"Liên Hợp Quốc và hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có quan điểm coi hoạt động BBN là những hành vi phạm tội nguy hiểm, vi phạm nhân
quyền một cách nghiêm trọng" [17, tr.203]. Trong quá trình nỗ lực đấu tranh
để xóa bỏ TPBBN, các công ước của Liên Hợp Quốc và các văn kiện pháp lý khu vực đã tạo nên khuôn khổ pháp lý quốc tế yêu cầu các quốc gia thành
26
viên phải quy định rõ trong nội luật của mình để xử lý có hiệu quả loại tội phạm này. Các văn kiện pháp lý quốc tế này còn tạo dựng một khuôn khổ pháp lý cho các quốc gia hợp tác với nhau trên nhiều lĩnh vực trong đấu tranh PCBBN. Các văn bản pháp lý có liên quan trực tiếp là:
1.3.1.1. Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia:
Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 15/11/2000, có hiệu lực ngày 29/9/2003; có 147 nước đã ký và hiện có 133 quốc gia thành viên. Việt Nam ký Công ước này ngày 13/12/2000, phê chuẩn ngày 29/12/2011. Mục tiêu của Công ước là thúc đẩy hợp tác quốc tế giữa các quốc gia nhằm ngăn ngừa và chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia một cách hiệu quả hơn. Bổ sung cho Công ước có hai nghị định thư: (1) Nghị định thư về phòng ngừa, trấn áp và trừng trị việc BBN, đặc biệt là PNTE; (2) Nghị định thư về chống đưa người di cư trái pháp luật bằng đường bộ, đường biển và đường không.Nội dung của Công ước gồm năm vấn đề chính:
- Về nghĩa vụ hình sự hoá: Các điều 5, 6, 8 và 23 của Công ước yêu cầu
các quốc gia thành viên phải quy định những hành vi là tội phạm gồm: tham gia vào các nhóm tội phạm có tổ chức,tẩy rửa tài sản do phạm tội mà có, tham nhũng và cản trở công lý.
- Về điều tra, truy tố, xét xử: Các điều 10, 11, 12, 15, 20, 26 của Công
ước quy định về trách nhiệm của các quốc gia thành viên và các giải pháp không bắt buộc nhằm tăng cường hiệu quả điều tra, truy tố, xét xử đối với các tội phạm thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước.
- Về bảo vệ nhân chứng, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân: Điều 24 và 25 của
Công ước yêu cầu các quốc gia thành viên tiến hành các biện pháp thích hợp trong khả năng để bảo vệ nạn nhân khỏi bị đe doạ, trả thù. Điều 25 của Công
27
ước còn yêu cầu các quốc gia thành viên phải có biện pháp thích hợp để hỗ trợ nạn nhân, thiết lập thủ tục thích hợp để nạn nhân đòi bồi thường những tổn thất phải gánh chịu và cho phép nạn nhân được trình bày quan điểm trong quá trình tố tụng.
- Về hợp tác quốc tế: Các điều 13, 14, 16, 18, 19, 27 của Công ước quy
định vấn đề hợp tác quốc tế trong việc kê biên, tịch thu tài sản, dẫn độ, tương trợ tư pháp, phối hợp điều tra và các hình thức hợp tác quốc tế khác.
- Về phòng ngừa: Điều 7, Điều 9 của Công ước quy định một số biện
pháp phòng ngừa cụ thể để chống tẩy rửa tài sản do phạm tội mà có và chống tham nhũng.
Như vậy, Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia là sự ứng phó của cộng đồng quốc tế với cách tiếp cận vấn đề mang tính toàn cầu. Công ước hướng tới mục tiêu thúc đẩy các quốc gia áp dụng các biện pháp có hiệu quả chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và tăng cường hợp tác quốc tế. Công ước tôn trọng sự khác biệt và tính riêng biệt của văn hóa và truyền thống pháp lý của mỗi quốc gia, đồng thời hỗ trợ các nước tháo gỡ các rào cản để tăng cường hợp tác quốc tế chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia có hiệu quả.
