Thực trạng phát triển CNHT ngành thép Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành thép Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 50)

2.2.1 Nhu cầu sử dụng các sản phẩm của CNHT cho ngành thép Việt Nam

Trong những năm qua Việt Nam đã có những định hướng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển CNHT. Tuy nhiên, mức độ thành công ở các ngành không đều nhau. Đến nay CNHT cho ngành thép của Việt Nam vẫn

43

ở trong tình trạng chưa ổn định và chưa đáp ứng được hiệu quả cho thị trường. Nhìn chung CNHT ngành thép của Việt Nam vẫn đang ở trong giai đoạn sơ khai, điều này lại càng rõ nét nếu nhìn nhận từ khu vực DNVVN. - Thứ nhất, tình hình phôi thép trên thị trường Việt Nam. Năm 2008 nhiều dự án mới được đầu tư và các nhà đầu tư cũng đã tính đến khâu thượng nguồn. Đặc biệt là khi các dự án khu Liên hợp thép được triển khai. Nguồn phôi thép sản xuất trong nước đã tăng lên từ chỗ đáp ứng 30% nhu cầu cán thép đến nay đã đáp ứng được gần 50%. Sự tăng trưởng có tích cực nhưng con số 50% còn khá cao, vẫn làm cho thị trường Việt Nam phụ thuộc vào thị trường thế giới.

Năm 2008, sự biến động giá phôi thép trên thế giới khiến cho giá thép Việt Nam cũng biến động theo. Sự ảnh hưởng này đã gây cho nhiều doanh nghiệp trong ngành thép Việt Nam khó khăn lớn. Trước đây, do giá thép trong nước thấp hơn thế giới nên đã có tình trạng xuất ngược phôi thép để kiếm lãi. Bộ Tài chính đã hai lần nâng thuế từ 5% lên 10% và từ 10% lên 20%. Nhưng hiện tại, các doanh nghiệp thép tồn khoảng 1 triệu tấn sản phẩm các loại, trị giá khoảng 1 tỷ USD tính theo giá trung bình. Đây là số vốn lưu động khổng lồ của các doanh nghiệp, để cứu các doanh nghiệp, VSA đã kiến nghị nhiều lần giảm thuế xuất khẩu phôi và các sản phẩm thép. Với mức thuế suất xuất khẩu thép là 20% thì đến ngày 22/09/2008 Bộ tài chính ban hành quyết định số 81/2008/QĐ-BTC giảm thuế suất thuế xuất khẩu xuống còn 10%. Chưa phải hết, ngày 7/10/2008 Bộ Tài chính lại có quyết định số 84/2008/QĐ-BTC thay thế, điều chỉnh thuế suất thuế xuất khẩu đối với một số mặt hàng sắt thép không hợp kim. Theo đó, mức thuế suất thuế xuất khẩu mới đối với mặt hàng sắt, thép là 5%. Chỉ sau hơn nửa tháng áp dụng mức thuế suất 5%, ngày 28/10, Bộ Tài chính đã có Quyết định 92/2008/QĐ-BTC về việc điều chỉnh thuế suất thuế xuất khẩu đối với một số mặt hàng sắt thép không hợp kim

44

xuống còn 0% nhằm cứu doanh nghiệp thép ra khỏi tình trạng ứ đọng vốn và ngừng hoạt động tạm thời.

