56 19,45 Trước những hành
3.3.8. Mối quan hệ giữa các biện pháp giáo dục
Giáo dục văn hoá, văn hoá học đường là quá trình có ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc bởi vì văn hoá là của con người và gắn với từng con người cụ thể, nó bắt rễ trong cộng đồng xã hội và gắn với mọi mặt của đời sống. Vì thế, công tác giáo dục VHƯX cho SV muốn đạt hiệu quả cần phải được các lực lượng giáo dục và SV nhận thức đầy đủ từ đó xây dựng mục tiêu giáo dục, lựa chọn nội dung phù hợp và định hướng các phương pháp, biện pháp giáo dục nhằm hình thành ở SV nhận thức đúng đắn về giá trị văn hoá, VHƯX, tình cảm, thái độ phù hợp với hệ giá trị văn hoá dân tộc và phát triển thành thói quen văn hóa trong học tập và đời sống của SV. Bên cạnh đó, cần phải có cơ chế quản lý, tổ chức và phối hợp đồng bộ giữa nhà
trường với các lực lượng giáo dục ở địa phương để huy động sự đóng góp của địa phương vào công tác giáo dục SV trong nhà trường.
Ngoài ra, để giáo dục văn hoá dân tộc, văn hoá học đường, VHƯX cho SV cũng cần đảm bảo những điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí, nguồn tài liệu. Tuy nhiên, yếu tố có vai trò quyết định trực tiếp hiệu quả hoạt động chính là bản thân SV. Vì vậy, quá trình giáo dục VHƯX, cần phát huy được vai trò chủ thể của SV trong hoạt động. Biện pháp kiểm tra, đánh giá thường xuyên quá trình giáo dục và tự giáo dục của SV để phát hiện và nhân rộng những điển hình tiên tiến, kịp thời uốn nắn lệch lạc là biện pháp vừa có tác dụng kích thích phát triển những hành vi và thói quen tốt vừa giúp loại bỏ những biểu hiện tiêu cực trong lối sống của SV.
Từ sự phân tích khái lược trên cho thấy, các biện pháp giáo dục VHƯX cho SV có mối quan hệ thống nhất chặt chẽ, tác động qua lại và bổ sung cho nhau trong quá trình thực hiện để đạt mục tiêu giáo dục đề ra.