1.3.1.2. Nghị định thư về phòng ngừa, trấn áp và trừng trị việc buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em:
Nghị định thư về phòng ngừa, trấn áp và trừng trị việc BBN, đặc biệt là PNTE, bổ sung Công ước của Liên Hợp Quốc chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 15/11/2000, có hiệu lực ngày 25/12/2003, 117 quốc gia đã ký, hiện có 111 quốc gia đã phê chuẩn trở thành thành viên. Việt Nam phê chuẩn Nghị định thư này vào ngày 29/12/2011. Nghị định thư này gồm các nội dung:
28
đưa ra được một định nghĩa rõ ràng về BBN (Điều 3). Trên cơ sở định nghĩa, Nghị định thư yêu cầu các quốc gia thành viên quy định hành vi BBN và cả những hành vi phạm tội chưa đạt, đồng phạm là tội phạm (Điều 5).
- Về bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân: Nghị định thư quy định việc bảo vệ và
hỗ trợ nạn nhân bị buôn bán như: việc bảo vệ sự riêng tư và các đặc điểm nhận dạng của nạn nhân; cung cấp thông tin về tiến trình tố tụng cho nạn nhân; hỗ trợ nạn nhân trình bày quan điểm trong phiên tòa xét xử; hỗ trợ nạn nhân tái hoà nhập (Điều 6).Nghị định thư còn yêu cầu quốc gia thành viên cân nhắc áp dụng các biện pháp cho phép nạn nhân được ở lại tạm thời hoặc vĩnh viễn tại quốc gia đích (Điều 7); quy định trách nhiệm của quốc gia gốc trong việc tạo điều kiện thuận lợi, tiếp nhận nạn nhân hồi hương (Điều 8).
- Về phòng ngừa: Nghị định thư yêu cầu các quốc gia thành viên thiết
lập các chính sách, chương trình tổng thể và các biện pháp khắc phục để PCBBN và bảo vệ nạn nhân bị buôn bán, đặc biệt là PNTE (Điều 9); quy định nghĩa vụ tăng cường kiểm soát biên giới, trong phạm vi có thể để phòng ngừa và phát hiện các hành vi BBN (Điều 11). Các quốc gia thành viên phải áp dụng các biện pháp cần thiết đảm bảo chất lượng, độ an toàn, tính thống nhất của các giấy tờ tuỳ thân và du lịch để ngăn ngừa việc tẩy xóa, sửa chữa, làm giả để sử dụng vào việc BBN (Điều 12).
- Về hợp tác quốc tế: Các Điều 8, 9, 10, 11, 13 quy định các biện pháp
hợp tác quốc tế cụ thể về hồi hương nạn nhân bị buôn bán, phòng ngừa việc BBN, trao đổi thông tin và đào tạo, kiểm soát biên giới, thẩm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các giấy tờ tuỳ thân và du lịch.
1.3.1.3. Nghị định thư về chống đưa người di cư trái pháp luật bằng đường bộ, đường biển và đường không:
Nghị định thư về chống đưa người di cư trái pháp luật bằng đường bộ, đường biển và đường không, bổ sung Công ước của Liên Hợp Quốc về chống
29
tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 15/11/2000 và có hiệu lực ngày 28/01/2004, 112 quốc gia ký và hiện có 105 quốc gia là thành viên. Mục đích của Nghị định thư này nhằm ngăn chặn và đấu tranh với việc đưa người di cư trái phép, tăng cường việc hợp tác giữa các quốc gia thành viên, đồng thời bảo vệ QCN của những người di cư bị đưa đi trái phép. Về nội dung, Nghị định thư về chống đưa người di cư trái pháp luật chủ yếu điều chỉnh bốn vấn đề là: định nghĩa đưa người di cư trái pháp luật và hình sự hoá hành vi BBN; hỗ trợ và bảo vệ nạn nhân; phòng ngừa và hợp tác quốc tế.
