Các quy định về phòng, chống buôn bán người trong Bộ luật

Một phần của tài liệu Phòng, chống buôn bán người ở Việt Nam thực trạng và giải pháp Luận văn ThS. Pháp luật và quyền con người (Trang 44)

hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam

Điều 5 Nghị định thư về chống BBN (hình sự hóa) yêu cầu các quốc gia thành viên phải hình sự hóa hành vi BBN và các hành vi có liên quan. Để đảm bảo thực hiện, Cao ủy Liên Hợp Quốc về nhân quyền đã đưa ra các nguyên tắc khuyến nghị và hướng dẫn về QCN và BBN (hình sự hóa, trừng phạt và bồi thường) làm căn cứ pháp lý để các quốc gia thành viên thực hiện. Nội dung của hai văn kiện trên yêu cầu các quốc gia:thông qua biện pháp lập pháp hoặc các biện pháp cần thiết khác quy định hành vi BBN và các hành vi có liên quan là tội phạm; áp dụng hình phạt thích hợp và có hiệu quả đối với hành vi BBN và các hành vi có liên quan; đảm bảo quy định trong pháp luật của mình hiệp định dẫn độ tội phạm và các thủ tục dẫn độ tội phạm phù hợp với luật pháp quốc tế và trong các vụ án cụ thể phải phong tỏa, tịch thu tài sản của cá nhân, pháp nhân liên quan đến BBN. Đây là những tiêu chuẩn tối thiểu yêu cầu mỗi quốc gia phải thực hiện nghiêm túc, ngoài ra, tùy từng điều kiện mỗi quốc gia có thể đưa ra những biện pháp với tiêu chuẩn cao hơn.

Về những vấn đề này, BLHS, BLTTHS Việt Nam quy định tương đối toàn diện, phù hợp với yêu cầu của Nghị định thư và các nguyên tắc khuyến nghị và hướng dẫn của Cao ủy Liên Hợp Quốc về nhân quyền. Cụ thể là:

2.1.1.1. Về tội phạm hóa các hành vi BBN và các hành vi có liên quan

Pháp luật Việt Nam đã tội phạm hóa tương đối toàn diện các hành vi thường xảy ra trong quá trình BBN. Tuy nhiên, hành vi trực tiếp BBN theo định nghĩa tại Điều 3 Nghị định thư về chống BBN chưa được quy định trong

38

BLHS. Để xử lý hành vi BBN, BLHS Việt Nam quy định thành hai tội: Tội MBN được quy định tại Điều 119 và Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em được quy định tại Điều 120 BLHS Việt Nam năm 1999, được sửa đổi bổ sung năm 2009. Về bản chất, hai tội này mới chỉ đề cập đến hai hành vi “mua” và “bán” người, còn các hành vi khác như: tuyển mộ,vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp người - quy định tại Điều 3 Nghị định thư về chống BBN được đề cập đến với tư cách là những hành vi phạm tội có mối liên hệ chặt chẽ với hành vi BBN nhưng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn.

Bên cạnh đó, BLHS còn quy định các tội danh có thể được áp dụng để trừng trị những hành vi tiếp tay, hỗ trợ cho hoạt động BBN là:

(1) Hành vi liên quan đến mại dâm; (2) Hành vi liên quan đến sử dụng lao động; (3) Hành vi xâm phạm sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm và tự do thân thể của nạn nhân; (4) Hành vi khác có liên quan đến quá trình BBN như: sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận và các tài liệu của cơ quan, tổ chức; làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy con dấu, tài liệu của của cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội; giả mạo trong công tác; nhận hối lộ; đưa hối lộ... [1, tr.45].

