Trước tình hình BBN diễn ra phổ biến trên thế giới, để tăng cường hợp tác quốc tế, bên cạnh việc ký kết các văn bản pháp luật quốc tế của Liên Hợp Quốc các nước còn liên kết đề ra các chiến lược về PCBBN. Chiến lược về PCBBN được hiểu là chương trình hành động, kế hoạch hành động, tuyên bố chung... được xây dựng để đạt được những mục tiêu cụ thể mang tính dài hạn và các biện pháp, cách thức, con đường đạt đến các mục tiêu đó. Như vậy,một chiến lược về PCBBN phải giải quyết được tổng hợp ba vấn đề sau: (1) Xác định chính xác mục tiêu cần đạt được; (2) Xác định phương thức để đạt mục tiêu; và (3) Định hướng phân bổ nguồn lực để đạt được mục tiêu lựa chọn.Trong ba yếu tố trên, nguồn lực là có hạn, nhiệm vụ của chiến lược là tìm ra phương thức sử dụng các nguồn lực sao cho nó có thể đạt được mục tiêu một cách hiệu quả nhất. "Khi chiến lược đang được xây dựng, nó cần phải được trao đổi một cách rộng rãi để tìm kiếm sự hỗ trợ về nguồn nhân lực, tài chính, cũng như xác định các điểm chuẩn và thời gian hợp lý để giám
sát việc thực hiện và đánh giá sự tác động của nó" [10, tr.12].
32
trình hành động, kế hoạch hành động, tuyên bố chung... đề cập đến các vấn đề như phòng ngừa, bảo vệ nạn nhân, truy tố tội phạm BBN cũng như việc hồi hương và tái hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân... Một số kế hoạch hành động của khu vực đề cập tới đẩy mạnh hoạt động trao đổi thông tin về giáo dục, dạy nghề và các chiến dịch nâng cao nhận thức cho công chúng về PCBBN.
1.3.2.1. Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE): Kế hoạch hành động phòng, chống buôn bán người
Kế hoạch hành động của Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu được xác lập dựa trên cách tiếp cận vấn đề BBN một cách toàn diện, tôn trọng, bảo vệ và thực thi QCN. Kế hoạch tập trung vào việc phải đưa TPBBN ra xét xử và tiến hành các biện pháp phòng ngừa có hiệu quả đối với loại tội phạm này, đồng thời đòi hỏi các nước thành viên trong tổ chức khi tiến hành bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân phải mang tính nhân đạo và tình thương.Kế hoạch nhằm mục tiêu tạo dựng cho các quốc gia thành viên có cơ chế thúc đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia với nhau và với các tổ chức quốc tế gồm: bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân, phòng ngừa, truy tố các đối tượng phạm tội và các đối tượng có liên quan đóng vai trò hỗ trợ cho hoạt động phạm tội. Kế hoạch còn đưa ra các kiến nghị về "phương pháp để các quốc gia thành viên cũng như các cơ quan liên quan của tổ chức có thể giải quyết một cách tốt nhất các vấn đề chính trị,
kinh tế, pháp luật, hành pháp, giáo dục và các vấn đề liên quan khác" [44].
1.3.2.2. Sáng kiến của khu vực ASEAN về phòng, chống buôn bán PNTE: Kế hoạch hành động phòng, chống buôn bán PNTE
Hội nghị về phòng, chống buôn bán PNTE theo sáng kiến của khu vực ASEAN được tổ chức tại Manila năm 2000, có hơn 20 quốc gia, các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ tham dự đã xây dựng kế hoạch hành động phòng, chống buôn bán PNTE. Đại biểu các nước trong khu vực đã đề xuất kế hoạch hành động để thúc đẩy hợp tác, quan hệ đối tác giữa các chính
33
phủ, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế và các tổ chức xã hội dân sự trong bốn lĩnh vực mang tính chiến lược là "phòng ngừa, bảo vệ nạn nhân,
truy tố và tái hòa nhập cho nạn nhân" [40].
Ngoài ra, đại biểu các nước còn thống nhất xây dựng mạng lưới hợp tác khu vực để PCBBN, bao gồm cả hợp tác chia sẻ thông tin qua mạng Internet. Mục đích chính là thúc đẩy các chính phủ,các tổ chức phi chính phủ trong khu vực cùng nhau hợp tác và học hỏi kinh nghiệm, nỗ lực chống lại nạn buôn người. Trong đó, việc xây dựng website thông tin về PCBBN là một trong những nỗ lực tiêu biểu, bao gồm các thông tin về các quốc gia trong khu vực và các vấn đề cụ thể của mỗi quốc gia như: luật PCBBN,chương trình hành động PCBBN, thông tin liên hệ của các cơ quan chính phủ và các cơ quan có liên quan; các hoạt động phi chính phủ ở các quốc gia trong khu vực và những thông tin trong quá trình PCBBN của họ.
