Tổng quan về ngành thép Việt Nam trong bối cảnh hội nhập KTQT

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành thép Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 41)

2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH THÉP VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KTQT HỘI NHẬP KTQT

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngành thép Việt Nam

Ngành thép Việt Nam được xây dựng từ đầu những năm 60 của thế kỷ 20. Khu liên hợp gang thép Thái Nguyên cho ra lò mẻ gang đầu tiên vào năm 1963. Song do chiến tranh và khó khăn nhiều mặt, 15 năm sau Khu liên hợp gang thép Thái Nguyên mới có sản phẩm thép cán. Năm 1975, Nhà máy luyện cán thép Gia Sàng do Đức (trước đây) giúp đã đi vào sản xuất. Công suất thiết kế của cả Khu liên hợp gang thép Thái Nguyên lên đến 100000 tấn/năm.

Năm 1976 Công ty luyện kim đen miền Nam được thành lập trên cơ sở tiếp quản các nhà máy luyện, cán thép nhỏ của chế độ cũ ở thành phố Hồ Chí Minh và Biên Hòa với tổng công suất khoảng 80.000 tấn thép cán/năm. Từ năm 1976 đến năm 1989, ngành Thép gặp rất nhiều khó khăn do kinh tế đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng. Mặt khác, nguồn thép nhập khẩu từ Liên Xô và các nước XHCN khác vẫn còn dồi dào, vì vậy ngành thép chỉ duy trì mức sản lượng 40.000 - 85.000 tấn/năm.

Từ năm 1989 - 1995, thực hiện chủ trương đường lối đổi mới, mở cửa của Đảng và Nhà nước, ngành Thép đã khắc phục được tình trạng khó khăn và dần có những bước tăng trưởng, sản lượng thép trong nước đã vượt ngưỡng cửa 100.000 tấn/ năm. Năm 1990, khi Liên Xô và khối SEV tan rã, nguồn cung ứng thép cho Việt Nam bị cắt giảm mạnh đã buộc ngành Thép nước ta đứng trước yêu cầu phải đẩy mạnh sản xuất để bù vào sự thiếu hụt.

34

Năm 1990, Tổng Công ty thép Việt Nam ra đời dưới sự quản lý của Bộ Công nghiệp đã thống nhất quản lý ngành sản xuất thép quốc doanh trong cả nước. Từ đây, ngành Thép bắt đầu phát triển sôi động, nhiều dự án đầu tư chiều sâu và liên doanh với nước ngoài được thực hiện. Các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân đua nhau sản xuất thép xây dựng. Sản lượng thép cán năm 1995 tăng gấp 4 lần năm 1990, đạt 450.000 tấn/năm và bằng mức Liên Xô cung cấp cho nước ta hằng năm trước năm 1990.

Tháng 4/1995, Tổng Công ty thép Việt Nam (VSC) theo mô hình Tổng Công ty 91 được thành lập trên cơ sở hợp nhất Tổng Công ty thép Việt Nam cũ thuộc Bộ Công nghiệp và Tổng Công ty kim khí thuộc Bộ Thương mại. Nhờ đó mà ngành thép dần đi vào hoạt động có quy mô và tổ chức hơn trước.

Thời kỳ 1996 - 2000, ngành Thép vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng khá cao, tiếp tục được đầu tư mới và đầu tư chiều sâu; đã xây dựng và đưa vào hoạt động 13 dự án liên doanh, trong đó có 12 nhà máy liên doanh cán thép và gia công chế biến sau cán. Sản lượng thép cán cả nước năm 2000 đã đạt 1,57 triệu tấn, gấp hơn 3 lần năm 1995 và gấp gần 14 lần năm 1990. Đây là thời kỳ có tốc độ tăng sản lượng mạnh nhất. Hiện nay, lực lượng tham gia sản xuất và gia công chế biến thép trong nước rất đa dạng, bao gồm nhiều thành phấn kinh tế, ngoài VSC và các cơ sở quốc doanh thuộc các ngành, địa phương khác còn có các liên doanh, các công ty cổ phần, công ty 100% vốn nước ngoài và các công ty tư nhân. Năm 2001, có khoảng 50 doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng (chỉ tính doanh nghiệp công suất > 5000 tấn/năm) trong đó có 12 dây chuyền cán có công suất từ 100.000 đến 300.000 tấn/năm. [26]

