Một số giải pháp chung:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục (Trang 56)

I. Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục:

2. Một số giải pháp chung và đề xuất nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục:

2.1. Một số giải pháp chung:

Căn cứ vào các mục tiêu cơ bản hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, các chủ trương về đổi mới giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục và đào tạo, bên cạnh đó xuất phát từ thực tiễn xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục đã nêu ở phần trên, một số giải pháp chung nhằm hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục sau đây cần được quan tâm:

Thứ nhất, thể chế hoá đường lối, chủ trương của Đảng về phát triển sự nghiệp giáo dục trong thời kỳ mới theo tình thần “ phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu”

Giáo dục là quốc sách hàng đầu, thể hiện ở sự tập trung cho giáo dục về đầu tư tài chính, đầu tư cán bộ, ban hành các chính sách ưu tiên và tổ chức quản lý giáo dục. Chỉ bàn riêng về tài chính, ngân sách nhà nước dành cho giáo dục tăng dần theo mức trung bình 5%/5 năm. Theo đó, ngân sách nhà nước chỉ mới đáp ứng khoảng 70% nhu cầu tối thiểu của giáo dục, trên thực tế, ngân sách chi cho mỗi học sinh, sinh viên tăng không đáng kể do quy mô giáo dục phát triển mạnh. Chính phủ đã quyết định thực hiện chế độ phục cấp đối với giáo viên đứng lớp, học sinh, sinh viên ngành sư phạm không phải đóng học phí; có chế độ đãi ngộ đối với các nhà giáo công tác ở các địa bàn kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn và các trường chuyên biệt.

Tuy nhiên, chính sách đối với nhà giáo vẫn chưa tạo được động lực đủ mạnh cho người dạy để đưa sự nghiệp giáo dục vào thế ổn định và tiến lên theo hướng đổi mới và phát triển.

Việc tạo ra các văn bản quy phạm pháp luật có nội dung phù hợp với nhu cầu phát triển khách quan của xã hội, nhu cầu quản lý nhà nước nhằm bảo đảm trật tự, ổn định và phát triển của xã hội là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng và hiệu quả quản lý nhà nước.

Thứ hai, khẩn trương tiến hành tổng kết tình hình thi hành Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính có liên quan đến lĩnh vực giáo dục, Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục và các văn bản pháp luật liên quan.

Cần khẳng định về mặt khoa học là, các quy định của Pháp luật không thể được đánh giá là có tính thực tiễn và hiệu quả khi chưa có tổng kết thi hành. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính liên quan đến lĩnh vực giáo dục và Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục cũng như các văn bản pháp luật liên quan khác được ban hành và có hiệu lực thi

hành trong nhiều năm. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002, Pháp lệnh sửa đổi một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2007; Nghị định của Chính Phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục năm 2005 là những văn bản quy định cụ thể nhất về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục. Tuy nhiên, đến nay, chúng ta chưa có bản tổng kết nào có tầm quy mô đủ lớn và toàn diện để đánh giá một cách chính xác, khách quan về tính phù hợp với thực tiễn của những quy định nêu trên cũng như hiệu lực thực thi của chúng.

Vì lẽ đó, nhất thiết cần phải tổng kết thực tiễn thi hành các quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục để có cơ sở cho việc đánh giá, hoàn thiện một cách triệt để các quy định pháp luật này.

Thứ ba, tổ chức rà soát, hệ thống hóa và sửa đổi, bổ sung hoàn chỉnh văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục. Đặc biệt chú ý kỹ năng lập pháp cũng như ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Đây thực chất là hoạt động đặc biệt cần thiết không chỉ đối với các quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục mà còn rất quan trọng đối với tất cả hệ thống các văn bản pháp luật nói chung.

Việc hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục phải được xây dựng trên cơ sở đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất với các luật chuyên ngành khác.

Hoàn thiện các quy định pháp luật nêu trên là giải pháp then chốt để đổi mới và nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong giáo dục và đào tạo; đẩy mạnh đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục theo hướng hiện đại và phù hợp với thực tiễn Việt Nam cùng với đổi mới cơ chế quản lý giáo dục

Hàng năm, có kế hoạch rà soát các văn bản, quy định về giáo dục, điều chỉnh và quyết định bãi bỏ, thay thế, bổ sung các văn bản không còn phù hợp với tình hình phát triển giáo dục, với chủ trương đường lối và các quy

định có liên quan. Nâng cao năng lực, kỹ thuật soạn thảo, thẩm định, rà soát, kiểm tra, giám sát văn bản của ngành giáo dục. Đảm bảo các văn bản ban hành đồng bộ, thống nhất, hợp hiến, hợp pháp và có hiệu lực pháp lý cao. Củng cố tổ chức và nâng cao năng lực của tổ chức pháp chế ngành. Tăng cường công tác pháp chế, có kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và có chế độ đãi ngộ đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng pháp luật.

Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về giáo dục ở các cơ sở giáo dục và địa phương, phát hiện các quy định bất cập, không khả thi, các quy định chồng chéo để có kế hoạch chỉnh sửa, bổ sung văn bản kịp thời góp phần ổn định các hoạt động giáo dục. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đảm bảo các quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục khi được ban hành đúng thể thức, trình tự, thẩm quyền theo quy định. Khi xây dựng các quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nhất thiết phải có sự đóng góp ý kiến của các cơ quan, tổ chức xã hội có liên quan, của đối tượng phải thi hành và phải được đưa tin rộng rãi ở các phương tiện thông tin, phù hợp.

Thứ tư, hoàn thiện các quy định pháp luật về giáo dục đáp ứng nhu cầu thực tế phát triển sự nghiệp giáo dục:

Trong lĩnh vực giáo dục, văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất điều chỉnh các hoạt động giáo dục là Luật Giáo dục. Luật Giáo dục được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14/6/2005 là cơ sở pháp lý quan trọng của hệ thống giáo dục quốc dân. Luật Giáo dục đã góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục, hệ thống giáo dục được đổi mới và từng bước kiện toàn; trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao. Tuy nhiên, trước sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động giáo dục đã xuất hiện nhiều bức xúc do thực tiễn đặt ra cần phải hoàn thiện pháp luật về

giáo dục tạo cơ sở pháp lý để phát triển mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục, đáp ứng hiệu quả sự nghiệp đổi mới đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục thực chất là xử lý những vi phạm hành lang pháp lý của lĩnh vực giáo dục. Hoàn thiện pháp luật về giáo dục sẽ xác định rõ hơn hành lang pháp lý cho tổ chức và hoạt động giáo dục và sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan nhà nước trong quản lý giáo dục, giữa các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục, trên cơ sở đó góp phần đưa các quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục vào thực tiễn, xử lý đúng người, đúng vi phạm và vi phạm đó thực chất cần thiết phải xử lý.

Việc hoàn thiện pháp luật về giáo dục là cần thiết, tạo cơ sở pháp lý khắc phục những khó khăn, yếu kém và đáp ứng nhu cầu mới phát sinh trong lĩnh vực giáo dục hiện nay.Hoàn thiện pháp luật về giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước trong thời kỳ hội nhập và phát triển trong thập niên đầu của thế kỷ XXI.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)