- Thứ hai, tình hình nguồn thép phế liệu trong nước và nhập khẩu. Sau năm 1975, chấm dứt thời kỳ chiến tranh kéo dài, nguồn sắt thép phế liệu do chiến tranh để lại ở nước ta có hàng chục triệu tấn. Thời gian đó, ngành luyện kim trong nước chưa phát triển, mỗi năm chỉ sản xuất được 50.000 tấn đến 60.000 tấn thép, sử dụng từ 60.000 đến 70.000 tấn sắt thép phế liệu, nên hầu hết các địa phương thu mua thép phế liệu để xuất khẩu lấy ngoại tệ và làm cho nguồn phế thải trong nước cạn kiệt dần. Các công ty thép đầu tư thêm lò điện, cỡ lớn nhất với công suất 30 tấn/mẻ ở Thái Nguyên và 20 tấn/mẻ ở miền Nam nên công suất sản xuất phôi tăng cao, đòi hỏi nguyên liệu thép phế nhiều hơn. Bên cạnh đó là sự hình thành các lò điện thủ công ở các làng nghề một cách ồ ạt, tranh giành nguồn thép phế liệu với các công ty Thép Nhà nước. Điều đó khiến cho nguồn thép phế liệu trong nước không đáp ứng được nhu cầu của luyện thép, do đó phải nhập khẩu thép phế để ngành luyện thép phát triển.

Thị trường xuất khẩu thép phế liệu thế giới rất sôi động. Nguồn thép phế liệu được tạo ra chủ yếu từ các nước công nghiệp phát triển. Trong giai đoạn 2001 - 2006, lượng thép phế liệu xuất khẩu của một số nước gấp 1,9 lần so với lượng thép phế liệu nhập khẩu.

45

Bảng 2.4: Thép phế liệu xuất khẩu giai đoạn 2001 - 2006 của một số nước STT Danh sách các nước Lượng thép phế liệu xuất khẩu (triệu tấn)

1 Mỹ 7,4 2 CHLB Đức 6,6 3 Nhật Bản 6,2 4 CHLB Nga 6,1 5 Anh 4,8 6 Ucraina 4,5 7 Pháp 4,3 8 Hà Lan 3,2 9 Kazacstan 2,1 10 Canada 1,9

(Nguồn: Tạp chí Khoa học công nghệ số tháng 5/2006)

Tuy nhiên, hiện nay việc nhập khẩu thép phế liệu cũng đang gặp nhiều khó khăn. Các nước trên thế giới đều xác định thép phế là một nguồn nguyên liệu, không phải là rác thải. Nhưng về Việt Nam thì vấn đề nhập khẩu thép phế liệu có phải là nhập khẩu rác thải công nghiệp, biến Việt Nam thành bãi rác công nghiệp không đang là vấn đề bàn cãi. Chính vì vậy, trong quá trình nhập khẩu thép phế liệu đã nhiều lần xảy ra chuyện tranh chấp giữa các doanh nghiệp thép với các cơ quan quản lý môi trường. Sự đình trệ sản xuất kinh doanh và vốn chờ các cơ quan quản lý môi trường kiểm tra, giám định lại thép phế nhập khẩu đã gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Nhiều trường hợp phải tái xuất lại thép phế nhập khẩu. Cụ thể, trong năm 2003 lô thép phế 5.000 tấn do Công ty xuất nhập khẩu Than nhập cho Công ty Gang Thép Thái Nguyên và lô thép phế (200 container) của 6 Công ty nhập cảng Thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng đã bị buộc phải tái xuất vì lý do vi phạm khoản 1 điều 43 của Luật Môi trường, còn lô thép phế hơn 400 tấn (loại đã băm vụn) nhập bằng

46

container ở Đà Nẵng của Công ty Thép Thành Lợi đã bị Chủ tịch Thành phố Đà Nẵng ra quyết định tiêu huỷ ngày 18/8/2003. Sở dĩ có tình trạng như vậy là do kết luận của Sở Tài nguyên Môi trường thì điều 1: không phải là chất thải nguy hại - nhưng ở điều 2 thì kết luận có lẫn chất thải nguy hại nên phải tái xuất.

