Thị trường phái sinh phát triển một cách đáng kể từ những năm đầu 1970. Tại thời điểm đó, những nghiên cứu hàn lâm về sản phẩm phái sinh tài chính mở rộng tiếp sau những hiểu biết cơ bản của Black và Scholes (1973) và Merton (1973) về định giá quyền chọn và chiến lược phòng ngừa rủi ro. Ý
tưởng trọng tâm chính trong những bài nghiên cứu của họ đó là, trong một thị trường hoàn hảo việc sử dụng những chiến lược phòng ngừa cung cấp một sự giảm thiểu rủi ro có hiệu quả trong giới hạn giao dịch liên tục.
Trong thực tế, việc giao dịch chỉ diễn ra trong những khoảng thời gian riêng biệt. Khi thị trường có sự ma sát như chi phí giao dịch cho mỗi hợp đồng được đưa vào xem xét, lý lẽ của một chiến lược phòng ngừa hoàn hảo cho việc sử dụng tài sản cơ sở và tiền mặt là không có. Điều này bởi vì việc giao dịch liên tục những lượng nhỏ các chứng khoán tại những điểm ngẫu nhiên thì tốn nhiều chi phí. Chính vì vậy, một chiến lược phòng ngừa rủi ro hoàn hảo là không thể và một chiến lược phòng ngừa tối ưu trở nên được ưu tiên. Ngoài ra, hầu hết những mô hình định giá quyền chọn bắt nguồn từ những chiến lược phòng ngừa trong môi trường không có chi phí giao dịch. Khi nó được ứng dụng trong thực tiễn, chi phí giao dịch có thể là lý do chính để từ chối những chiến lược phòng ngừa rủi ro tốt trong lý thuyết khi có thể loại trừ hầu hết những rủi ro như bước nhảy của giá tài sản, lãi suất ngẫu nhiên và sự biến động ngẫu nhiên.
Qua hai thập kỷ trước, thị trường đã trải qua lặp đi lặp lại những cuộc khủng hoảng lớn nhỏ như sự sụp đổ của thị trường chứng khoán 1987, khủng hoảng châu Á 1997, khủng hoảng quản lý vốn dài hạn (LTCM) và gần đây là khủng hoảng nợ thế chấp dưới chuẩn. Sự biến động của tài sản cơ sở và chi phí giao dịch có thể tăng đáng kể trong suốt cuộc khủng hoảng. Những chiến
46
lược phòng ngừa rủi ro có thể hoạt động tốt dưới điều kiện thị trường bình thường thì thực hiện xấu đi trong suốt thời kỳ khủng hoảng. Cho và Engle (1999) đã đưa ra một lý thuyết phòng ngừa rủi ro sản phẩm phái sinh đó là khoảng chênh lệch giá quyền chọn không chỉ tương quan dương với khoảng chênh lệch của giá tài sản cơ sở mà còn phản ánh khả năng những người tham gia có thể phòng ngừa vị thế của họ tốt như thế nào. Khi quan sát mẫu trong bài nghiên cứu, có một sự gia tăng 50% trong khoảng chênh lệch giá bán quyền chọn trong thời kỳ khủng hoảng khi so với thời kỳ không khủng hoảng. Vì thế một mục tiêu khác của bài nghiên cứu này đó là kiểm tra việc thực hiện chiến lược phòng ngừa rủi ro trước và trong suốt cuộc khủng hoảng. Bằng việc kiểm tra các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện những chiến lược cố định, bài nghiên cứu có thể giúp đỡ những người tham gia thị trường lưạ chọn chiến lược phòng ngừa rủi ro thích hợp đối với vị thế của họ.
Trong nghiên cứu hàn lâm, có hai kiểu chiến lược phòng ngừa chính đó là chiến lược theo thời gian (time-based strategies) và chiến lược theo sự biến động (move-based strategies). Leland (1985) đưa ra trong bài nghiên cứu đầu tiên kiểm tra cách thức những giao dịch riêng biệt và chi phí giao dịch ảnh hưởng đến chi phí và rủi ro của một chiến lươc phòng ngừa rủi ro bằng quyền chọn. Chiến lược của Leland được xem như là một chiến lược theo thời gian mà danh mục phòng ngừa sẽ được tái cân bằng tại những khoảng thời gian thường xuyên cố định. Thay vì tái cân băng hoàn hảo tại bất
kỳ khoảng thời gian, ông ta tập trung kết nối giá trị quyền chọn và bắt nguồn từ chiến lược phòng ngừa tương tự Black Scholes nhưng thay đổi độ lệch chuẩn phòng ngừa phụ thuộc vào chi phí giao dịch tương ứng và tần suất phòng ngừa. Những nghiên cứu khác xem xét những khoảng thời gian phòng ngừa không cố định. Loại chiến lược này được phân loại như là chiến lược theo sự biến động. Henrotte (1993), Grannan và Swindle (1996) và Tofl (1996) phân tích chiến lược dựa trên mức phần trăm thay đổi trong giá tài sản cơ sở. Họ chỉ ra rằng dưới những điều kiện chắc chắn, chiến lược theo sự biến động thì tốt hơn một chiến lược theo thời gian đơn giản. Khi tài sản cơ sở biến động, chi phí giao dịch nhỏ và người phòng ngừa ưa thích rủi ro hơn.