35

Bảng 2.1: Tổng sản lượng thép cán trong nước giai đoạn 1975 – 2005

Năm Tổng sản lượng thép cán (nghìn tấn/năm)

1975 100 1976 – 1989 40 – 50 1990 112 1995 450 2000 1570 2005 2600 (Nguồn: http://irv.moi.gov.vn)

Năm 2005, sau 10 năm đổi mới và tăng trưởng, ngành Thép Việt Nam đã có công suất luyện thép lò điện 500000 tấn/năm, công suất cán thép kể cả các đơn vị ngoài VSC tới 2,6 triệu tấn/năm và gia công sau cán trên 500000 tấn/năm.

VSC đã có công suất luyện thép 470000 tấn/năm và cán thép 760000 tấn/năm, đang giữ vai trò quan trọng trong ngành thép Việt Nam. Trong giai đoạn từ 1990 – 1999, VSC đã đầu tư chiều sâu trên 650 tỷ đồng để cải tạo, nâng cấp đổi mới thiết bị các cơ sở hiện có và góp vốn pháp định trị giá 30 triệu USD để đầu tư liên doanh với nước ngoài 14 dự án (trong đó có 12 nhà máy cán thép gia công sau cán với tổng vốn đầu tư 233 triệu USD).

Như vậy, với những nỗ lực không ngừng trong hàng chục năm qua, ngành thép Việt Nam đã trưởng thành hơn về nhiều mặt. Ngành thép Việt Nam giờ đây không chỉ có các công ty quốc doanh, các cơ sở tư nhân mà còn có các doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài hiện đại hơn, quy mô hơn khiến sản lượng thép toàn ngành không chỉ cao mà chất lượng ngày càng được cải thiện, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.

36

2.1.2 Thực trạng của ngành thép Việt Nam trong bối cảnh hội nhập KTQT

Trong những năm qua, ngành thép Việt Nam phát triển nhanh chóng, nhưng sự phát triển này không phản ánh chính xác hiệu quả đầu tư vốn vào các dự án sản xuất thép cũng như khả năng cạnh tranh của công nghiệp thép. Xét một cách tổng thể, ngành thép Việt Nam sản xuất phân tán, manh mún, công nghệ lạc hậu, cơ cấu sản xuất thiếu cân đối và chưa khai thác được tiềm năng của đất nước, dự án đầu tư tuy nhiều nhưng hiệu quả thấp, chi phí giá thành sản xuất cao và phụ thuộc nhiều vào biến động thế giới. Chính những yếu điểm này đã hạn chế khả năng cạnh tranh của ngành thép.

(i) Sự mất cân đối giữa các công đoạn thượng nguồn và hạ nguồn

Quá trình luyện thép trải qua sáu công đoạn cơ bản từ thượng nguồn tới hạ nguồn là: thiêu kết , luyện cốc, luyện gang, luyện thép và cán thép. Câu hỏi đặt ra tại sao Việt Nam công nghiệp cán lại có trước công nghiệp luyện trong khi Việt Nam là một nước giàu tài nguyên thì phải phát triển công nghiệp luyện đầu tiên? Không những thế lượng phôi thép Việt Nam sản xuất chỉ đạt 40% và phải nhập khẩu 60% từ nước ngoài.

Năm 2005 ngành Thép đạt sản lượng sản xuất 1,2 - 1,4 tấn phôi thép; 2,3 - 3,0 tấn thép các loại, 0,6 triệu tấn sản phẩm thép gia công sau cán. Năm 2010, đạt sản lượng 1,8 triệu tấn phôi thép; 4,5 - 5,0 triệu tấn cán thép các loại và 1,2 - 1,5 triệu tấn sản phẩm thép gia công sau cán.