Phát triển công nghiệp là mục tiêu hàng đầu nhưng Việt Nam cũng xác định phát triển công nghiệp phải bền vững đi đôi với bảo vệ môi trường. Điều đó là hoàn toàn đúng đắn, nhưng cần có giải pháp thích hợp để mở đường cho thép phế, giúp các doanh nghiệp thép Việt Nam hoạt động có hiệu quả. Một thực tế là nguồn nguyên liệu trong nước không thể đảm bảo nguyên liệu cho sản xuất thép khi nhu cầu thép ngày càng gia tăng. Tài nguyên quặng sắt không phải Việt Nam không có nhưng việc khai thác vẫn chưa hiệu quả. Mặc dù có số lượng mỏ quặng sắt nhiều nhưng các mỏ lại nằm rải rác và nhỏ lẻ ở các khu vực cơ sở hạ tầng chưa phát triển gây khó khăn cho công tác khai thác. Dẫn đến không đảm bảo nguồn nguyên liệu cho nhu cầu sản xuất.

Qua vai trò của ngành thép Việt Nam trong nền kinh tế và tình hình bất ổn của thị trường thép, sự phụ thuộc quá nhiều vào phôi thế giới, từ đó khẳng định rằng đảm bảo nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp thép Việt Nam là đặc biệt quan trọng. Phải phát huy cả nguồn nguyên liệu trong nước kết hợp nhập khẩu thép phế liệu để tăng cường sự tự chủ nguồn phôi thép trong nước.

2.2.2 Tình hình sản xuất sản phẩm của CNHT trong ngành thép Việt Nam hiện nay

Những năm gần đây ngành thép tuy có bước chuyển biến đáng kể trong phát triển CNHT ngành thép nhưng ngành Thép Việt Nam lại lệ thuộc 60% vào phôi thép thế giới. Nguồn tài nguyên trong nước chưa tận dụng được, các sản phẩm thép phục vụ hoạt động quốc phòng, đóng tàu Việt Nam chưa thể sản xuất được và phải nhập khẩu từ nước ngoài. Đóng góp vào phần lớn vào

47

sự phát triển của ngành thép Việt Nam phần nhiều do sức đóng góp của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh như Hòa Phát, Thép Việt Ý, Thép Đình Vũ… các doanh nghiệp này phải tự bươn trải tìm hướng ra trong điều kiện nguồn phôi thép phải nhập khẩu phần lớn, giá thành phụ thuộc vào sự biến động của giá phôi thép thế giới. Hạn chế sự phụ thuộc vào nguồn phôi thép thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam dùng tới biện pháp là nhập phế liệu từ nước ngoài và sử dụng phế liệu để tạo ra phôi thép. Chính vì vậy mà công nghệ cán có trước công nghệ luyện. Đây là hướng tích cực trong khi Nhà nước chưa có nhiều chính sách ưu đãi thúc đẩy công nghệ sản xuất phôi thép.

2.2.2.1. Quặng sắt

Theo các tài liệu đánh giá về tiềm năng khoáng sản, Việt Nam có tiềm năng đáng kể về quặng sắt và phân bố chủ yếu ở các mỏ quặng phía Bắc… Đến nay trong cả nước, ngành địa chất đã phát hiện hơn 200 điểm quặng sắt lớn, nhỏ nhưng lại phân bố tương đối rộng, tập trung ở phía Bắc. Hiện có 191 mỏ và điểm quặng sắt đáng kể với tổng trữ lượng địa chất khoảng 1,2 tỉ tấn, trong đó trữ lượng được thăm dò là trên 1 tỷ tấn. Sáu mỏ và khu vực chứa quặng sắt tương đối lớn và tập trung là: Thạch Khê (Hà Tĩnh), Quý Xa (Lào Cai), Trại Cau (Thái Nguyên), Tiến Bộ (Cao Bằng), Hà Giang có trữ lượng địa chất khoảng 850 triệu tấn; trong đó trữ lượng chắc chắn có thể khai thác được đánh giá (tính đến thời điểm hiện nay) khoảng trên 400 triệu tấn.

Mặc dù nguồn quặng sắt của Việt Nam được đánh giá là đáng kể nhưng khả năng khai thác, chế biến nguồn tài nguyên này phục vụ cho ngành thép không mấy thuận lợi. Nguyên nhân chủ yếu là do: Nguồn quặng này có chất lượng không cao; chủ yếu nằm trong khu vực có cơ sở hạ tầng kém phát triển; xa khu công nghiệp chế biến.

