Công tác quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH xuất nhập khẩu thiết bị Ánh Hồng còn gặp nhiều khó khăn trong việc quản trị các rủi ro do cơ sở hạ tầng kém gây ra.Vì vậy, trước hết Nhà nước cần có biện pháp cải thiện, nâng cấp chất lượng cơ sở hạ tầng, hạn chế tình trạng ách tắc, tai nạn giao thông. Ngoài ra, để giúp cho việc quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH xuất nhập khẩu thiết bị Ánh Hồng nói riêng và các doanh nghiệp nói chung được dễ dàng, hiệu quả hơn, em xin kiến nghị với Nhà nước một số vấn đề sau:
Có chính sách quản lý thị trường thích hợp để tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng, minh bạch và ổn định nhằm hạn chế các rủi ro do sự thay đổi về pháp lý như thuế tăng cao...
Có chính sách hỗ trợ đầu tư cho công tác nghiên cứu và phát triển đổi mới công nghệ phục vụ công tác quản trị rủi ro trong kinh doanh như cho vay vốn ưu đãi thông qua hệ thống ngân hàng thương mại, các quỹ hỗ trợ phát triển.
Nhà nước cần tổ chức một chương trình đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ lãnh đạo cấp cao của các doanh nghiệp nhằm trang bị cho họ những kiến thức kinh doanh mới trong môi trường toàn cầu hoá.
Xây dựng một chương trình có tầm nhìn chiến lược quốc gia về phát triển doanh nghiệp, tạo điều kiện cho DN cải thiện môi trường kinh doanh, hạn chế các rủi ro có thể gặp phải trong kinh doanh. Trong bối cảnh hội nhập thế giới, nhà nước cần đóng vai trò định
hướng, trợ giúp khuyến khích thúc đẩy phát triển của thị trường chứ không phải khống chế và làm thay đổi thị trường. Nhà nước cần có nhiệm vụ dự báo, định hướng phát triển quốc gia và hỗ trợ các doanh nghiệp chứ không can thiệp vào công việc của doanh nghiệp.
Hoàn thiện các thủ tục hành chính cần hơn nữa, bỏ các thủ tục rườm rà, rút ngắn các bước làm việc để doanh nghiệp không tốn nhiều thời gian và tiền bạc để làm những việc này, đẩy mạnh phát triển chính phủ điện tử theo đúng lộ trình.
Cần duy trì, tái tạo, phát huy các ngành nghề truyền thống, quan tâm nhiều hơn đến các làng nghề.
Cần có các qui chế, qui định rõ để bảo vệ cho thương hiệu hàng hoá của mình đối với nước ngoài, cũng như trong nước. Bảo hộ quyền sở hữu đối với các sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá.
Nhà nước cần có các biện pháp quản lý kinh tế hữu hiệu hơn nữa để nền kinh tế nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế để các doanh nghiệp kinh doanh thuận lợi hơn. Vì thời kì khủng hoảng đã làm cho các doanh nghiệp rất khó khăn, phải cắt giảm lao động vì doanh nghiệp không tạo ra việc làm cho người lao động do đó ảnh hưởng đến đời sống người lao động và doanh nghiệp.
Ngoài ra, Nhà nước cũng cần xây dựng kênh thông tin thương mại thông suốt từ các cơ quan thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Thương mại đến các Sở Thương mại, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong nước. Đồng thời tổ chức cung cấp thông tin dịnh kỳ hàng năm, hàng quý thông qua các tạp chí, ấn phẩm về tình hình tiêu thụ hàng TCMN trên thế giới cho các doanh nghiệp biết.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp nói chung và hoạt động xuất khẩu của Công ty TNHH xuất nhập khẩu thiết bị Ánh Hồng nói riêng chúng ta có thể thấy rằng các sự cố, rủi ro trong quá trình này trong nhiều trường hợp đối với nhiều nhà kinh doanh xuất khẩu là không thể tránh khỏi. Vì vậy vấn đề đặt ra cho các nhà kinh doanh xuất khẩu là làm sao có thể quản trị thật tốt các rủi ro, đảm bảo kết quả kinh doanh mong đợi.
Trên cơ sở tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, khóa luận đã hoàn thành nhiệm vụ sau.
Thứ nhất, khóa luận đã khái quát được những vấn đề cơ bản về quản trị rủi ro và quản trị rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.
Thứ hai, khóa luận phân tích thực trạng rủi ro trong hoạt động xuất khẩu tại Công ty TNHH XNK thiết bị Ánh Hồng.
Thứ ba, khóa luận đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng quản trị rủi ro trong hoạt động xuất khẩu tại Công ty Ánh Hồng và những kiến nghị với Nhà nước, các cán bộ ngành liên quan trong việc hạn chế rủi ro, tổn thất trong hoạt động xuất khẩu.
Với điều kiện thời gian hạn hẹp và còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tế của bản thân, bài khóa luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi sai sót. Vì vậy em rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ phía Quý thầy cô để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn nữa.