Hệ thống hoá văn bản pháp luật hải quan điều chỉnh hoạt động

Một phần của tài liệu Hệ thống hóa văn bản pháp luật Hải quan về xuất nhập khẩu hàng hóa thương mại (Trang 78)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.2.Hệ thống hoá văn bản pháp luật hải quan điều chỉnh hoạt động

động xuất, nhập khẩu hàng hoá thương mại mang lại nhiều lợi ích cho cá nhân, tổ chức thực hiện xuất, nhập khẩu hàng hoá thương mại

Cá nhân, doanh nghiệp xuất, nhập khẩu hàng hoá thương mại là chủ thể chịu sự tác động và ảnh hưởng trực tiếp của các văn bản pháp luật hải quan. Do vậy, hơn ai hết chính các chủ thể này là đối tượng mong muốn công tác hệ thống hoá pháp luật được thực hiện có hiệu quả, góp phần cả thiện môi trường pháp lý hải quan để họ có thể thực hiện quyền tự chủ trong hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hoá thương mại.

Hệ thống hoá pháp luật là một cách thức hiệu quả để người dân tìm hiểu và thực hiện đúng chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xuất, nhập khẩu hàng hoá thương mại.

Hệ thống hoá pháp luật hải quan về xuất, nhập khẩu hàng hoá cũng mang lại cho cá nhân, doanh nghiệp những lợi ích thiết thực:

Về mặt kinh doanh

- Hệ thống hoá pháp luật giúp công tác tra cứu pháp luật được thực hiện dễ dàng, nhanh chóng; giúp cá nhân, doanh nghiệp có thể tìm hiểu và áp dụng pháp luật một cách chính xác, tiết kiệm thời gian và chi phí;

- Hệ thống hoá pháp luật giúp cá nhân, doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro phát sinh từ việc không hiểu luật hoặc áp dụng không đúng các văn bản pháp luật;

-Hệ thống hoá pháp luật giúp cải thiện các quy định về thủ tục hải quan theo hướng giảm thiểu thủ tục, rút ngắn thời gian nhằm tằng cường hiệu quả kinh tế cho chủ thể xuất, nhập khẩu hàng hoá thương mại.

76

Về mặt thực hiện quyền giám sát

Có thể khẳng định, quản lý xuất, nhập khẩu hàng hoá thương mại là một lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh tiêu cực. Để giảm thiểu vấn đề này, bên cạnh các biện pháp phòng, chống tiêu cực được thực hiện bởi cơ quan nhà nước, thì một biện pháp hiệu quả chính là tăng cường quyền giám sát của nhân dân. Trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu hàng hoá thương mại thì chính doanh nghiệp là người trực tiếp thực hiện các thủ tục với cơ quan hải quan, trực tiếp tiếp xúc với cán bộ, công chức hải quan nên họ sẽ là người giám sát ngành hải quan chính xác và hiệu quả nhất.

Tuy nhiên, để tăng cường hiệu quả giám sát thì trước hết người dân và doanh nghiệp phải nắm rõ các quy định của pháp luật. Hệ thống hoá pháp luật sẽ giúp họ đơn giản hơn trong quá trình tiếp cận và tìm hiểu pháp luật, từ đó góp phần cải thiện trình độ pháp lý. Khi trình độ pháp lý được nâng cao, người dân sẽ có điều kiện để tự bảo vệ tốt hơn các quyền lợi chính đáng của mình; mạnh dạn tố cáo tiêu cực của cán bộ, công chức hải quan trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu hàng hoá thương mại, tăng cường hiệu quả công tác giám sát nhân dân đối với hoạt động quản lý nhà nước, góp phần làm trong sạch, lành mạnh hoá đội ngũ cán bộ, công chức hải quan.

Từ những phân tích trên giúp chúng ta thấy được những lợi ích rõ ràng của công tác hệ thống hóa pháp luật, nhất là pháp điển hóa và đây chắc chắn sẽ là một xu hướng cải cách hoạt động lập pháp, lập quy trong tương lai. Chính vì vậy, dù không chính thức nhưng công tác hệ thống hóa pháp luật về xuất, nhập khẩu hàng hóa thương mại bước đầu đã được quan tâm và thực hiện trong thời gian qua, chủ yếu là để đáp ứng nhu cầu đơn giản hóa việc tra cứu và áp dụng pháp luật. Để đi sâu vấn đề này, trong phần tiếp theo chúng tôi sẽ đi sâu tập trung phân tích về hành lang pháp lý của công tác hệ thống hóa pháp luật và thực trạng thi hành công tác hệ thống hóa pháp luật hải quan

77

vềxuất, nhập khẩu hàng hóa thương mại ở Việt Nam trong thời gian quacũng như định hướng cho công tác này trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Hệ thống hóa văn bản pháp luật Hải quan về xuất nhập khẩu hàng hóa thương mại (Trang 78)