Để thực hiện theo đường lối của Đảng, Nhà nước và Chính Phủ về CNH - HĐH đất nước và khuyến khích đầu tư phát triển ngành thép nước

48

nhà, các doanh nghiệp sản xuất gang thép đã chủ động đầu tư có chiều sâu vào các công đoạn sản xuất mang tính thượng nguồn của ngành công nghiệp luyện kim, nhằm tận dụng được nguồn quặng tại chỗ để sản xuất thép mà không cần nhập khẩu phôi thép, phế liệu nhằm tránh xuất khẩu khoáng sản thô và giảm nhập siêu. Hiện nay các đơn vị sản xuất trong nước đã đạt công suất thiết kế và từng bước tiến tới mở rộng sản xuất. Tổng nhu cầu cho sản xuất và dự trữ mỗi năm của các đơn vị sản xuất được thể hiện trong bảng 2.5.

Bảng 2.5: Nhu cầu sử dụng quặng sắt của các cơ sở sản xuất gang thép

TT Tên đơn vị Nhu cầu sử dụng (tấn/năm)

1 Tập đoàn Vạn Lợi 2.000.000

2 Cổ phần Gang Thép Thái Nguyên 1.800.000

3 Tập đoàn Hòa Phát 2.000.000

4 Tập đoàn Đông Á 800.000

5 Khoáng sản và Luyện Kim Cao Bằng 150.000

6 Cổ phần Gang Hoa Trung 60.000

7 Công ty Gang Gia Sàng 60.000

8 Công ty Khoáng sản 30 - 4 120.000

9 Công ty TNHH Nhật Phát 120.000

10 Khai Khoáng luyện Kim Thanh Hà 100.000

11 Công ty Gang Bắc Cạn 50.000

Tổng nhu cầu 7.300.000

Nhu cầu dự trữ 2.200.000

Tổng nhu cầu quặng sắt 9.500.000

(Nguồn: Hiệp hội Thép Việt Nam)

Ngoài ra để tận dụng được hết các nguồn quặng sắt có hàm lượng sắt thấp hiện có trong nước, các công ty đã chủ động đầu tư các dây truyền tuyển, làm giàu quặng sắt để chủ động hơn và đi sâu vào sản xuất ổn định.

49

Mặc dầu vậy, Việt Nam vẫn không thể tự đáp ứng nhu cầu quặng sắt chất lượng cao cho các nhà máy luyện kim quy mô lớn ở trong nước, trong khi đó tình trạng xuất khẩu quặng sắt vẫn diễn ra với lượng xuất khẩu ngày càng tăng lên. Theo ông Huang Tony, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thép Đình Vũ, trong bài viết Xuất khẩu quặng sắt tiếp tục gây tranh cãi đăng trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online ngày 5/3/2010 thì chỉ tính tổng nhu cầu quặng sắt cho ba nhà sản xuất thép trong nước từ lò cao, trong đó có Đình Vũ, mỗi năm cần đến hơn 2 triệu tấn quặng các loại (tương đương số quặng và kim loại Việt Nam xuất khẩu). “Nếu tình hình xuất khẩu quặng sắt vẫn tiếp

tục như trong thời gian qua thì có nguy cơ các dự án lò cao đã được đầu tư hàng ngàn tỉ đồng sẽ không có nguyên liệu để hoạt động”, ông nói.

Nhằm điều chỉnh lại hoạt động xuất khẩu khoáng sản theo xu hướng ưu tiên phục vụ chế biến sâu trong nước, ngày 18 tháng 6 năm 2008 Bộ Công Thương đã ban hành thông tư 08/2008/TT- BTC hướng dẫn nhập khẩu khoáng sản. Sau đó, ngày 25 tháng 6 năm 2009 Phó Thủ tướng Chính phủ cũng có công văn số 4298/VPCP- KTN đề nghị Bộ Công Thương tính toán rà soát từng loại tinh quặng trong nước có tính toán dự trữ nguyên liệu cho các nhà máy chế biến sâu trong nước và tăng cường kiểm soát hoạt động khoáng sản và mua bán quặng trái phép, ưu tiên sử dụng nguồn quặng sắt cho các đơn vị sản xuất trong nước.

