Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật việt bắc (Trang 81 - 82)

1. Kết luận:

1.1. VHƯX là thái độ, cách thức quan hệ, hành động và kỹ năng lựa chọn nhằm tận dụng, ứng phó và thể hiện tình người với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và với bản thân. Thái độ, cách thức quan hệ, hành động và kỹ năng lựa chọn đều bị chi phối bởi các giá trị được biểu hiện dưới dạng chuẩn mực cơ bản của xã hội. VHƯX là nét đẹp của con người thể hiện qua lời nói, hành động, suy nghĩ đối với người khác, đối với tự nhiên. VHƯX đòi hỏi con người phải được học tập, rèn luyện và tu dưỡng. Đây là những tiền đề nhận thức cần thiết để xác định quan niệm về VHƯX và giáo dục VHƯX cho SV trong mỗi nhà trường.

1.2. Tăng cường giáo dục văn hóa cho cộng đồng, giáo dục VHƯX cho SV là mục tiêu, nhiệm vụ cấp bách của các trường cao đẳng và đại học nói chung, Trường Cao đẳng VHNT Việt Bắc nói riêng nhằm phát triển nhân cách , môi trường văn hoá trong nhà trường; góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam đa dạng, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.Giáo dục VHƯX còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc giúp SV có nhận thức và hành vi đúng trong ứng xử với mọi người xung quanh và với bản thân mình.

1.3. Quá trình nghiên cứu thực trạng giáo dục VHƯX cho SV ở Trường Cao đẳng VHNT Việt Bắc cho thấy phần lớn CBQL, chuyên viên, GV và SV đều nhận thức được khái niệm, ý nghĩa, vai trò quan trọng của việc giáo dục VHƯX cho SV; Trường Cao đẳng VHNT Việt Bắc đã tổ chức được một số hoạt động GDNGLL với nội dung và hình thức phù hợp nhằm giáo dục VHƯX cho SV, đã lôi cuốn được sự tham gia của các lực lượng trong và ngoài nhà trường vào quá trình giáo dục VHƯX cho SV. Hoạt động GDNGLL bước đầu đã có tác động tích cực, giúp SV rèn luyện và hình thành lối sống phù hợp với chuẩn mực về văn hoá - đạo đức. Tuy nhiên, do chưa có chương trình chung định hướng cho tổ chức hoạt động ở các trường cao đẳng, đại học nên các hoạt động GDNGLL nhằm giáo dục VHƯX cho SV vẫn chưa đảm bảo được tính hệ thống, kế hoạch và thường xuyên, nhiều hoạt

động còn mang tính tự phát và tính hình thức, khó đo được kết quả; kinh phí và điều kiện tổ chức, năng lực tổ chức hoạt động của GV còn hạn chế; sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục chưa mang lại hiệu quả cao dẫn đến nhiều biểu hiện tiêu cực của SV; nhiều biện pháp và hình thức giáo dục VHƯX thông qua tổ chức hoạt động GDNGLL gắn với đặc thù đào tạo SV của Trường Cao đẳng VHNT và xu thế phát triển của giáo dục nói chung chưa được khai thác. Đây cũng chính là những nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục.

1.4. Quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn là cơ sở để chúng tôi xây dựng được 7 biện pháp giáo dục VHƯX cho SV, đó là: Lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục VHƯX cho SV thông qua việc giảng dạy các môn học có ưu thế; Nâng cao nhận thức về VHƯX cho SV thông qua tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thẩm mỹ, phòng chống các tác động tiêu cực của xã hội; Kịp thời uốn nắn lệch lạc, nêu gương sáng, nhân rộng

điển hình tiên tiến ; Kịp thời uốn nắn lệch lạc, nêu gương sáng, nhân rộng điển hình tiên tiến ; Tăng cường kiểm tra, đánh giá; khuyến khích SV tự kiểm tra, tự đánh giá; xây dựng và thực hiện quy chế khen thưởng và trách phạt rõ ràng, hợp lý; Tăng cường điều kiện cho các hoạt động giáo dục VHƯX.

1.5. Kết quả khảo nghiệm cho thấy, các biện pháp được sử dụng trong khảo nghiệm đã có tác dụng tích cực trong giáo dục VHƯX cho SV ở Trường Cao đẳng VHNT Việt Bắc; có thể nâng cao hiệu quả giáo dục VHƯX cho SV thông qua tổ chức hợp lý các hoạt động trong điều kiện quán triệt những yêu cầu và điều kiện của từng biện pháp trong quá trình thực hiện.

Một phần của tài liệu giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật việt bắc (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)