Môi trường kinh tế: Những năm gần đây, đặc biệt là năm 2011cùng

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Bắc Ninh (Trang 50)

với sự biến động mạnh của thị trường tiền tệ là sự thay đổi rất lớn cơ cấu nguồn vốn theo hướng kỳ hạn ngắn dần, luồng tiền vào ngân hàng bị tác động bởi các yếu tố lạm phát, suy giảm kinh tế, tỷ giá ngoại tệ, tâm lý... mang lại rủi ro thị trường rất lớn cho các TCTD. Bên cạnh đó, các cuộc khủng hoảng nợ ở Châu Âu cũng có sức ảnh hưởng không nhỏ đến tâm ký nhà đầu tư, người dân, làm cho thị trường biến đổi không ổn định. Sự suy giảm liên tục của thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản trong nước, ảnh hưởng xấu của nền kinh tế thế giới tạo ra nhiều sức ép và khó khăn cho khách hàng của ngân hàng.

- Môi trường pháp lý: Hệ thống pháp luật được ban hành không đồng bộ và chưa phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế. Hệ thống pháp luật của nước ta tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn nhiều bất cập so với yêu cầu của nền kinh tế thị trường, vừa thiếu lại vừa không đồng bộ, thậm chí còn có những điểm chồng chéo mâu thuẫn giữa các văn bản luật và dưới luật. Do điều kiện pháp lý như vậy, việc thực hiện quy chế tín dụng cũng có nhiều khó khăn, vướng mắc.

+ Việc ban hành các văn bản tín dụng về cấp độ còn chưa phù hợp dẫn đến có sự chồng chéo trùng lặp nên hướng dẫn, tổ chức thực hiện gặp khó khăn.

+ Các văn bản, chế độ tín dụng hiện tại đã được sửa đổi, bổ sung thường xuyên để tạo hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng, nhưng điều kiện thực tế còn bất cập nên thực hiện còn gặp nhiều khó khăn.

b) Nguyên nhân chủ quan

* Từ phía khách hàng vay:

-Do kinh doanh thua lỗ, phá sản, hàng hóa chậm tiêu thụ:

Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng nợ quá hạn tại NHCT Bắc Ninh . Nguyên nhân này bắt nguồn từ việc khách hàng chọn kinh doanh những mặt hàng ít có nhu cầu, ít có sức cạnh tranh. Hơn nữa trong quá trình

điều hành sản xuất kinh doanh tỏ ra yếu kém về năng lực quản lý, trình độ kỹ thuật công nghệ lạc hậu dẫn đến năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm kém, giá thành cao không đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu, không đủ sức cạnh tranh với hàng ngoại nhập vừa phong phú về mẫu mã, chủng loại, chất lượng tốt, giá cả hợp lý, do vậy hàng hóa khó tiêu thụ và thua lỗ là tất yếu không có tiền trả nợ Ngân hàng.

Ví dụ như ông Nguyễn Văn Nam (thành phố Bắc Ninh), nhập các mặt hàng máy vi tính, máy tính bảng, Ipad, laptop xa xỉ, đắt tiền không phù hợp với phần đông người tiêu dùng ở tỉnh nên hàng hóa chậm tiêu thụ, dẫn đến không trả được nợ đúng hạn.

-Do công nợ chưa thu được.

Nợ quá hạn do nguyên nhân này cũng khá lớn trong tổng số nợ quá hạn của NHCT Bắc Ninh. Đây chính là hiện tượng nợ nần dây dưa chiếm dụng vốn lẫn nhau đang diễn ra khá phổ biến trong nền kinh tế thị trường gây khó khăn cho việc trả nợ Ngân hàng.

-Do sử dụng sai mục đích.

Nợ quá hạn bắt nguồn từ nguyên nhân này chủ yếu là từ thành phần kinh doanh cá thể. Trong thực tế, Ngân hàng quản lý vốn vay của khu vực khách hàng cá nhân khó hơn nhiều so với doanh nghiệp vì mua bán kinh doanh của khu vực này thường không có chứng từ sổ sách ghi chép khoa học, đầy đủ theo chế độ kế toán hiện hành. Nhận thức được điều này và do hám lợi họ đã không đầu tư vào phương án kinh doanh đã trình Ngân hàng mà đầu tư vào những lĩnh vực khác có khả năng thu lợi nhuận cao nhưng mức độ rủi do rất lớn , do đó khi thua lỗ họ không có khả năng trả nợ Ngân hàng đúng hạn. Như của anh Nguyễn Thế Chí đã sử dụng vốn của Ngân hàng sai mục đích, tự buôn bán bất động sản, làm ăn không tốt nay đã bị thất thu nặng do đó vẫn chưa trả được nợ cho Ngân hàng.

-Do nguyên nhân khác.

Đó là những trường hợp khách hàng bị rủi ro khách quan như bị mất cắp, bị lừa đảo. Trong những trường hợp đó ngân hàng sẽ tăng cường giám

sát, đôn đốc thu nợ hoặc xử lý tài sản thế chấp nếu khách hàng không trả được nợ.

* Nguyên nhân từ phía ngân hàng

- Mặc dù Ngân hàng đã xây dựng được những nội dung cơ bản trong chính sách quản trị rủi ro tín dụng nhưng việc áp dụng vào thực tế còn chưa tốt.

Ngân hàng cần phải tiếp tục bổ sung để phù hợp với những tiêu chuẩn quốc tế: Cần áp dụng nhiều tiêu chuẩn đo lường rủi ro tín dụng theo phương pháp định lượng, cần quán triệt hơn nữa việc thực hiện các quy định phân quyền phán quyết tín dụng... Bên cạnh đó, Ngân hàng đã có hệ thống bảng chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng nhưng mới áp dụng phổ biến ở khách hàng doanh nghiệp, còn khách hàng cá nhân thì vẫn chưa được triển khai đồng bộ. Đối với khách hàng cá nhân mới thì việc chấm điểm chỉ mang tính chất tham khảo, độ chính xác chưa cao. Hơn nữa, việc kiểm soát các chỉ tiêu trong bảng chấm điểm tín dụng đối với các cá nhân Việt Nam là vô cùng khó khăn như về chi tiêu, tài sản, số người sống phụ thuộc.... Vì vậy chất lượng thẩm định một số khoản cho vay còn chưa cao.

-Có sự chênh lệch trình độ của cán bộ và quy trình tuyển nhân viên mới còn chưa hiệu quả

Tuy trình độ chung của cán bộ tại NHCT Bắc Ninh khá cao, nhưng vẫn có sự chênh lệch đáng kể về trình độ cán bộ trong một phòng, giữa các phòng... Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ mà Ngân hàng mới tuyển khá nhiều và đội ngũ này chủ yếu còn trẻ chưa có kinh nghiệm trong công tác tín dụng, chưa nắm bắt được tất cả nội dung của các quy trình tín dụng mới và điều này sẽ có thể dẫn đến rủi ro cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Bắc Ninh (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w