Phƣơng thức thâm nhập:

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG VĂN HÓA TẠI ANH VÀ PHÁP ĐẾN CHIẾN LƢỢC MARKETING QUỐC TẾ (Trang 37)

2. Phân tích ảnh hƣởng văn hóa đến marketing quốc tế:

2.5.Phƣơng thức thâm nhập:

Điểm chung của hai quốc gia này là điều là các nƣớc tiên tiến, có nền khoa học kĩ thuật cao, tài chính vững mạnh, nhận lực có trình độ kĩ thuật cao. Nên việc xây dựng cơ sở sản xuất các nhóm mặt hàng có mức chất xám thấp ở 2 nƣớc sở tại này là khó khả thi, mang tính rủi ro cao, không thể cạnh tranh nỗi với các công ty trong nƣớc đó. Do đó, phƣơng thức nhập hàng trực tiếp các mặt hàng có mức chất xám thấp vào thị trƣờng này thì có tính khả thi nhất. Chỉ cần lƣu ý đến sự nghiên cứu các sản phẩm cho phù hợp nhu cầu và điệu kiện của thị trƣờng nhập khẩu thì khả năng tiêu thụ hàng sẽ cao hơn. Các mặt hàng chính thƣờng là nguyên nhiên liệu, hoặc các sản phẩm thực phẩm đã qua sơ chế, quần áo may mặc… Các mặt hàng này thƣờng ở các nƣớc chính quốc có lợi thế về nhân công thấp và nguồn tài nguyên tại chỗ.

Riêng đối với các mặt hàng có mức chất xám cao phƣơng thức liên doanh là chọn lựa tối ƣu, vì với chọn lựa này, công ty có thể kết hợp sức mạnh về khả năng sƣ dụng nhân lực giá rẻ và tài nguyên ở chính quốc để sản xuất ra các linh kiện bộ phận hoặc nguyên liệu thô sau đó nhập vào nƣớc sở tại để lắp ráp. Với danh tiếng và sự am hiểu về văn hóa, cũng nhƣ pháp luật ở nƣớc sở tại sẽ làm cho rủi ro giảm đi rất nhiều. Mà lợi thế cạnh tranh về giá cũng nhƣ chất lƣợng lại tăng cao. Và khi đã xác lập đƣợc vị trí của mình trên thị trƣờng, ta có thể tiến hành thêm phƣơng thức liên minh chiên lƣợc để tiếp tục phát triển thƣơng hiệu và tăng thị phần, tạo cơ hội mở rộng nhanh chóng.

Một chọn lựa khác cũng mang tính khả thi là đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài dƣới hình thức mua lại công ty đang hoạt động. Trong tình trạng kinh tế thế giơi đang khủng hoảng, khối liên minh châu Âu đang lún sâu vào nợ công. Không ít các thƣơng hiệu nhỏ nhƣng nỗi tiếng đang gặp khó khăn về tài chính. Đây là cơ hội giúp cho ta thâm nhập nhanh vào các thị trƣờng mà ở đó đã có sẳn nền móng và danh tiếng ở mức độ nào đó, mà lại ít sóng gió cạnh tranh. Dần dần tiếp cận và chiếm thị phần.

Anh và Pháp đều theo chủ trƣơng phát triển đa dạng văn hoá. Chính quyền tích cực tiến hành chính sách phổ biến văn hóa, đồng thời Tài trợ tƣ nhân là một hiện tƣợng đã có từ lâu trong lĩnh vực văn hóa nhƣng sự phát triển tài trợ của các doanh nghiệp, tƣơng tự nhƣ hoạt động tài trợ doanh nghiệp đã có từ lâu tại Mỹ, là hiện tƣợng gần đây mới xuất hiện. Do đó các doanh nghiệp lớn có thể thâm nhập thị trƣờng trƣớc hết thông qua việc tài trợ sản phẩm cho các Quỹ bảo tồn văn hoá quốc gia. Việc lập các quĩ hay tài trợ cho các hoạt động có uy tín giờ

Marketing quốc tế Page 33

đây trở thành chính sách truyền thông và thâm nhập thi trƣờng của nhiều tập đoàn lớn, ví dụ nhƣ tài trợ cho Quĩ Cartier dành cho nghệ thuật tạo hình, Vuitton cho nghệ thuật âm nhạc, GAN cho điện ảnh và các Quĩ khác, đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức các hoạt động văn hóa và giúp đỡ các nghệ sĩ trẻ. Các hoạt động bảo vệ di sản vốn rất tốn kém cũng đƣợc các doanh nghiệp chi trả hay đồng tài trợ : EDF đã tham gia vào công tác trùng tu mái vòm lâu đài Invalides, Kodak tham gia công tác tái tạo hang động Lascaux...

