0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Quan điểm chung:

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC (Trang 55 -56 )

I. Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục:

1. Quan điểm chung:

Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định giáo dục là lĩnh vực cần được đặc biệt quan tâm bởi đây là lĩnh vực tạo động lực cho sự phát triển đất nước một cách bền vững. Xuất phát từ quan điểm đó, Nhà nước ta đã nghiên cứu và ban hành nhiều chính sách có tính chiến lược nhằm phát triển giáo dục. Khi giáo dục phát triển, các quy định pháp luật ở lĩnh vực giáo dục cũng được ban hành nhiều hơn ở các khía cạnh của giáo dục để đáp ứng yêu cầu thực tiễn nhằm điều chỉnh các hoạt động giáo dục đa dạng đó.

Trong lĩnh vực giáo dục, pháp luật có những thành tựu được đánh giá cao. Các quy định pháp luật đã điều chỉnh khá hiệu quả các hoạt động giáo dục và đảm bảo các điều kiện cần thiết để phát triển giáo dục.

Tuy nhiên, hiện nay, hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về giáo dục nói riêng vẫn còn bộc lộ một số tồn tại, bất cấp đòi hỏi phải được tiếp tục hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới. Để đảm bảo cho trật tự pháp luật được thực hiện một cách triệt để, nhà nước cần phải hoàn thiện những quy định và cơ chế để việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục được thực hiện một cách có hiệu quả, góp phần vào sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Theo tinh thần Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và các văn kiện Hội nghị Trung ương, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, phải đảm bảo các mục tiêu cơ bản sau:

- Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Hình thành đồng bộ và vận hành thông suốt, hiệu quả thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;

- Giữ vững ổn định chính trị, tăng cương quốc phòng và an ninh;

- Cải cách một cách căn bản cơ chế thi hành pháp luật, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của cán bộ, công chức nhà nước, nhân dân, doanh nghiệp và tổ chức về vị trí tối thượng của pháp luật và ý thức tôn trọng pháp luật, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật;

- Tăng cường dân chủ, tiến bộ và công bằng xã hội; - Thực hiện chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

Quá trình hoàn thiện các quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục cũng không nằm ngoài chủ trương chỉ đạo nêu trên cùa Đảng.

Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật vừa là chủ trương của Đảng, nhiệm vụ của Nhà nước vừa là đòi hỏi của nhân dân, kinh nghiệm cho thấy để thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội cần phải hình thành Chiến lược phát triển hệ thống pháp luật. Đối với Việt Nam, đây là một công việc tương đối khó khăn và phức tạp, đòi hỏi sự nỗ lực vượt bậc của các cơ quan nhà nước có liên quan và sự giúp đỡ, hỗ trợ cần thiết của cộng đồng quốc tế.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC (Trang 55 -56 )

×