Theo số liệu trên phôi thép chỉ có thể đáp ứng được từ 36% - 40% cán thép các loại. Do năng lực sản xuất mất cân đối giữa các công đoạn sản xuất, nên khả năng đáp ứng nhu cầu đầu vào của các công đoạn thượng nguồn và công đoạn hạ nguồn là rất thấp. Nguyên nhân chủ yếu sự mất cấn đối là:

- Thứ nhất chính là sự đầu tư vào sản xuất phôi đòi hỏi vốn lớn; - Thứ hai là sự thu hồi vốn chậm khi đầu tư vào sản xuất phôi;

37

- Thứ ba đó là giá trị gia tăng và lợi nhuận khâu sản xuất phôi thấp nên các doanh nghiệp sản xuất trong nước không đủ khả năng đầu tư còn doanh nghiệp nước ngoài không muốn đầu tư, hơn nữa là công nghiệp phôi thép không được nhà nước bảo hộ như cán thép.

Hộp 1 – Ví dụ những trường hợp phải giảm thuế nhiều hơn cam kết để bình ổn thị trường sắt thép [40]

- Thép xây dựng : mức thuế nhập khẩu cam kết là 40%, nhưng từ năm 2004 nhà nước đã điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu xuống 10% để ổn định thị trường trong nước, năm 2008 tiếp tục giảm xuống còn 8%;

- Phôi thép: mức thuế nhập khẩu cam kết là 20%, nhưng từ trước năm 2007, thuế nhập khẩu đã áp dụng ổn định là 5%, năm 2008 tiếp tục điều chỉnh giảm xuống 3%.

Tuy nhiên những năm gần đây ngành thép Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong việc phát triển đẩy mạnh sản xuất phôi thép vào năm 2009 phôi thép tự sản xuất đã đạt 50% và năm 2010 thì phôi thép sản xuất 3,2 triệu tấn chiếm tới 70%. Nhưng lượng phôi thép sản xuất trong nước 90% là từ thép phế (theo đánh giá của Ông Lê Mạnh Hoàn - Phó giám đốc kinh doanh Công ty CP thép Đình Vũ và ông Trần Đức Thắng - Công ty Gang thép Thái Nguyên trong bài viết “Thép phế liệu nhập khẩu: Danh mục càng chi tiết càng khó thực hiện” đăng trên Báo Thương mại, ngày 25/08/08) chỉ có 10% là sản xuất từ quặng sắt khai thác và chỉ có ở Khu gang thép Thái nguyên mới có lò luyện thép từ quặng còn lại là luyện thép bằng lò điện. Hiện nay nguồn thép phế của nước ta chủ yếu cũng được nhập khẩu (90% thép phế được nhập khẩu). Như vậy, nguyên liệu chính để sản xuất thép của Việt Nam đều phụ thuộc vào thế giới.

38

(ii) Tình hình đầu tư sản xuất thép

Hoạt động đầu tư sản xuất thép tràn lan, không theo quy hoạch, hàng chục dự án thép được đầu tư, trị giá hàng chục tỉ đồng nhưng các dự án này đều chủ yếu đầu tư cho hạ nguồn, dường như các nhà đầu tư đã bỏ quên thượng nguồn. Năm 2003, công suất các nhà máy cán thép lên đến 4,5 triệu tấn/năm, trong khi công suất các nhà máy sản xuất phôi mới chỉ đạt 0,5 triệu tấn/năm và có tới 28 nhà máy cán thép.