BLHS cũng quy định, những đối tượng tham gia vào việc tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người bị hại nhưng không trực tiếp tham gia vào việc “mua bán” thì cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tư cách là người đồng phạm tùy theo tính chất, mức độ tham gia để có hình phạt thích đáng (chế định đồng phạm - Điều 20 BLHS). Đối với tội BBN trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc tội phạm chưa đạt, người phạm tội cũng có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội (tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội

39

phạm - Điều 17 BLHS): người chuẩn bị phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện nếu hành vi của họ chuẩn bị phạm vào một trong các tội quy định tại Khoản 2 Điều 119 hoặc Khoản 1, 2 Điều 120 BLHS). Trong trường hợp phạm tội chưa đạt (tội phạm chưa thực hiện đến cùng là do nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội - Điều 18 BLHS), thì người phạm tội vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

Nhìn chung, BLHS Việt Nam đã tội phạm hóa tương đối toàn diện các hành vi phạm tội BBN. Tuy nhiên, mới chỉ đề cập đến hai trong nhiều hành vi khách quan của tội phạm BBN (mua, bán), còn các hành vi khác như: tuyển mộ, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp và tiếp nhận người chưa được đề cập đến. Để hoàn thiện hơn cần nghiên cứu tội phạm hóa hành vi trực tiếp BBN theo quy định tại Điều 3 Nghị định thư về chống BBN như nêu ở trên.

2.1.1.2. Về chế tài hình sự

Theo BLHS Việt Nam, BBN là tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người. Vì vậy, hình phạt đối với các tội phạm này có thể lên đến 20 năm tù hoặc tù chung thân, ngoài ra người phạm tội có thể bị phạt tiền bổ sung từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng. Chính sách hình sự đối với loại tội phạm này được thể hiện rõ tại Điều 3 BLHS, theo đó pháp luật nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; phạm tội có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả nghiêm trọng...

2.1.1.3. Dẫn độ

Các quy định liên quan đến vấn đề dẫn độ được quy định tại Chương 37 của BLTTHS. Theo đó, việc dẫn độ được thực hiện dựa trên các điều ước quốc tế Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập. Trong trường hợp giữa Việt Nam và nước yêu cầu dẫn độ chưa có các điều ước quốc tế có liên quan thì việc

40

dẫn độ cũng có thể được thực hiện dựa trên nguyên tắc có đi, có lại. Trên tinh thần đó, tất các các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập, trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và các hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã ký kết với các nước là cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện việc dẫn độ tội phạm.

2.1.1.4. Về xử lý tài sản có được từ hoạt động BBN

Theo pháp luật Việt Nam, việc xử lý tài sản có được từ hoạt động BBN là yêu cầu quan trọng trong đấu tranh PCBBN. Điểm b khoản 1 Điều 41 BLHS hiện hành quy định tịch thu, sung công quỹ nhà nước đối với công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội; vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có; vật thuộc loại Nhà nước cấm lưu hành. Để bảo đảm thực hiện, Điều 145 BLTTHS quy định việc tạm giữ đồ vật, tài liệu khi khám xét. Theo quy định tại Điều 28 và Điều 40 BLHS thì một trong những hình phạt bổ sung có thể được áp dụng đối với người phạm tội là tịch thu tài sản. Để bảo đảm thi hành hình phạt này, Điều 146 BLTTHS quy định về việc kê biên tài sản. Như vậy, quy định về xử lý tài sản có được từ hoạt động BBN phù hợp với quy định của Nghị định thư về chống BBN và các nguyên tắc khuyến nghị và hướng dẫn về QCN và BBN của Cao ủy Liên Hợp Quốc về nhân quyền về vấn đề xử lý tài sản do phạm tội mà có. Số tài sản bị tịch thu hoặc tiền của tội phạm được đưa vào công quỹ sử dụng theo quy định pháp luật về tài chính. Trong đó, một phần để thành lập quỹ phòng, chống tội phạm, có thể được sử dụng để hỗ trợ hoạt động đấu tranh PCBBN và bồi thường cho nạn nhân.

2.1.1.5. Không truy tố nạn nhân

Việc truy tố nạn nhân bị buôn bán không chỉ ngăn cản nạn nhân tiếp cận công lý và hưởng các quyền của họ, mà có thể làm mất cơ hội truy tố thủ phạm, vì họ có thể lo sợ không hợp tác với cơ quan điều tra để làm rõ vụ án.

41

Không truy tố nạn nhân được cộng đồng quốc tế đánh giá là phù hợp với tinh thần của Nghị định thư về chống BBN và các nguyên tắc, hướng dẫn về QCN và BBN của Cao ủy Liên Hợp Quốc về nhân quyền.