1.3.2.2. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á:Tuyên bố chống TPBBN đặc biệt là PNTE
Tại hội nghị thượng đỉnh lần thứ 10 của Hiệp hội các quốc gia ASEAN được tổ chức vào tháng 11/2004, những người đứng đầu của các quốc gia ASEAN đã ký tuyên bố PCBBN ở khu vực ASEAN. Tuyên bố là sự cụ thể hóa việc khẳng định của các nước ASEAN bảo vệ và giúp đỡ PNTE bị buôn bán. Theo đó, "các nước sẽ thiết lập các đầu mối liên lạc quốc gia về PCBBN, có trách nhiệm thu thập và công bố các dữ liệu về phát triển và các nỗ lực
của mỗi quốc gia trong khu vực" [41]. Bên cạnh đó, các quốc gia cam kết
thực hiện tuyên bố bằng chính sách và pháp luật của quốc gia để thực hiện một cách có hiệu quả các vấn đề liên quan đến BBN, đặc biệt là buôn bán PNTE thông qua các biện pháp: (1) Thiết lập mạng lưới liên lạc khu vực để phòng ngừa và đấu tranh PCBBN; (2) Thông qua các biện pháp bảo vệ an toàn đối với các giấy thông hành và các giấy tờ tùy thân không bị làm giả; (3)
34
Chia sẻ thông tin, tăng cường kiểm soát biên giới và cơ chế giám sát cũng như ban hành pháp luật cần thiết; (4) Tăng cường hợp tác giữa các nhà chức trách hành pháp; và (5) Đối xử với các nạn nhân bị buôn bán mang tính nhân đạo, đảm bảo sự hỗ trợ có hiệu quả và hồi hương nhanh chóng.
1.3.2.4. Hội nghị Á - Âu: Kế hoạch hành động PCBBN, đặc biệt là buôn bán PNTE
Hội nghị Á - Âu (ASEM) là sáng kiến liên kết của các thành viên các nước ASEAN và Liên minh châu Âu. Tại hội nghị ASEM gồm Bộ trưởng ngoại giao của các nước được tổ chức tại Bắc Kinh vào tháng 5/2001 đã đưa ra kế hoạch phối hợp hành động PCBBN, đặc biệt là buôn bán PNTE. Kế hoạch tập trung vào các hoạt động "phòng ngừa, bảo vệ nạn nhân, các vấn đề hành pháp cũng như về vấn đề phục hồi, hồi hương và tái hòa nhập cộng đồng cho
nạn nhân" [7, tr.24]. Đây là kế hoạch hành động chủ yếu hướng tới đẩy mạnh
việc ngăn chặn tình trạng các quốc gia thuộc khối ASEAN trở thành nơi cung cấp hoặc trung chuyển người sang các nước thuộc khối Liên minh châu Âu. Đồng thời, liên minh châu Âu cam kết hỗ trợ các nước ASEAN về mặt tài chính và chia sẻ những kinh nghiệm trong đấu tranh PCBBN.
1.3.2.5. Tuyên bố Brussels về phòng, chống buôn bán người
Năm 2002, Hội nghị châu Âu về PCBBN được tổ chức tại Brussels với chủ đề "Thách thức toàn cầu đối với thế kỷ 21" [7, tr.25], với sự tham dự của hơn 1000 đại biểu đại diện cho các quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu, các quốc gia gia nhập, các quốc gia ứng cử viên, các quốc gia thứ 3, các tổ chức quốc tế, các tổ chức liên chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức thuộc Liên minh châu Âu. Hội nghị đã đưa ra tuyên bố Brussels về PCBBN. Mặc dù Tuyên bố Brussels không phải là quyết định của Liên minh châu Âu nhưng nó trở thành hòn đá tảng trong đấu tranh PCBBN. Ủy ban châu Âu tuyên bố sử dụng tuyên bố Brussels như nền tảng trong công việc
35
tương lai của họ. Quốc hội châu Âu coi Tuyên bố Brussels là một trong các văn kiện của quốc hội. Mục đích của Tuyên bố Brussels là nhằm phát triển hơn nữa việc hợp tác quốc tế giữa các nước trong Liên minh châu Âu và sự hỗ trợ rộng rãi của các thành viên tham dự.
