1.2.2.1 Khái niệm và vai trò của CNHT trong ngành thép
* Khái niệm
CNHT ngành thép là ngành sản xuất, cung cấp các sản phẩm hỗ trợ như: các nguyên liệu (quặng sắt, phôi thép, than cốc, thép phế, năng lượng); và các chất trợ dung (đá vôi, vôi bột, đôlômít, sa huỳnh, sa thạch…) và các cơ kiện, máy móc, thiết bị phụ vụ cho ngành thép.
* Vai trò của công nghiệp hỗ trợ trong ngành thép
(i) Là điều kiện quan trọng đảm bảo tính chủ động và nâng cao giá trị gia tăng của ngành Thép
CNHT không phát triển sẽ làm cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thép phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu. Cho dù những sản phẩm này có thể được cung cấp với giá rẻ ở nước ngoài, nhưng do đặc điểm của các sản phẩm hỗ trợ thép là rất đa dạng về chủng loại, chi phí vận chuyển lớn, cùng với nhiều loại chi phí khác như: chi phí bảo hiểm, chi phí lưu kho, chi phí bốc
24
dỡ… sẽ làm gia tăng nhanh chóng chi phí đầu vào của sản phẩm Thép. Việc nhập khẩu quá nhiều nguyên phụ liệu từ bên ngoài vô hình chung đã biến quá trình sản xuất sản phẩm Thép của trong nước thành khâu gia công sản phẩm, mà đây lại là khâu có giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi giá trị của ngành Thép. Đó là chưa kể đến sự phụ thuộc gần như hoàn toàn vào phía nhà cung cấp về khối lượng cũng như thời gian giao nhận hàng nhập khẩu. Cũng do nguyên nhân phải nhập khẩu đầu vào nên quá trình sản xuất của các doanh nghiệp không ổn định, thực hiện kế hoạch sản xuất không theo tiến độ thời gian định trước, việc làm và thu nhập của người lao động cũng bị ảnh hưởng.
Vì vậy, khi các ngành sản xuất các sản phẩm hỗ trợ Thép phát triển sẽ đảm bảo cho các doanh nghiệp Thép trong nước chủ động trong việc sản xuất và nâng cao giá trị giá trị sản phẩm của mình.
(ii) Góp phần khai thác nguồn lực trong nước, giảm nhập khẩu nguyên phụ liệu và máy móc cho ngành Thép
Các sản phẩm hỗ trợ thép rất phong phú và đa dạng từ những sản phẩm đơn giản đến những sản phẩm đòi hỏi công nghệ phức tạp. Vì thế có thể thu hút nhiều đối tượng tham gia sản xuất, từ các cơ sở nhỏ, làng nghề sản xuất những sản phẩm đơn giản không đòi hỏi vốn lớn, đến những công ty có trang thiết bị hiện đại sản xuất những sản phẩm phức tạp. Việt Nam lại có điều kiện thuận lợi về nguồn lao động dồi dào, giá rẻ, các nguồn lực sản xuất trong khu tư nhân còn khá nhiều, chưa được khai thác hết. Việc phát triển CNHT trong nước cùng với các ngành khác sẽ góp phần khai thác những nguồn lực này của đất nước.
Mặt khác, trong điều kiện Việt Nam hiện nay, hầu hết các sản phẩm hỗ trợ thép đều phải nhập khẩu. Khi CNHT thép trong nước phát triển, tỷ lệ nội địa hóa trong các sản phẩm sản phẩm thép sẽ được nâng lên, điều đó cũng
25
đồng nghĩa với việc giảm nhập khẩu các đầu vào cho ngành Thép. Các sản phẩm nhập khẩu được thay thế bằng các sản phẩm sẩn xuất trong nước. (iii) Mở rộng khả năng thu hút FDI vào phát triển công nghiệp thép
Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, thị trường tiêu thụ là yếu tố quan trọng nhất để thu hút sự chú ý của họ. Bởi dung lượng thị trường lớn là nhân tố cần thiết để giảm chi phí sản xuất nhờ lợi thế về quy mô và đảm bảo hiệu quả của đầu tư. Cũng giống như nhiều ngành công nghiệp khác, ngành Thép Việt Nam đang tích cực kêu gọi đầu tư nước ngoài. Thị trường tiêu thụ rộng lớn và ngày càng được mở rộng đang là ưu thế của ngành. Hàng năm Việt Nam xuất khẩu hàng trăm triệu sản phẩm Thép vào các thị trường lớn như: Nhật Bản, Trung Quốc, EU.[26]
Tuy nhiên, trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay thì đây không phải là lợi thế của riêng Việt Nam. Ngày nay, khi các công ty này lựa chọn địa điểm đầu tư, thì ngoài yếu tố thị trường và lợi thế về chi phí nhân công rẻ, họ còn họ còn tính đến các lợi thế so sánh khác. Trong khí đó, ngoài yếu tố môi trường chính trị ổn định, nguồn lao động rẻ, các yếu tố khác của ngành Thép Việt Nam đều kém hẳn so với nhiều nước như: Trung Quốc hay Nhật Bản. Nhưng thứ yếu nhất của ngành Thép Việt Nam lại là không chủ động được nguồn nguyên phụ liệu và máy móc thiết bị. Vì vậy, nếu giải quyết được khâu yếu nhất, tức là khi CNHT thép phát triển, các công ty thép không những chủ động được nguồn nguyên phụ liệu mà còn không phải bỏ thêm chi phí vận chuyển, chi phí lưu bãi…, các MNCs dễ dàng hơn trong việc quản lý hệ thống cung cấp các sản phẩm CNHT. Như vậy, CNHT phát triển sẽ cung cấp các hàng hóa trung gian ngay trong nước, giúp giảm thiểu chi phí cho các doanh nghiệp FDI. Nói cách khác, CNHT thép phát triển sẽ tạo môi trường đầu tư hấp dẫn hơn, từ đó góp phần mở rộng khả năng thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp thép.