Nhìn chung, pháp luật Việt Nam coi người bị buôn bán là nạn nhân, không phải là tội phạm. Cụ thể là:

(1) Người tham gia vào các tệ nạn mại dâm không bị truy tố vì họ được coi là nạn nhân của tệ nạn xã hội chứ không phải là tội phạm; (2) Đối với người bị buôn bán có hành vi xuất nhập cảnh trái phép thì không bị xử lý theo điều 274 BLHS về tội xuất cảnh, nhập cảnh trái phép, tội ở lại nước ngoài hoặc ở lại Việt Nam trái phép vì họ bị lừa dối, hoặc ép buộc... do thủ đoạn phạm tội; (3) Nạn nhân bị buôn bán cũng có thể không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận và các tài liệu của cơ quan tổ chức (Điều 266 BLHS) trong trường hợp sử dụng các giấy tờ giả như: hộ chiếu, visa giả... để xuất nhập cảnh do đó là hậu quả trực tiếp của tội phạm [15, tr.179].

Như vậy, pháp luật Việt Nam phù hợp với pháp luật quốc tế về vấn đề này.

2.1.1.6. Quy định pháp luật liên quan đến sự tham gia của nạn nhân trong tố tụng hình sự

Khoản 2 Điều 51 BLTTHS quy định nạn nhân bị buôn bán với tư cách là người bị hại là một trong những người tham gia tố tụng. Khi tham gia tố tụng, họ có quyền: (1) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu; (2) Được thông báo về kết quả điều tra; (3) Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch; (4) Đề nghị mức bồi thường và các biện pháp bảo đảm bồi thường; (5) Tham gia phiên tòa; trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; và (6) Khiếu nại quyết định, hành vi của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; kháng cáo

42 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bản án, quyết định của Tòa án về phần bồi thường cũng như về hình phạt đối với bị cáo. Trong trường hợp người bị hại là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về thể chất, tinh thần, thì người đại diện hợp pháp của họ sẽ thay họ thực hiện những quyền nói trên.

Nhìn chung, pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam quy định tương đối đầy đủ để đảm bảo cho người bị hại tham gia vào quá trình tố tụng. Tuy nhiên, vẫn còn một số điểm chưa phù hợp như: theo quy định tại khoản 2 Điều 52 BLTTHS, người bị hại có quyền được thông báo về kết quả điều tra, nhưng trong các quy định cụ thể về điều tra chỉ có quy định gửi quyết định tạm đình chỉ điều tra cho người bị hại (Điều 160 BLTTHS), trong trường hợp Cơ quan điều tra đề nghị truy tố hoặc quyết định đình chỉ điều tra thì luật lại không quy định việc thông báo cho người bị hại (Điều 162 BLTTHS).

2.1.1.7. Thủ tục điều tra, xét xử nhằm bảo vệ các nạn nhân dễ bị tổn hại

Theo quy định của BLTTHS Việt Nam, trong trường hợp nạn nhân bị buôn bán là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về thể chất, tinh thần, thì người đại diện hợp pháp của họ sẽ thay họ thực hiện những quyền năng tố tụng (Điều 51 khoản 2 BLTTHS). Việc triệu tập những người này với tư cách là người bị hại để lấy lời khai được thực hiện thông qua cha, mẹ, hoặc người đại diện hợp pháp khác của họ (Điều 137, Điều 133 khoản 3 BLTTHS). Khi lấy lời khai của người dưới 16 tuổi phải mời cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp khác hoặc thầy giáo, cô giáo của người đó tham dự (Điều 137, Điều 135 khoản 5 BLTTHS). Điều 18 BLTTHS cho phép xét xử kín trong những trường hợp cần giữ thuần phong mỹ tục hoặc để giữ bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ. Như vậy, mặc dù BLTTHS Việt Nam đã quy định một số điểm để bảo vệ các nạn nhân dễ bị tổn hại nhưng chưa đủ để bảo vệ một cách toàn diện nạn nhân là người chưa thành niên, đặc biệt là nạn nhân của những tội phạm nhạy cảm như BBN, các tội phạm tình dục trong quá trình tố tụng.

43

Một phần của tài liệu Phòng, chống buôn bán người ở Việt Nam thực trạng và giải pháp Luận văn ThS. Pháp luật và quyền con người (Trang 44)