1.3.2.6. Cộng đồng kinh tế của các quốc gia Tây Phi: Sáng kiến kế hoạch hành động phòng, chống buôn bán người (2002 - 2003)
Năm 2001, Cộng đồng kinh tế các nước Tây Phi (ECOWAS) đã xây dựng kế hoạch hành động khu vực về PCBBN. Kế hoạch đề ra các "hành động mang tính khẩn cấp về PCBBN do các quốc gia thành viên của ECOWAS thực hiện
nhằm mục tiêu đẩy lùi tiến tới xóa bỏ nạn BBN trong khu vực" [7, tr.25]. Các
quốc gia thành viên đã cùng cam kết thực hiện: (1) Tạo điều kiện thuận lợi và chấp thuận đảm bảo an toàn cho nạn nhân bị buôn bán và hồi hương cho nạn nhân vô điều kiện hoặc không trì hoãn thiếu căn cứ hoặc mang tính chất chủ quan; (2) Thành lập lực lượng đặc nhiệm quốc gia PCBBN ở các quốc gia thành viên, lực lượng này sẽ kết hợp với nhau ở cấp độ các bộ ngành có liên quan và đưa ra các kiến nghị cho kế hoạch hành động quốc gia; (3) Tiến hành các biện pháp để tạo lập hoặc phát triển năng lực cho các trung tâm tiếp nhận, ở đó nạn nhân có thể được chu cấp các đồ dùng sinh hoạt thiết yếu và nơi cư trú; (4) Động viên các nạn nhân bị buôn bán cung cấp các bằng chứng cho hoạt động điều tra và truy tố các vụ án BBN thông qua việc quan tâm tới sự an toàn cho nạn nhân ở tất cả các giai đoạn của quá trình tố tụng, cho phép họ tạm trú trên lãnh thổ của mình.
1.3.2.7. Kế hoạch hành động của Hội nghị khu vực về di cư
Hội nghị khu vực về di cư - được gọi là tiến trình Puebla Processlà diễn đàn khu vực về di cư quốc tế gồm đại diện của các quốc gia Trung Mỹ: Canada, Cộng hòa Domica, Mehico và Mỹ. Nhóm này được thành lập năm 1996 nhằm mục tiêu cải thiện thông tin về vấn đề di cư giữa các cơ quan xây
36
dựng chính sách đối ngoại và xuất nhập cảnh trong khu vực. Năm 2002, một kế hoạch hành động được thông qua tại một hội nghị khu vực về vấn đề di cư được tổ chức tại Goatemala gồm các mục tiêu: (1) Khuyến khích chính phủ của các quốc gia khu vực chưa tiến hành hình sự hóa tội BBN quy định vấn đề này vào nội luật; (2) Quy định các hoạt động của hệ thống sỹ quan liên lạc đấu tranh chống đưa người di cư trái pháp phép và BBN; (3) Tăng cường hợp tác thông qua kế hoạch hoạt động của khu vực để tạo lập an toàn cho khu vực biên giới; (4) Tăng cường nhận thức cho công chúng về sự nguy hiểm và các rủi ro của việc di cư bất hợp pháp hoặc không có giấy tờ thông qua các chiến dịch truyền thông; và (5) Tăng cường việc tôn trọng các QCN đối với tất cả những người di cư không kể đến tình trạng di cư của họ với sự chú ý đặc biệt đối với việc bảo vệ các quyền của các nhóm dễ bị tổn thương như PNTE.
Tóm lại, tội phạm BBN mang tính xuyên quốc gia, gần như bất cứ sự thành công nào ở cấp độ quốc gia cũng không thể thiếu sự hợp tác quốc tế. Đó là lý do tại sao các chiến lược PCBBN đã và đang được xây dựng và thực hiện ở các khu vực khác nhau trên thế giới. Việc xác định các chiến lược về PCBBN có vai trò rất quan trọng, nó là sự thống nhất nhận thức và hành động về mục tiêu cần đạt được, phương thức tiến hành và sử dụng nguồn lực có hiệu quả. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là thúc đẩy sự hợp tác quốc tế của các nước trên thế giới, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ tăng cường hợp tác quốc tế để nâng cao hiệu quả công tác PCBBN.
37
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG BUÔN BÁN NGƯỜI