Tuy nhiên trước và sau thời điểm ra đời thông tư này việc xuất khẩu quặng và khoáng sản vẫn diễn ra. Đến cuối năm 2009, việc xuất khẩu khoáng sản thô vẫn không có dấu hiệu dừng lại và các nhà khai thác lợi dụng giấy phép xuất khẩu của Bộ Công Thương không ghi rõ thời điểm hết hạn cho xuất, Hiệp hội Thép Việt Nam đã gửi văn bản lên Chính phủ. Văn bản đề nghị không cho phép tiếp tục xuất khẩu, để dành trữ lượng quặng sắt vốn không nhiều cho các dự án lò cao trong nước đủ nguyên liệu hoạt động lâu dài, hạn

50

chế việc khai thác, mua bán khoáng sản lộn xộn, ồ ạt tại nhiều địa phương trong những năm qua, giảm bớt việc nhập siêu hàng hóa.

Quý II/2011, tình hình xuất khẩu quặng sắt của Việt Nam vẫn tiếp tục tăng cả về lượng và giá. Theo số liệu thống kê, lượng quặng sắt xuất khẩu trong quý II/2011 đạt 584,69 nghìn tấn, tăng 49% so với quý I/2011 và tăng 199% so với cùng kỳ năm 2010. Trong số 261 lô hàng quặng sắt xuất khẩu của Việt Nam quý II/2011, có tới 258 lô hàng được xuất sang Trung Quốc với số lượng 563,49 nghìn tấn, chiếm tỷ trọng 96,37%. Như vậy, lượng hàng xuất khẩu sang Trung Quốc trong quý II /2011 tăng 47,52% so với quý trước và tăng 220,44% so với cùng kỳ năm 2010. Giá quặng sắt xuất khẩu trong quý II/2011 đạt trung bình 46,25 USD/tấn, tăng 11,89% so với quý trước. [9]

Do đó, Chính phủ phải tiếp tục can thiệp nhằm hạn chế xuất khẩu quặng sắt để đảm bảo nguyên liệu cho các doanh nghiệp sản xuất phôi thép trong nước. Cụ thể, từ 2/7/2011, thuế xuất khẩu quặng sắt và tinh quặng sắt, kể cả pirit sắt đã nung sẽ được nâng lên 40% thay cho mức 30% như trước.

2.2.2.2. Than cốc

Nhu cầu gang thép của nước ta trong thời gian hiện nay rất lớn nhưng nhiên liệu chủ yếu để sản xuất gang là than cốc thì phụ thuộc vào nước ngoài. Không phải loại than nào cũng sản xuất ra được than cốc mà loại than chủ yếu là than mỡ. Ở Việt Nam trữ lượng than mỡ rất hạn chế mà chỉ đáp ứng được một số chỉ tiêu chủ yếu của luyện cốc và loại than này tập trung ở Làng Cẩm, Phấn Mễ ( Thái Nguyên), Khe Bố (Nghệ An) và một số mỏ nhỏ ở Hòa Bình, Điện Biên và lượng than cung cấp hàng năm khoảng 90 – 100 ngàn tấn than nguyên khai, tức là có thể sản xuất tối đa 60 – 70 ngàn tấn than cốc.

Hiện tại trong cả nước chỉ có 3 cơ sở luyện than cốc:

- Nhà máy cốc hóa Thái Nguyên – thuộc Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên được Trung Quốc giúp đỡ nước ta xây dựng nhà máy sản xuất than

51

cốc đầu tiên năm 1963 với công suất 100.000 tấn/năm (sau này công suất được nâng lên 140.000 tấn/năm), sản xuất than cốc với tỷ lệ 70% than mỡ nhập khẩu và 30% than mỡ trong nước để phục vụ cho 2 lò cao của Công ty

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành thép Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)