Một số đề xuất:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục (Trang 60 - 81)

I. Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục:

2.2.Một số đề xuất:

2. Một số giải pháp chung và đề xuất nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục:

2.2.Một số đề xuất:

Thứ nhất, về hình thức phạt tiền với tư cách là hình thức xử phạt chính

Hình thức phạt tiền là hình thức xử phạt hành chính được áp dụng phổ biến. Đó là biện pháp mà người vi phạm pháp luật hành chính phải nộp phạt bằng tiền. Mức độ phạt tiền là khác nhau đối với các hành vi và tính chất, mức độ vi phạm khác nhau nhằm đảm bảo tính hợp lý cho mỗi trường hợp cụ thể.

Người bị phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục chịu trách nhiệm trước Nhà nước và mức tiền phạt áp dụng cả trong trường hợp không gây ra thiệt hại.Về hình thức phạt tiền có 2 vấn đề có thể nghiên cứu:

- Trong quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2003 và các văn bản quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục đều quy định hình phạt tiền được áp dụng với đơn vị tiền tệ là tiền đồng.

Hiện nay, Nghị định 82/CP ngày 02/8/1994 của Chính Phủ về ban hành Quy chế đặt và hoạt động của văn phòng đại diện Tổ chức kinh tế nước ngoài tại Việt Nam quy định hình phạt chính đối với vi phạm trong lĩnh vực này là phạt bằng ngoại tệ.

Theo tôi nên mở rộng quy định về hình thức phạt tiền bằng ngoại tệ đối với một số vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là những vi phạm mà theo quy định hiện nay khung tiền phạt ở mức cao như vi phạm quy định về thành lập cơ sở giáo dục và tổ chức hoạt động giáo dục; vi phạm quy định về hoạt động của cơ sở giáo dục...

Khi nền kinh tế thị trường và việc hội nhập quốc tế đang mở ra sự giao lưu tương đối rộng rãi, các cá nhân, tổ chức nước ngoài tới Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo ngày càng nhiều. Việc mở ra hình phạt bằng ngoại tệ sẽ tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức nước ngoài này trong việc nộp phạt. Cố nhiên, ngoại tệ được áp dung phải là ngoại tệ được sử dụng phổ biến trên thế giới, có thể là đôla Mỹ. Việc xác định rõ loại ngoại tệ sẽ tạo nên sự thống nhất trong việc thu và nộp phạt.

- Hiện nay, mức phạt tiền quy định trọng Nghị định số 49/2005/NĐ- CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục còn một số điểm chưa hợp lý. Cụ thể là, nhiều hành vi vi phạm ở mức độ phổ biến và khá nhức nhối hiện nay nhưng có mức tiền phạt quá thấp. Chúng ta đưa ra 2 ví dụ cơ bản về loại hành vi nêu trên:

Hành vi khai man hoặc tiếp tay cho việc khai man hồ sơ tuyển sinh để được trúng tuyển mức phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng (Khoản 1 Điều 11). Thực thế công tác quản lý giáo dục đào tạo cho thấy, hiện tượng gian lận về hồ sơ tuyển sinh đang diễn ra khá phổ biến và ở quy mô lớn. Tính chất của vi phạm này cũng rất nghiêm trọng và khó kiểm soát. Trong

hoạt động tuyển sinh, đặc biệt là tuyển sinh đại học quốc gia hệ chính quy, số lượng hồ sơ tuyển sinh rất lớn, thời gian tổ chức cho công tác tuyển sinh, tiếp nhận hồ sơ luôn diễn ra gấp rút, cơ chế kiểm tra cũng chưa có, theo đó các trường không thể kiểm tra, xác minh được các hồ sơ tuyển sinh của thí sinh. Hồ sơ này do thí sinh nộp nhưng nhìn chung trên thực tế chưa được rõ ràng, phần xác nhận có dấu của trường phổ thông nhưng do chuyển qua nhiều khâu nên phần lớn bị mờ, nhòe và rất khó phát hiện. Sau khi thí sinh trúng tuyển, chỉ một số ít thí sinh bị phát hiện gian lận về khai đối tượng, khu vực ưu tiên trong hồ sơ nên đã bị loại khỏi danh sách trúng tuyển.

Hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp, mức phạt là từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng (Khoản 2 Điều 14). Việc sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp phổ biến ở các cấp, các ngành và đủ mọi đối tượng. Văn bằng, chứng chỉ là cơ sở quan trọng để sử dụng lao động, sau khi tuyển dụng và bố trí công tác, hồ sơ cá nhân của người được tuyển dụng được lưu lại, chỉ khi nào có khiếu kiện mới được đưa ra để xem xét. Nhiều lãnh đạo các cấp sau khi được bổ nhiệm hoặc gần đến lúc nghỉ hưu mới bị phát hiện về việc sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn tới công tác cán bộ cũng như sử dụng lao động đúng chuyên môn, trình độ.

Từ mức phạt quy định nêu trên, có thể thấy đây là những mức phạt quá thấp trong tương quan với tình hình phát triển kinh tế xã hội, mức thu nhập hiện nay cũng như tính chất của vi phạm, theo đó chưa đảm bảo yêu cầu đấu tranh đối với vi phạm hành chính trong giáo dục đang có diễn biến phức tạp.