Hộp 2 – Biểu hiện phát triển không bền vững của ngành thép [40]

Trước nhu cầu về thép xây dựng ngày càng tăng cao, cộng với sức hút về lợi nhuận trong ngắn hạn, nhiều dự án quy mô lớn trong ngành thép liên tục được cấp giấy phép trong thời gian qua như Liên hợp thép Tycoons (Dung Quất) tổng đầu tư 1,056 tỷ USD, công suất 4,5 triệu tấn/năm; Dự án Liên doanh Posco – Vinashin (Khánh Hoà), tổng đầu tư ước 4 tỷ USD, công suất 4 - 5 triệu tấn/năm… Dự báo nhu cầu thép thành phẩm của Việt Nam đến 2020 chỉ tương đương 18 triệu tấn/năm, trong khi với hàng loạt liên hợp thép ra đời, dự kiến lượng cung sẽ gấp 3 - 4 lần nhu cầu. Điều này đã làm phá vỡ quy hoạch, mất cân đối cung - cầu thị trường.

Chỉ trong vòng mấy tháng đầu năm 2007 đã có tới 5 dự án liên hợp được cấp phép và ký kết liên doanh, nếu tính tổng cộng các dự án đã được cấp chứng nhận và đang làm luận chứng phải lên tới 8 dự án. Nhận định về tình trạng đầu tư ồ ạt này, ông Phạm Chí Cường – chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết: “Khi các nước Đông Nam Á có tiềm lực kinh tế hơn Việt Nam nhưng tới nay chưa có một nước nào có khu liên hợp thép, vậy mà chỉ trong thời gian ngắn đã có tới 8 liên hợp thép. Đây là một thuận lợi cho ngành thép nhưng cũng là điều không bình thường”.

39

Bảng 2.2: Các dự án Liên hợp thép tại Việt Nam đầu năm 2007

Tên dự án Tổngvốn đầu

tư (tỷ USD)

Công suất (triệu tấn/năm)

Liên hợp thép Tycoons(Dung Quất) 1,056 4,5

Liên doanh Posco - Vinashin (Khánh Hòa) 4 4 - 5 TATA - Việt NamSteel(Vũng Áng, Hà Tĩnh) 3,35 4 – 5 Liên doanh Lion Group (Maylaysia) -

Vinashin (Ninh Thuận)

7,3 8

Công ty FRRO China(Trung Quốc) 5 10

(Nguồn: http://www.tapchicongnghiep.vn)

(iii) Quy mô sản xuất và tiêu thụ thép

Hình 2.1: Sản lượng sản xuất và tiêu thụ thép giai đoạn 2008 – 2011

(Nguồn: VSA)

Năm 2010, nhờ vào sự phục hồi của nền kinh tế và do tác động của các biện pháp kích cầu của Chính phủ năm 2009, giá trị sản lượng ngành xây dựng tăng trưởng 23%. Sự tăng trưởng ngành xây dựng làm tăng sản lượng tiêu thụ thép xây dựng và các sản phẩm thép khác, đã giúp cho tổng sản lượng tiêu thụ thép các loại đạt 4,9 triệu tấn, tăng 20%.

Năm 2011, kinh tế vĩ mô của Việt Nam xấu hơn so với năm 2010. Những vấn đề lớn của kinh tế Việt Nam trong năm 2011 bao gồm lạm phát

40

tăng cao làm giá cả hàng hóa tăng, tỷ giá USD/VND biến động mạnh làm tăng chi phí tài chính của doanh nghiệp do lỗ chênh lệch tỷ giá, lãi suất cho vay ở mức cao làm tăng chi phí vốn vay và làm giảm khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp… Chính sách vĩ mô chủ đạo trong năm 2011 là thắt chặt tiền tệ chống lạm phát, đặc biệt là siết chặt tín dụng đối với lĩnh vực phi sản xuất. Ngoài ra, để chống lạm phát, Chính phủ cũng đã áp dụng chính sách cắt giảm đầu tư công. Trong bối cảnh đó, ngành bất động sản, nguồn tiêu thụ chính của ngành thép, rơi vào trạng thái trầm lắng từ năm 2011 đến nay. Do chịu tác động của ngành bất động sản bị trầm lắng và chính sách cắt giảm đầu tư công của Chính phủ, nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng năm 2011 chỉ ở mức 4,6 triệu tấn, giảm 5,5%.