26
(iv) Phát huy ảnh hưởng tác động “lan tỏa” trong phát triển hệ thống công nghiệp
Các ngành sản xuất trong hệ thống công nghiệp luôn có mối quan hệ hữu cơ với nhau, sự phát triển của ngành này có thể kéo theo sự phát triển của nhiều ngành khác nữa. Chẳng hạn, sự phát triển của ngành của ngành Thép sẽ dẫn đến sự phát triển của các ngành liên quan trực tiếp đến Thép như: ngành công nghiệp, xây dựng, đóng tàu… cung cấp nguồn nguyên liệu chính và các ngành công nghiệp sản xuất các sản phẩm hỗ trợ cho Thép, bao gồm: công nghiệp cơ khí, công nghiệp chế tạo, công nghiệp sản xuất phụ liệu thép… khi đó nhu cầu về nguyên liệu nhiều hơn, thị trường tiêu thụ các sản phẩm hỗ trợ cũng lớn hơn.
Như vậy, ngành CNHT cho thép trở thành một mắt xích trong hệ thống các ngành công nghiệp. Sự phát triển của ngành này sẽ góp phần phát huy ảnh hưởng phát triển lan tỏa trong hệ thống công nghiệp Việt Nam.
(v) Tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động
Giải quyết việc làm cho người lao động là một trong những vấn đề rất được quan tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Hàng năm, nước ta có thêm khoảng 1,3 triệu người gia nhập vào lực lượng lao động trong khi mức gia tăng về số việc làm thường nhỏ hơn mức này, làm cho vấn đề giải quyết việc làm càng trở nên khó khăn. Sự ra đời và phát triển của ngành CNHT cho ngành thép sẽ tạo ra những việc làm mới cho nền kinh tế. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi mà trình độ công nghệ của Việt Nam còn nhiều hạn chế, chúng ta chưa thể tự động hóa ở tất cả các khâu trong quá trình sản xuất thì nhu cầu sử dụng lao động của ngành vẫn là tương đối lớn. Mặt khác, khi ngành CNHT cho ngành thép phát triển sẽ thúc đẩy sự phát triển của ngành thép, mà đây lại là một trong những ngành sử dụng nhiều lao động, chủ yếu là lao động phổ thông, nên sẽ có thêm nhiều lao động được giải
27
quyết việc làm. Tóm lại, bằng cách trực tiếp hay gián tiếp ngành CNHT thép đã góp phần tạo việc làm và tăng thêm thu nhập cho người lao động.
1.2.2.2 Một số sản phẩm của CNHT trong ngành thép
Từ quy trình sản xuất thép đề cập ở phần 1.2.1.2 cho thấy một số sản phẩm hỗ trợ chính cho ngành thép bao gồm:
- Quặng sắt: Là nguyên liệu chính và là nguyên liệu đầu của quá trình thiêu kết và luyện thép. Quặng sắt kết hợp cùng với than cốc và các phối liệu trợ dung và được xử lý ở nhiệt độ cao để tạo ra khối liệu giàu sắt thích hợp cho việc sử dụng làm nguyên liệu lò cao. Quặng sắt thường được nạp vào lò BOF như một chất làm lạnh và thường được dùng để thay thế sắt phế liệu. Quặng sắt thường có ở dạng tảng hay dạng viên, thành phần hóa học của chúng khác nhau tùy vào lớp lắng kim loại Quặng sắt là một thay thế rất hiệu quả cho sắt phế liệu vì hàm lượng các nguyên tố dư trong đó như đồng, kẽm, niken, molypđen rất ít. Quặng sắt có hiệu quả làm lạnh cao hơn gấp 3 lần so với sắt phế liệu.
- Than cốc là sản phẩm được tạo thành từ than mỡ từ quy trình luyện than mỡ thành than cốc ở điều kiện yếm khí trên 1000°С, trải qua quá trình khô và nhiệt giải, nóng chảy, kết dính, đông cứng co ngót cuối cùng tạo ra vật chất màu xám bạc có nhiều vân và lỗ khí. Than cốc được sử dụng để nung chảy gang (cốc lò cao) cũng như làm nguyên liệu không khói chất lượng cao, làm các chất khử trong các công nghệ luyện kim từ quặng sắt, các chất làm tơi trong phối liệu vì các tính chất sau đây: Là nhiên liệu cấp nhiệt; Là chất khử oxy (trực tiếp và gián tiếp); Là nguyên tố tạo gang (bằng các bon rắn và CO); Là bộ khung đảm bảo cho lò cao thông khí.
- Thép phế liệu là nguồn sắt lớn trong luyện kim. Phế liệu về cơ bản là sắt hay thép tái sử dụng, nó có thể được lấy từ các nhà máy (ví dụ: phế liệu trong hầm mỏ, sắt lạnh,…) hay là được thu mua từ các nguồn bên ngoài.
28
- Phôi thép: được sản xuất từ thép phế, gang và các chất trợ dung và là nguyên liệu chính để cán ra các sản phẩm thép hiện nay.
Bên cạnh các nguyên liệu chính, còn có các hóa chất trợ dung như Mg, bột spat, hợp kim ferro, đá vôi, đôlômit, huỳnh thạch, …; các dụng cụ như dụng cụ cắt (các loại dao cho máy tiện, máy phay, máy bào, tuốt …), dụng cụ biến dạng với đặc trưng tạo hình (trục cán, khuôn dập , khuôn ép chảy …), dụng cụ đo (các loại thước cặp, panme, thước đo kiểm …).