Thứ hai, về mức phạt quy định tại Điều 10 Nghị định 49/2005/NĐ- CP về xử phạt vi phạm quy định về chương trình, nội dung và kế hoạch giáo dục

Theo tôi, cơ sở khoa học và thực tiễn để xác định mức phạt khác nhau ở các cơ sở đào tạo khác nhau xuất phát từ 2 yếu tố sau: 1.Tính chất phổ biến,

nghiêm trọng của hành vi cần phải đấu tranh, ngăn chặn ở những mức độ khác nhau tại mỗi cơ sở đào tạo; 2. Hành vi vi phạm có thể xuất phát từ mục đích vụ lợi, mà mức độ vụ lợi nhiều ít phụ thuộc vào bậc đào tạo, cơ sở đào tạo;

Nếu căn cứ vào 2 yếu tố trên để xác định mức phạt thì các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục tại Nghị định 49/2005/NĐ-CP đều rất hợp lý. Tuy nhiên, theo tôi cần nghiên cứu kỹ hơn Điều 10 Nghị định 49/2005/NĐ-CP về xử phạt vi phạm quy định về chương trình, nội dung và kế hoạch giáo dục

Tại Điều 10 không quy định mức phạt khác nhau cho các cơ sở đào tạo, bậc đào tạo khác nhau. Chẳng hạn như, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với hành vi dạy không đủ số tiết hoặc nội dung kiến thức (tính quy thành số tiết) môn học theo quy định của cơ quan có thẩm quyền đối vứoi giáo dục phổ thông, trung học chuyên nghiệp, coa đẳng, đại học và sau đại học theo mức phạt: Phạt cảnh cáo đối với vi phạm dưới 5 tiết hoặc một lớp trong một năm; phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với vi phạm từ 5 đến 10 tiết học một lớp trong một năm.

Theo tôi điều này chưa hợp lý, hành vi dạy không đủ số tiết ở bậc đào tạo khác nhau cần quy định mức phạt khác nhau. Như chúng ta đã biết, hiện nay giảng viên giảng dạy ở bậc đào tạo Cao học trở lên thiếu hơn rất nhiều so với giáo viên phổ thông, vì vậy hiện tượng bỏ giờ, dạy thiếu tiết trở nên rất phổ biến ở các cơ sở đào tạo Cao học. Khi giảng dạy ở các lớp Cao học, giảng viên được thanh toán giờ giảng cao hơn so với giảng các lớp đào tạo ở bậc thấp, và như vậy động cơ vi phạm càng lớn. Giảng viên dễ dàng bỏ giờ lớp này để giảng lớp khác tăng thêm thu nhập.

Như vậy, hành vi vi phạm tại Điều 10 nếu ở cơ sở đào tạo Cao học sẽ có tính phổ biến và nghiêm trọng hơn cần phải ngăn chặn và đấu tranh kiên quyết, mặt khác, hành vi vi phạm có thể xuất phát từ mục đích vụ lợi, mà mức độ vụ lợi ở cơ sở đào tạo này là lớn hơn tại cơ sở khác. Xuất phát từ

khẳng định đó, theo tôi, nhất thiết cần quy định mức hình phạt khác nhau cho các cơ sở đào tạo, bậc đào tạo khác nhau.

Thứ ba, về vấn đề xác định tái phạm và vi phạm nhiều lần

Tình tiết tăng nặng quy định tại Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục được dẫn chiếu theo quy định tại Điều 9 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính quy định về tình tiết tăng nặng.

Khoản 2-Điều 9 quy định tình tiết tăng nặng là vi phạm nhiều lần trong cùng lĩnh vực hoặc tái phạm trong cùng lĩnh vực. Khi quy định rõ yếu tố cùng lĩnh vực có nghĩa là hành vi đó đã vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm trong phạm vi hoạt động nhất định, phân biệt với các phạm vi hoạt động khác trong xã hội. Phạm vi ở đây là phạm vi hoạt động giáo dục hay được hiểu là lĩnh vực giáo dục. “Lĩnh vực” quy định tại khoản này được hiểu là các lĩnh vực quản lý nhà nước về giáo dục được quy định tại từng nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục. Mọi vi phạm hành chính diễn ra trong lĩnh vực giáo dục dù là bất cứ hành vi đó là hành vi gì, ở khâu nào của hoạt động giáo dục nếu vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm đều được coi là tình tiết tăng nặng.

Nghị định 49 không quy định về cơ quan giám sát, kiểm tra việc thi hành pháp luật trogn xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính dành 1 chương quy định về giám sát, kiểm tra thi hành pháp luật trong xử lý vi phạm hành chính (Chương VIII). Tuy nhiên, không có quy định nào quy định về cơ chế, cơ quan thực hiện việc theo dõi để biết được tái phạm, vi phạm nhiều lần trong cùng lĩnh vực. Trên thực tế quy định về cơ chế cũng như cơ quan theo dõi tình hình vi phạm hành chính trong cùng một lĩnh vực mà ở đây là lĩnh vực giáo dục là hết sức khó. Hành vi vi phạm hành chính trong giáo dục có thể diễn ra ở nhiều nơi, với đa dạng các loại hành vi và do những người có thẩm quyền khác nhau thực hiện việc áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính, khi đó không thể kiểm soát được tình hình vi phạm của cá nhân đó.

