghiệp vụ, kiến thức, kỹ năng còn yếu và thiếu.

4.1.4. Chế độ lương và khen thưởng

- Với quan điểm “Sống nhờ lương, giàu nhờ thưởng” SHB Thăng Long gắn liền chế độ khen thưởng cán bộ công nhân viên của SHB với kết quả hoạt động kinh doanh, mục tiêu công việc đạt được và chất lượng dịch vụ của mỗi nhân viên thực hiện cho khách hàng.

- Về quy định chung SHB có các chế độ cơ bản sau

 Một năm, nhân viên được hưởng thu nhập tương đương 18 tháng lương. Hằng năm nhân viên được hưởng chế độ thưởng cho các đơn vị, cá nhân tiêu biểu trong năm, thưởng có sáng kiến, thưởng trong các dịp lễ tết của quốc gia và kỷ niệm của Ngân hàng.

 Chế độ năng lương cấp bậc được thực hiện định kỳ hàng năm đối với cán bộ công nhân viên xếp loại A1, A2 và B. Chế độ nâng lương kinh

doanh và nâng lương đột xuất được căn cứ kết quả thực hiện công việc và đóng góp cho SHB của mỗi nhân viên.

 Đối với cán bộ nhân viên đạt thành tích xuất sắc được tặng Bằng khen/ Giấy khen hàng quý/năm, ngoài phần thưởng về vật chất, Ngân hàng thưởng thêm các chuyến du lịch châu Âu, châu Á tùy theo từng đối tượng nhằm tạo động lực và khuyến khích tinh thần làm việc của cán bộ nhân viên.

4.1.5. Chế độ phụ cấp và Bảo hiểm

- Tất cả nhân viên chính thức của SHB Thăng Long đều được hưởng các trợ cấp xã hội theo các quy định của Bộ Luật Lao động. Người lao động tại SHB được ngân hàng chi trả thay không phải trích nộp các khoản về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và công đoàn phí.

- Bên cạnh đó nhân viên của SHB còn được các phụ cấp theo chế độ như phụ cấp độc hại, phụ cấp trách nhiệm, ….

- Ngoài ra, nhân viên của SHB Thăng Long còn được hưởng các chính sách khác như: chính sách phúc lợi, cho vay ưu đãi để mua nhà trả góp, các chuyến du lịch hàng năm, ….

4.2. Công nghệ

Công nghệ ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động ngân hàng, mang đến những tiện ích cho người sử dụng, nó cho phép ngân hàng vươn xa hơn ngoài trụ sở, giảm chi phí nhân công, làm gia tăng tính cạnh tranh. Ngân hàng SHB đã triển khai thành công và ứng dụng nhiều dự án công nghệ như: dự án Phone Banking, thanh toán điện tử Ezpay, Etransfer, ... và một số công cụ tiện ích khác.

PHẦN V: MÔI TRƯỞNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG 5.1. Môi trường vĩ mô

5.1.1. Môi trường kinh tế

- Trong hai năm trở lại đây, đặc biệt là năm 2012, tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, khủng hoảng nợ công tại Châu Âu tiếp tục ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế cả nước nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Tăng trưởng kinh tế trong 3 tháng đầu năm chỉ đạt 4,0% (cùng kỳ đạt 5,57%), hàng tồn kho tăng cao (tính đến ngày 01/3/2012, hàng tồn kho của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 34,9% so với cùng kỳ năm trước, một số ngành còn ở mức trên 50% như sản xuất sắt, thép, xi măng, thuốc lá…), lạm phát diễn biến phức tạp và khó lường. - Trước những khó khăn thách thức từ môi trường bên trong và bên ngoài

nền kinh tế, với chủ trương, giải pháp đúng đắn, kịp thời của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã triển khai đồng bộ, quyết liệt có hiệu quả các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng kết hợp chính sách tài khoá thắt chặt, chính sách tỷ giá hợp lý nhằm kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định cán cân thanh toán quốc tế, tăng dự trữ ngoại hối, thanh khoản của hệ thống tổ chức tín dụng được cải thiện, lãi suất cho vay được giảm dần, giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn phục vụ nhu cầu sản xuất – kinh doanh theo tinh thần Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03/1/2012 của Chính phủ. Kết quả sau hơn 10 tháng triển khai tích cực các giải pháp nên trên, lạm phát được kiểm soát ở mức hợp lý, cân đối vĩ mô từng bước được cải thiện, tỷ giá USD/VND ổn định, thanh khoản hệ thống ngân hàng được đảm bảo. Cụ thể:

Diễn biến tỷ giá

 Nếu trong cả năm 2010 và 06 tháng đầu năm 2011, tỷ giá USD/VND diễn biến phức tạp, thì trong các tháng cuối năm 2011 và 10 tháng đầu năm 2012, tỷ giá USD/VND diễn biến ổn định, tỷ giá BQLNH liên tục duy trì ổn định ở mức 20.828VNĐ/USD và dao động trong biên độ cho

phép ±1%. Tỷ giá bình quân niêm yết mua vào – bán ra của các Ngân hàng thương mại (NHTM) phổ biến ở mức 20.855 – 20.903 VNĐ/USD, bên cạnh đó, tỷ giá bình quân mua vào – bán ra trên thị trường tự do (tại Hà Nội) duy trì ổn định ở mức 20.875 – 20.896 VNĐ/USD, có những thời điểm tỷ giá trên thị trường tự do xuống mức thấp hơn tỷ giá niêm yết trên thị trường chính thức (tháng 2 và 3/2012). Việc tỷ giá USD/VNĐ được duy trì ổn định trong 6 tháng cuối năm 2011 và 10 tháng đầu năm 2012 đã đưa lại những kết quả tích cực đối với cân đối kinh tế vĩ mô trong nước:

 Lạm phát được kiểm soát ở mức dưới 2 con số (tính đến hết tháng 10/2012, chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng 6,02% so với tháng 12/2011 và tăng 7,00% so với cùng kỳ năm trước).

 Hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam có dấu hiệu khởi sắc và vượt chỉ tiêu đề ra của Chính phủ. Trong 9 tháng đầu năm 2012, xuất khẩu của cả nước đạt 83,55 tỷ USD, tăng 19,82% so với cùng kỳ, nhập khẩu (CIF) đạt 83,41 tỷ USD, tăng 7,87% so với cùng kỳ. Tính chung 9 tháng đầu năm, cả nước xuất siêu 143 triệu USD. Tính đến ngày cuối tháng 10/2012, xuất khẩu cả nước đạt 93,45 tỷ USD, tăng 18,95% so với 10 tháng đầu năm 2011, nhập khẩu (CIF) đạt 93,81 tỷ USD, nhập siêu của cả nước 10 tháng/2012 đạt 357 triệu USD, thấp hơn rất nhiều so với mức nhập siêu 8,2 tỷ USD trong 10 tháng/2011.

 Khả năng thanh khoản của hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) được cải thiện so với cuối năm 2011. Tỷ lệ dư nợ tín dụng/huy động vốn tính đến cuối tháng 10/2012 ước khoảng 99%.

 Dự trữ ngoại hối nhà nước tăng mạnh. NHNN và TCTD đã mua được một lượng lớn ngoại tệ từ dân cư và các tổ chức kinh tế, góp phần quan trọng làm gia tăng dự trữ ngoại hối quốc gia, đảm bảo an ninh tiền tệ và ổn định hệ thống ngân hàng.

 Cán cân tổng thể thặng dư, cán cân vãng lai, cán cân vốn và tài chính duy trì thặng dư khá, góp phần ổn định cán cân thanh toán quốc tế.

Thanh khoản của hệ thống các tổ chức tín dụng

 Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 03/01/2012 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012 đã nêu rõ “Mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm 2012 khoảng 15% - 17% tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 14% - 16%, đảm bảo thanh khoản của các tổ chức tín dụng, giảm mặt bằng lãi suất ở mức hợp lý, phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô”. Để đảm bảo hoàn thành mục tiêu đã đề ra cho năm 2012, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, trong 10 tháng đầu năm 2012, ngành Ngân hàng thực hiện quyết liệt các giải pháp nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo thanh khoản hệ thống và tạo điều kiện cho các

Một phần của tài liệu tình hình hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – hà nội (shb), chi nhánh thăng long (Trang 28 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w