Ngoài ra, khi tiến hành định giá cần quan tâm đến các yếu tố tác động đến giá quốc tế nhƣ chi phí sản xuất sản phẩm, chi phí vận tải, thuế quan, nhu cầu thị trƣờng, tình hình cạnh tranh, những ảng hƣởng chính trị, pháp luật.

 Nghiên cứu thị trƣờng giúp nhà sản xuất tìm hiểu sâu về các mức giá bản lẻ và giá bán buôn, lợi nhuận cụ thể và giá của đối thủ cạnh tranh trên thị trƣờng.

 Phân tích đối tƣợng khách hàng để phân khúc thị trƣờng sản phẩm, tìm ra khách hàng tiềm năng và định đƣợc giá bán đối với từng phân khúc khách hàng cụ thể.

 Dự báo thị trƣờng: mức giá có thể tăng giảm phụ thuộc vào mức cầu thị trƣờng, sự biến động về giá ở các mặt hàng hỗ trợ hoặc thay thế. Vì vậy, khi thâm nhập thị trƣờng, cần có đƣa ra những dự báo về thị trƣờng để hạn chế thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra.

 Hãy tính mức giá mà thị trƣờng có thể chấp nhận đƣợc: Đừng đƣa ra mức giá quá cao so với "điểm giới hạn về giá", là giá mà thị trƣờng chấp nhận đối với các sản phẩm tƣơng tự. Mức giá nhà xuất khẩu cần tƣơng đƣơng với các mức giá của đối thủ cạnh tranh và tƣơng ứng với chất lƣợng sản phẩm, khả năng giao hàng và quảng bá của công ty.

-

Ngoài ra một trong những nội dung quan trọng của quyết định về giá sản phẩm xuất khẩu là xá c định mối quan hệ giữa giá xuất khẩu và giá nội địa. Các trƣờng hợp:

 Giá xuất khẩu cao hơn giá nội địa, thƣờng để bù đắp chi phí xâm nhập thị trƣờng ngoại.

 Giá xuất khẩu bằng giá nội địa, biện pháp an toàn trong môi trƣờng mới của các doanh nghiệp thiếu kinh nghiệm xuất khẩu.

 Giá xuất khẩu thấp hơn giá nội địa,thƣờng đƣợc áp dụng trong trƣờng hợp sản phẩ m chƣa đƣợc ngƣời tiêu dùng biết đến hoặc cạnh

Marketing quốc tế Page 34

Giá cả đƣợc thƣơng lƣợng dựa trên chi phí sản xuất, chất lƣợng, số lƣợng, điều khoản Incoterm, phƣơng thức thanh toán và các điều khoản tín dụng của từng nƣớc, rủi ro tiền tệ và khoảng cách cũng nhƣ phƣơng thức vận tải.

Ngoài ra, cũng không kém phần quan trọng, sự cạnh tranh trên thị trƣờng thế giới là một yếu tố chính ảnh hƣởng đến việc định giá sản phẩm.

Nếu sản phẩm của nhà xuất khẩu khác biệt, thƣơng hiệu cao cấp, chất lƣợng sản phẩm tuyệt vời, trải nghiệm khách hàng tốt… thì hoàn toàn có thể xác định một chính sách giá cao cho sản phẩm. Ngƣợc lại, nếu sản phẩm không có gì khác biệt nổi trội thì sử dụng chính sách giá thấp …

Marketing quốc tế Page 35

Tài liệu tham khảo:

1) Marketing quốc tế - NXB Lao Động - Nguyễn Đông Phong, Quách Thị Bửu Châu, Tô Bình Minh. 2) http://donghohaitrieu.com/Ki-Nang-Mem/nhung-chu-y-trong-giao-tiep-voi-nguoi- phap.html 3) http://www.vietrade.gov.vn/thu-hi-sn/730-yeu-cau-ve-tham-nhap-thi-truong-hang- thuy-san-tai-phap.html 4) http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A1p 5) http://vi.wikipedia.org/wiki/Anh 6) http://www.vinanet.com.vn/wce/view_search.aspx?ZoneID=288&ContentID=1608 46

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG VĂN HÓA TẠI ANH VÀ PHÁP ĐẾN CHIẾN LƢỢC MARKETING QUỐC TẾ (Trang 37)