Việc theo dõi tái phạm và vi phạm nhiều lần không chỉ là cơ sở để xét về nhân thân của người vi phạm pháp luật hành chính mà còn được sử dụng trong truy cứu trách nhiệm hình sự, nhiều tội danh trong luật hình sự có cấu thành “đã bị xử phạt hành chính”.

Như vậy, cần quy định cơ chế và cơ quan theo dõi tình hình vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức sao cho thống nhất bởi một đầu mối và cơ quan đó phải là nơi phù hợp để thực hiện trách nhiệm này. Theo tôi, đối với cá nhân, tổ chức trong nước cũng như nước ngoài, Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của mỗi công dân, nơi đăng ký hoạt động của tổ chức là cơ quan phù hợp nhất để nhận trách nhiệm này. Khi có hành vi vi phạm, mọi quyết định xử lý hành chính sẽ được chuyển đến Uỷ ban nhân dân cấp xã, cơ quan này sẽ có trách nhiệm tổng hợp, theo dõi tình hình vi phạm.

Thứ tư, về hình thức xử phạt bổ sung “ Trục xuất nếu người vi phạm là người nước ngoài”

Theo Điều 15 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002, “ Trục xuất là buộc người nước ngoài có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”

Mục đích của việc áp dụng hình thức trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục là nhẳm đấu tranh triệt để đối với hành vi vi phạm hành chính có tính chất nguy hiểm cao của người nước ngoài gây ra trên lãnh thổ Việt Nam. Áp dụng hình phạt bổ sung “Trục xuất” đồng nghĩa với việc loại bỏ hoàn toàn cá nhân vi phạm ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Khoản 2-Điều 7 Nghị định 49/2005/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục quy định: cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục đều phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính và tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục có thể bị áp dụng hình thức trục xuất nếu người vi phạm là người nước ngoài.

Điều này thể hiện nguyên tắc áp dụng hình phạt trong xử phạt vi phạm hành chính, hình phạt bổ sung luôn phải đi kèm hình phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện”. Nếu mức độ vi phạm chỉ dừng ở mức phạt chính là cảnh cáo nêu trên thì không cần thiết phải áp dụng hình phạt bổ sung là trục xuất.

Như vậy, để quy định chi tiết và thống nhất về việc áp dụng hình phạt bổ sung “trục xuất” đối với người nước ngoài và phù hợp với tính chất, mức độ vi phạm, chúng ta cần quy định “ hình phạt bổ sung trục xuất chỉ được áp dụng cùng với hình phạt chính là phạt tiền”.

Thứ năm, về vấn đề thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục:

Theo Khoản 1 Điều 10 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 được sửa đổi năm 2007 quy định: “ Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là một năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện; đối với vi phạm hành chính trong các lĩnh vực tài chính, chứng khoán, sở hữu trí tuệ, xây dựng, môi trường, an toàn và kiểm soát bức xạ, nhà ở, đất đai, đê điều, xuất bản, xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh hoặc vi phạm hành chính là hành vi buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả thì thì thời hiệu là hai năm”

Tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 49/2005/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục quy định “ Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục là một năm, kể từ ngày hành vi vi phạm hành chính được thực hiện; đối với các vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục có liên quan đến tài chính, sở hữu trí tuệ, xây dựng, môi trường, nhà ở, đất đai, xuất bản, xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh hoặc vi phạm hành chính là hành vi buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả thì thời hiệu là hai năm”.

Về mặt lập quy thì Nghị định 49/2005/NĐ-CP hoàn toàn thống nhất và phù hợp với Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 được sửa đổi bổ sung năm 2007. Tuy nhiên, vấn đề thời hiệu này cần phải nghiên cứu hoàn thiện thêm.

Giáo dục đào tạo là hoạt động diễn ra thường xuyên, liên tục, các khóa đào tạo đều có thời gian cố định, ví dụ như: người học tham gia khóa học thường diễn ra trong thời gian dài, thời gian đào tạo Cao đẳng tối thiểu là 3 năm, Đại học chính quy từ 4 năm trở lên, có những khóa đào tạo thậm chí kéo dài tới 7 năm.

Hành vi vi phạm diễn ra trong năm thứ nhất nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập toàn khóa của người học. Điều này cho thấy vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục diễn ra có quá trình và trong thời gian tương đối dài. Nếu theo quy định hiện hành về thời hiệu xử phạt, hành vi vi phạm có thể sẽ diễn ra liên tục trong nhiều năm của khóa học, tính chất vi phạm có thể sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nhưng lại không xử phạt được nếu quá thời hiệu.

Đặc điểm này khác với những vi phạm hành chính ở một số lĩnh vực khác chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, hậu quả xảy ra ngay tức thì, dễ phát hiện.

Thêm vào đó, hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục phần

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục (Trang 60 - 81)