đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng, thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghịcấp tín dụng chịu trách nhiệm về quản lý, xử lý nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro, nợ được chính phủ xử lý .
Tổ xử lý nợ: Có chức năng quản lý trực tiếp, thực hiện các tác nghiệp liên quan đến việc giải ngân, thu hồi nợ. Đảm bảo số liệu trên hệ thống khớp đúng với số liệu trên hồ sơ. Đảm bảo việc lưu giữ hồ sơ vay đầy đủ và an toàn. Đảm bảo các khoản cấp tín dụng đều tuân thủ các bước trong quy trình tín dụng.
NHCT Bắc Ninh luôn lấy tính hiệu quả của phương án/dự án làm cơ sở hàng đầu trong xét duyệt cho vay. Song để phòng ngừa rủi ro có thể xẩy ra và ràng buộc trách nhiệm của khách hàng trong việc sử dụng vốn có hiệu quả thì Ngân hàng luôn yêu cầu khách hàng phải có tài sản thế chấp. Việc thẩm định hiện trạng của các tài sản, các giấy tờ cần thiết cũng như đánh giá khi cho vay đều được thực hiện một cách chặt chẽ.
2.3.1.7 Tuyển dụng và đào tạo đội ngũ cán bộ tín dụng có trình độ và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp
Ngân hàng đã tăng cường tuyển dụng đội ngũ cán bộ nhân viên bổ sung nguồn lực cho bộ phận tín dụng. Ngân hàng đã tiến hành đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ và tạo điều kiện thuận lợi cho họ trong công tác.
2.3.1.8 Thực hiện phân tán rủi ro
NHCT Bắc Ninh đã thực hiện phân tán rủi ro tín dụng bằng cách:
- Đa dạng hoá phương thức cho vay, đa dạng hoá khách hàng vay, không tập trung tín dụng vào một khách hàng/một nhóm khách hàng mà tiến hành cho vay nhiều đối tượng khách hàng, nhiều ngành kinh tế...
- Đối với các khách hàng có nhu cầu vay lớn thì Ngân hàng đã thực hiện cho vay đồng tài trợ.
- Đội ngũ cán bộ của Ngân hàng đã chủ động tìm kiếm những khách hàng tiềm năng, các dự án/phương án sản xuất kinh doanh khả thi và Ngân hàng cũng luôn quan tâm duy trì, củng cố mối quan hệ với khách hàng truyền thống.
2.3.2 Một số kết quả đạt được trong công tác phòng ngừa và hạnchế rủi ro tín dụng chế rủi ro tín dụng
Trong những năm qua với những nỗ lực trong việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, NHCT Bắc Ninh đã đạt được một số kết quả:
- Chất lượng tín dụng ngày càng tăng thể hiện ở tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu thấp và có xu hướng giảm qua các năm:
+ Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay qua 3 năm 2011-2013 tương ứng là 0,36%; 0,053%; 0,016%.
+ Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay qua 3 năm 2011-2013 tương ứng là 0,176%; 0,053%; 0,016%.
+ Không có nợ khoanh.
- Ngân hàng thực hiện nghiêm túc việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng theo quy định của NHNN.
- Tình hình sử dụng dự phòng để xử lý nợ xấu giảm dần chứng tỏ công tác thu nợ của Chi nhánh khá tốt. Như năm 2011 và 2013 không phải sử
dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng.
- Cơ cấu cho vay ngày càng hợp lý: Ngân hàng chủ động tìm kiếm khách hàng tiềm năng, các phương án/dự án khả thi. Hạn chế cho vay đối với các doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả, các ngành kinh tế, các mặt hàng có nhiều biến động về thị trường. Mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, các ngành kinh tế, mặt hàng có thị trường tiêu thụ ổn định (điện, viễn thông...). Chính điều này đã tăng chất lượng các khoản cho vay.
- Thực hiện tốt các quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt
động tín dụng bao gồm giới hạn cho vay một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng, giới hạn cho vay một nhóm khách hàng không vượt quá 50%, tỷ lệ nợ quá hạn đảm bảo ở mức an toàn theo quy định của NHNH với tỷ lệ nợ quá hạn < 3%.
- Trong năm vừa qua, NHCT Bắc Ninh đã tích cực đề ra các biện pháp
để thu hồi nợ xấu như là thành lập ban xử lý nợ với quyết tâm và triệt để
trong công tác xử lý nợ xấu. Mặt khác, Ngân hàng rất quan tâm, đốc thúc các khách hàng vay trong việc chi trả gốc và lãi.
- Tích cực thực hiện các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro
tín dụng.
Để thuận tiện trong việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, NH đã tiến hành phân loại khách hàng vay vốn theo: Thời hạn vay, loại tiền, loại hình doanh nghiệp, theo ngành kinh tế giúp Ngân hàng quản lý khoản cho vay một cách khoa học và hiệu quả.
NHCT Bắc Ninh cũng tích cực trong công tác đào tạo và nâng cao trình độ, khả năng xử lý công việc độc lập.
Áp dụng quy trình tín dụng mới đối với các đối tượng khách hàng khác nhau: Khách hàng doanh nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân. Quy trình mới quy định chặt chẽ hơn có sự phân tách chức năng, nhiệm vụ rõ ràng giữa các phòng tín dụng giúp cho Ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát rủi ro tốt hơn cho Ngân hàng và tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế.
2.3.3. Một số tồn tại và nguyên nhân 2.3.3.1. Một số tồn tại 2.3.3.1. Một số tồn tại
Mặc dù Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh đã tích cực tiến hành nhiều biện pháp để phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng nhưng rủi ro vẫn xảy ra trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng. Dưới đây là một số tồn tại:
Nợ quá hạn và nợ xấu vẫn tồn tại, số dư nợ quá hạn qua các năm từ
2011đến 2013 lần lượt là 2975, 700, 231 triệu đồng. Đặc biệt năm 2012 và 2013 nợ quá hạn tập trung vào khách hàng là cá nhân (100%).
Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
Số dự phòng rủi ro tín dụng thực tế vẫn phải trích thêm tuy có xu hướng tăng, qua 3 năm 2011-2013 tương ứng là 867, 4250, 2305 triệu đồng. Chứng tỏ chất lượng một số khoản cho vay chưa cao, tuy rằng khoản nợ bị chuyển sang nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn đã giảm nhiều.
Cơ cấu cho vay chưa cân đối, hợp lý
- Tập trung vốn tín dụng quá nhiều vào cho vay ngắn hạn thể hiện ở tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn qua 3 năm 2011-2013 tương ứng là: 74,6%, 74,52%, 79,65%. Trong khi đó tỷ trọng cho vay trung dài hạn còn thấp.
- Cho vay ngành thương mại dịch vụ và công nghiệp chế biến năm
2012 và 2013 chiếm tỷ trọng cao, lần lượt là 33,2% - 23,44% và 30,77% -32,05% trong tổng dư nợ cho vay năm 2011 và 2012; trong khi đó các ngành 32,05% trong tổng dư nợ cho vay năm 2011 và 2012; trong khi đó các ngành
khác chiếm tỷ trọng thấp như nông lâm chiếm 0,8%; xây dựng chiếm 3,75%... Sự tập trung vốn vào cho vay 2 ngành này có thể gây rủi ro rất lớn cho Chi nhánh khi các ngành này gặp khó khăn, chịu sự cạnh tranh gay gắt. Vì vậy cần phân bổ vốn cho vay cân đối, không tập trung quá nhiều vào một ngành.
2.3.3.2. Nguyên nhâna) Nguyên nhân khách quan a) Nguyên nhân khách quan