Nhiệm vụ của công trình làm thoáng trong dây chuyền công nghệ xử lý là:
Hòa tan oxy trong không khí vào nước để oxy hóa sắt II, Mangan II về sắt III, mangan IV thành các hợp chất Fe(OH)3 và Mn(OH)4 ở dạng kết tủa, dễ lắng đọng để khử ra khỏi nước bằng quá trình lắng và lọc.
Khử khí CO2, H2S có trong nước, làm tăng pH của nước, tạo điều kiện thuận lợi và đẩy nhanh quá trình oxy hóa, thủy phân sắt và mangan, nâng cao năng suất của các công trình lắng và lọc với mục đích khử sắt và mangan.
Quá trình làm thoáng tăng hàm lượng oxy hòa tan trong nước, nâng cao thế oxy hóa khử của nước để thực hiện dễ dàng các quá trình oxy hóa các chất hữu cơ trong quá trình khử mùi và màu của nước
Trang 17
Có hai phương pháp làm thoáng sau :
Đưa nước vào trong không khí : cho nước phun thành tia hay thành mang mỏng chảy trong không khí ở các dàn làm thoáng tự nhiên, hoặc chảy trong các thùng kín rồi thổi không khí vào thùng như ở các dàn làm thoáng cưỡng bức.
Đưa không khí vào nước. dẫn và phân phối không khí nén thành các bọt nhỏ theo dàn phân phối đặt ở đáy bể chứa nước, các bọt khí nổi lên, nước được làm thoáng.
Hiệu quả của quá trình làm thoáng phụ thuộc vào:
Chênh lệch nồng độ (hay còn biểu thị bằng chênh lệc áp suất riêng phần) của khí cần trao đổi trong hai pha khí-nước, độ chênh lệch nồng độ biểu thị thực tế bằng cường độ tưới nếu dùng giàn làm thoáng tự nhiên, hoặc bằng tỷ lệ gió-nước nếu dùng giàn làm thoáng cưỡng bức.
Diện tích tiếp xúc giữa hai pha khí và nước, diện tích tiếp xúc càng lớn quá trình trao đổi khí diễn ra càng nhanh.
Thời gian tiếp xúc giữa hai pha khí-nước trong công trình, thời gian tiếp xúc càng lớn mức độ trao đổi càng triệt để.
Nhiệt độ của môi trường, nhiệt độ tăng có lợi cho quá trình khử khí ra khỏi nước và bất lợi cho quá trình hấp thụ và hòa tan khí vào nước và ngược lại.
Bản chất của khí được trao đổi.