Hiện Việt Nam có khoảng 25 doanh nghiệp và trên 50 cơ sở sản xuất nhỏ sản xuất cán thép với chủng loại thép cán dài (tổng công suất của các cơ sở này theo thiết kế khoảng 6,4 triệu tấn/năm) và thép dẹt (công suất 600.000 tấn/năm với thép dẹt cán nguội, hiện đang xây dựng nhà máy thép cán nóng công suất 2 triệu tấn/năm). Hiện có khoảng 14 doanh nghiệp sản xuất phôi thép với công suất thiết kế đạt hơn 2 triệu tấn/năm, đáp ứng khoảng 30% nhu cầu nguyên liệu phôi để cán thép, số còn lại nhập khẩu từ nước ngoài (chủ yếu từ Trung Quốc) [40].

Bên cạnh đó còn nhiều cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, không những thế trình độ công nghiệp ngành sản xuất thép chưa cao, chia làm 3 nhóm:

- Nhóm công nghiệp nhà máy hiện đại, sử dụng công nghiệp và thiết bị hiện đại của nước ngoài chiếm khoảng từ 20% - 25% công nghệ cán hiện có.

- Nhóm các nhà máy trung bình sử dụng các công nghệ của Trung Quốc, Đài Loan chiếm khoảng 55% - 65% công suất cán hiện có.

- Nhóm các nhà máy lạc hậu quy mô rất nhỏ sử dụng thiết bị tự chế tạo trong nước chiếm khoảng 15% - 20% công suất cán.

41

Những con số này cho thấy sản xuất phân tán thiếu quy hoạch với quy mô nhỏ là đặc điểm đáng chú ý của ngành thép Việt Nam.

(iv) Tình trạng nhập khẩu thép

Theo thông tin từ VSA thì hiện ngành Thép Việt Nam bao gồm các chủng loại sản phẩm: thép tấm, lá cuộn cán nóng; thép tấm, lá cuộn cán nguội; thép xây dựng; sắt, thép phế liệu; phôi thép; thép hình; thép inox; thép đặc chủng; thép mạ; kim loại khác.

(Nguồn: VSA)

Hình 2.2: Cơ cấu sản xuất ngành thép năm 2010

Vì gặp vấn đề về vốn đầu tư cho nên ngành Thép mới chỉ đầu tư sản xuất các sản phẩm thép dài để đáp ứng nhu cầu cấp bách trong nước vì thế cho nên các loại thép trong nước vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu và hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập một lượng các loại như: thép nguyên liệu dẹt cán nóng (thép tấm dày, lá và băng cuộn cán nóng), thép hình cỡ lớn, thép đặc chủng và thép hợp kim có chất lượng cao.

(Nguồn: VSA)

42

Đối với thép xây dựng mặc dù trong nước thừa công suất sản xuất nhưng thép ngoại có ưu thế về giá cho nên thép xây dựng vẫn được nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc. Nhu cầu hàng năm nhập khẩu là 3,5 triệu tấn/năm, lượng phôi nhập thêm cho nhà máy cán là khoảng 1,8 triệu tấn năm 2010.

Bảng 2.3: Tình hình nhập khẩu thép của Việt Nam

Năm 2006 Năm 2007

Tổng lượng nhập khẩu 5,7 triệu tấn 8 triệu tấn Tổng kim ngạch nhập khẩu 2,94 tỷ USD 5,11 tỷ USD Tổng lượng phôi thép nhập khẩu 1,94 triệu tấn 2,15 triệu tấn Tổng kim ngạch nhập khẩu phôi thép 750,5 triệu USD 1,1 tỷ USD Nguồn gốc thép nhập khẩu Trung Quốc (trên 50%), Nhật Bản, Đài

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành thép Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)