Bảng 3.13 Bảng khái toán kinh tế
PAC (KCN) Phèn nhôm (KCN) PAC (nghiên cứu) Đơn giá 15.000 vnd/kg 8.000 vnd/kg 15.000 vnd/kg Liều lƣợng sử dụng 5kg/230m3 50kg/2300m3/ngày 12,5kg/230m3 125kg/2300m3/ngày 2.9kg/230m3 29kg/2300m3/ngày Liều lƣợng sử dụng trong 1 tháng 1.500kg/tháng 3.750kg/tháng 870kg/tháng Tiền 22.500.000vnd/tháng 30.000.000vnd/tháng 13.050.000vnd/tháng
Hình 3.7 So sánh hiệu quả kinh tế giữa KCN và kết quả của bài nghiên cứu
Chi phí s ử d ụ n g [tri ệu VND/th áng]
Trang 62
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
Kết luận
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng điều kiện tối ưu hóa cho quá trình keo tụ sử dụng PAC đạt hiệu suất keo tụ cao nhất là 96,5%.
Điều kiện tối ưu là pH 4,13 và nồng độ PAC sử dụng là 12,5mg/L. Về phương diện hóa học, các chỉ tiêu môi trường quan trọng của nước sau khi lắng, đặc biệt là hàm lượng nhôm dư trong nước đạt tiêu chuẩn TCVN 1329/2002/BYT- QĐ.
Hàm lượng PAC sử dụng trong nghiên cứu này ít hơn xấp xỉ một nửa so với hàm lượng PAC sử dụng hiện nay của KCN mà vẫn đạt hiệu suất cao hơn vì vậy tính kinh tế cao hơn.
Kiến nghị sử dụng kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu có thể sử dụng cho Trạm xử lý nước sạch thuộc KCN Suối Dầu hoặc các đơn vị, cá nhân có nhu cầu xử lý nước sử dụng nguồn nước thô từ hồ Suối Dầu.
Các định hướng nghiên cứu trong tương lai
- Tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của các chất keo tụ khác (phèn sắt, các loại polymer sắt) đến hiệu suất keo tụ. So sánh tính kinh tế khi sử dụng các chất keo tụ khác nhau.
- Tiếp tục nghiên cứu và tìm ra điều kiện tối ưu hiệu suất keo tụ của nguồn nước vào các tháng khác trong năm (từ tháng 8 đến tháng 3), đặc biệt là vào mùa mưa khi nước nguồn có độ đục cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Cảnh, 1993, Quy hoạch thực nghiệm, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM.
[2]. Nguyễn Ngọc Dung, Xử lý nước cấp, NXB Xây dựng 1999.
[3]. Mai Hữu Khiêm, 2005, Hóa keo, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM.
[4]. Trịnh Xuân Lai, Xử lý nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp, nhà xuất bản xây dựng 2004.
[5]. GS. TS. Trần Hiếu Nhuệ (22/11/2010), Công nghệ xử lý nước - nước thải ở Việt Nam - thực trạng và thách thức.
[6]. Lương Đức Phẩm, Lê Văn Cát, Dương Hồng Anh, Lê Quốc Hùng, Ngô Kim Chi, Nguyễn Hữu Phú, Cao Thế Hà, Lê Anh Tuấn, 2009, Cơ sở khoa học trong công nghệ bảo vệ môi trường, tập 3, Các quá trình hóa học trong công nghệ môi trường, NXB Giáo dục Việt Nam.
[7]. Nguyễn Lan Phương, Xử lý nước cấp, NXB Đại học bách khoa Hà Nội [8]. Th.S Lê Anh Tuấn, Cẩm nang cấp nước nông thôn.
[9]. Báo cáo chất lượng nước nhà máy nước Cầu Đỏ, tháng 3 năm 2011. [10]. http://www.worldofwateronline.ca/