Khuyến nghị

Một phần của tài liệu giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật việt bắc (Trang 82 - 85)

2.1. Với Bộ Giáo dục & Đào tạo

Bộ Giáo dục và Đào tạo cần xây dựng chương trình chung về giáo dục VHƯX cho SV trong các trường cao đẳng, cao học và cần có văn bản, chỉ thị hướng dẫn các trường thực hiện công tác giáo dục VHƯX cho SV thông qua tổ chức các hoạt động. Vì công tác giáo dục VHƯX cho SV trong các trường chỉ đạt hiệu quả cao khi có một thể chế (hệ thống luật trong lĩnh vực văn hóa) định hướng chỉ đạo

thống nhất. Coi giáo dục VHƯX cho thế hệ trẻ là nhiệm vụ trọng tâm của công tác giáo dục hiện nay. Việc xây dựng và thực hiện chương trình chung sẽ tạo ra sự thống nhất về chuẩn mực để các trường thực hiện đồng bộ, nhất quán; tránh hiện tượng giáo dục tự phát, thiếu định hướng, điều này không chỉ ảnh hưởng đến kết quả thực hiện công tác giáo dục VHƯX cho người học mà còn gây khó khăn cho việc kiểm tra, đánh giá, quản lý chỉ đạo; thường xuyên kiểm tra, có chỉ tiêu đánh giá, có các hình thức khuyến khích các trường cao đẳng tổ chức tốt các hoạt động cho SV gắn với những đặc trưng văn hóa vùng miền

2.2. Với các trường Cao đẳng nói chung, Trường Cao đẳng VHNT Việt Bắc nói riêng Bắc nói riêng

- Các trường cần coi giáo dục giữ gìn các giá trị văn hoá dân tộc, VHƯX cho SV, giáo dụcVHƯX cho SV là một yêu cầu và nhiệm vụ để giúp SV hình thành và phát triển nhân cách, đặc biệt năng lực nghề nghiệp sau này. Cần điều chỉnh về chương trình giáo dục và đào tạo theo hướng: tăng cường hoạt động GDNGLL, hoạt động xã hội, kết hợp các hoạt động này với hoạt động dạy học, NCKH để giáo dục nhân cách nghề nghiệp cho SV, nhất là trong xu thế đổi mới giáo dục cao đẳng, đại học theo hệ thống tín chỉ hiện nay; cần thiết phải xây dựng và đưa nội dung giáo dục VHƯX vào chương trình đào tạo của nhà trường cao đẳng theo hình thức tích hợp lồng ghép vào các môn học có ưu thế để giáo dục cho SV.

- Cần xây dựng kế hoạch hoạt động cho từng tháng và cả năm học. Từ đó, tổ chức thường xuyên các loại hình hoạt động có nội dung giáo dục VHƯX phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu để thu hút, lôi cuốn SV tham gia; hoạt động phải đánh giá được hiệu quả, trên cơ sở đó, có thông tin chính xác về sự hiểu biết, thái độ, mức độ biểu hiện hành vi để điều chỉnh mục tiêu, nội dung và hình thức hoạt động cho thích hợp hơn.

- Cần đẩy mạnh hơn nữa công việc bồi dưỡng và đào tạo cán bộ để có đội ngũ cán bộ đông đảo có kiến thức và phương pháp giáo dục nhằm hướng dẫn SV trong các mối quan hệ giao tiếp, ứng xử. Ngoài việc đào tạo chuyên môn sâu, hàng

năm nhà trường cần có kế hoạch tổ chức các buổi dự giảng về những bài có tích hợp, lồng ghép những nội dung giáo dục VHƯX.

- Xây dựng nhà trường thành đơn vị văn hóa, đẩy mạnh công tác giáo dục đạo đức, xây dựng nếp sống có văn hóa trong SV.

- Hình thành cho SV tính tích cực, hứng thú và nhu cầu tham gia, tổ chức. Tạo được những điều kiện vật chất và tinh thần cần thiết để SV có thể tham gia thường xuyên các hoạt động. Cần sớm phát hiện những bất cập về nhận thức, thái độ ở từng mặt, từng chỉ báo để tìm cách điều chỉnh, bổ sung kịp thời.

- Cần làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục VHƯX cho SV. Thu hút được sự quan tâm và đầu tư hiệu quả của các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường như các thiết chế văn hoá ở cơ sở, các nhà nghiên cứu về văn hoá học, các nghệ sĩ, các đơn vị kinh tế và doanh nghiệp đóng trên địa bàn...

- Với các GV, nhất là GV giảng dạy Văn hoá học, Lịch sử, Tâm lý học, Giáo dục học và đội ngũ cán bộ Đoàn Thanh niên công sản Hồ Chí Minh, cán bộ Hội SV nhà trường cần phát huy vai trò nhà giáo dục, nhà tổ chức và cố vấn về nội dung, hình thức giáo dục VHƯX cho SV.

- Công tác đánh giá kết quả giáo dục và đào tạo một SV cần dựa vào quá trình tham gia và tổ chức các hoạt động giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống văn hoá một cách tích cực; không nên chỉ dựa vào kết quả học tập và NCKH của SV, có như vậy mới kích thích được đông đảo SV tích cực, chủ động rèn luyện nhân cách, tích cực tham gia và tổ chức các hoạt động giáo dục.

- Đối với tổ chức Đoàn thành niên, Hội SV cần hướng dẫn SV cách ứng xử trong mọi mặt của đời sống (ứng xử trong tình bạn, tình yêu, trong quan hệ với thầy/cô…) thông qua các hoạt động văn hóa tập thể lành mạnh.

- Đối với bản thân SV: hoạt động giáo dục VHƯX cho SV không thể thành công nếu thiếu yếu tố tích cực, chủ động của đối tượng giáo dục. Bởi vậy, chương trình giáo dục nên xuất phát từ nhu cầu mong muốn được hiểu biết của SV, cố gắng thu hút sự quan tâm hưởng ứng, thúc đẩy SV cùng tham gia.Tự giác tích cực tham gia vào các hoạt động ngoại khóa. Thường xuyên chú ý đến các thông tin về thực

trạng VHƯX và lối sống hiện nay của giới trẻ trên các phương tiện thông tin đại chúng vì nó rất có ích cho bản thân mỗi SV. Phải thường xuyên trau dồi, tu dưỡng bản thân để có những kiến thức hiểu biết sâu sắc về chuẩn mực đạo đức xã hội. Từ đó có tình cảm tốt đẹp và phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.

Một phần của tài liệu giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật việt bắc (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)