Về mối quan hệ giữa Công ước và hai Nghị định thư, Công ước về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia đưa ra các biện pháp chung chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia. Công ước tập trung vào một số loại tội phạm chủ yếu tạo ra những điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các nhóm tội phạm có tổ chức khác. Các Nghị định thư bổ sung cho Công ước tập trung vào các loại tội phạm cụ thể. Bên cạnh đó, Công ước cũng quy định các nguyên tắc cơ bản để điều tiết mối quan hệ giữa Công ước với các Nghị định thư: không một quốc gia nào có thể trở thành quốc gia thành viên của một Nghị định thư trừ khi quốc gia đó là thành viên của Công ước; Công ước và Nghị định thư phải được giải thích với nhau; các điều khoản của Công ước áp dụng cho Nghị định thư phải mang tính tương thích; các tội quy định trong Nghị định thư được đề cập tới như các tội được quy định phù hợp với Công ước và các yêu cầu của Nghị định thư là chuẩn mực tối thiểu, các biện pháp được quy định của quốc gia có thể rộng hơn về phạm vi và nghiêm khắc hơn so với yêu cầu của Nghị định thư.
Ngoài Công ước và hai Nghị định thư quan trọng nêu trên, còn có rất nhiều Công ước quốc tế khác có liên quan về PCBBN nhưng trong luận văn này chỉ đề cập đến các văn bản quan trọng sau:
30
phụ nữ được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 18/12/1979 và có hiệu lực vào ngày 03/9/1981, hiện có 183 quốc gia thành viên. Việt Nam ký Công ước này ngày 29/7/1980, phê chuẩn ngày 17/2/1982.
(2) Công ước về quyền trẻ em được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 20/11/1990, có 192 quốc gia thành viên. Việt Nam đã ký Công ước này vào ngày 26/11/1990.
(3) Nghị định thư không bắt buộc bổ sung Công ước Quyền trẻ em, về mua bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hoá phẩm khiêu dâm trẻ em bổ sung cho Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em, được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 25/5/2000, có hiệu lực ngày 18/01/2002. Hiện nay có 114 quốc gia đã ký, trong đó có 107 quốc gia đã trở thành thành viên của Nghị định thư. Việt Nam ký Nghị định thư này ngày 08/9/2000 và phê chuẩn ngày 20/12/2001.
(4) Công ước số 182 của ILO về Nghiêm cấm và các hành động khẩn cấp để xoá bỏ tất cả những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất, 1999 được thông qua ngày 17/6/1999, có hiệu lực ngày 19/01/2000, hiện có 160 quốc gia thành viên. Việt Nam đã phê chuẩn Công ước này vào ngày 19/12/2000.
(5) Công ước Lahay số 33 ngày 29/5/1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế. Công ước này chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/5/1995. Hiện nay, 88 quốc gia trên toàn thế giới đã trở thành thành viên của Công ước này. Việt Nam ký Công ước vào ngày 07/12/2010, phê chuẩn ngày 01/11/2011 và Công ước này chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam kể từ ngày 01/02/2012.
Ngoài ra, một văn bản rất quan trọng về vấn đề BBN và bảo vệ QCN là
"Các nguyên tắc khuyến nghị và hướng dẫn về QCN và BBN của Cao ủy Liên Hợp Quốc về nhân quyền để hướng dẫn và khuyến nghị các quốc gia trên thế
giới đảm bảo QCN trong đấu tranh PCBBN" [42]. Đây là văn bản rất quan
31
gia dưới góc độ QCN. Nó có sức mạnh tinh thần không thể phủ nhận, nó đưa ra những khuyến nghị, hướng dẫn về cách ứng xử của các quốc gia đối với vấn đề BBN và được chấp nhận rộng rãi trong cộng đồng quốc tế, là một trong những tiêu chí để đánh giá tình hình bảo vệ QCN của mỗi quốc gia.
Như vậy, trong vòng hơn một thế kỷ qua, Liên Hợp Quốc đã xây dựng được một hệ thống khá toàn diện và cụ thể các tiêu chuẩn pháp lý quốc tế về PCBBN. Những quy định này thể hiện tính nhân bản sâu sắc, kết tinh những giá trị nhân văn của nhân loại. Nhìn từ góc độ QCN, hệ thống các tiêu chuẩn pháp lý quốc tế về PCBBN có ý nghĩa to lớn trong việc thúc đẩy các quốc gia tăng cường hợp tác quốc tế về PCBBN - một loại tội phạm nguy hiểm, đi ngược lại với xu hướng phát triển của xã hội loài người.