Giải pháp nâng cao phân tích rủi ro của Công ty

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công ty TNHH xuất nhập khẩu thiết bị Ánh Hồng (Trang 35)

a. Giải pháp phân tích hợp đồng

Thông qua hợp đồng soạn thảo, hợp đồng đã ký kết nhà quản trị nghiên cứu kỹ từng điều khoản trong hợp đồng để phát hiện các sai xót, những nguy cơ rủi ro trước khi ký kết hoặc trong thời gian thực hiện hợp đồng.

Phương pháp làm việc với các bộ phận khác ngoài công ty, cơ quan thuế, văn phòng luật sư, trọng tài thương mại quốc tế … để bổ xung thêm các rủi ro mà doanh nghiệp có thể

bỏ xót. Thông qua trao đổi, làm việc như vậy, công ty còn có thể phát hiện các nguy cơ rủi ro từ chính các đối tượng này.

b. Phương pháp phân tích SWOT (phương pháp xây dựng bảng liệt kê)

Thực chất của bảng liệt kê là đi thiết lập và xây dựng ma trận SWOT. Theo đó, Công ty sẽ xác định điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses), cơ hội (opportunities), thách thức (Threasts) để nhận diện được nguy cơ, rủi ro và giúp nhà quản trị lường trước được các tổn thất có thể xảy ra. Phân tích SWOT là cơ sở để nhà quản trị biết trước được cách thức và mức độ mà công ty sẽ gặp phải những tổn thất để từ đó xây dựng kế hoạch kiểm soát và tài trợ rủi ro.

3.3.1.3. Giải pháp kiểm soát rủi ro của Công ty

Các biện pháp để né tránh rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH xuất nhập khẩu thiết bị Ánh Hồng sẽ làm mất đi cơ hội kinh doanh của Công ty. Vì vậy chỉ có các nhà quản trị của Công ty với những hiểu biết đầy đủ về hoạt động kinh doanh của Công ty mới có thể quyết định lựa chọn giữa có và không né tránh những rủi ro trong công tác này. Sau đây là một số đề xuất về giải pháp ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH xuất nhập khẩu thiết bị Ánh Hồng.

a. Giải pháp ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Công ty

Bên cạnh những kiến thức về rủi ro và tầm quan trọng của quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh, các nhà quản trị và nhân viên bán hàng cũng cần phải nắm được các biện pháp, yêu cầu quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Công ty có thể áp dụng nhắm ngăn chặn, phòng ngừa không cho rủi ro xảy ra. Được trang bị tốt các kiến thức này còn giúp nhà quản trị cũng như nhân viên bán hàng đưa ra được các quyết định đúng đắn và xử lý kịp thời khi rủi ro xảy ra, tránh được tình trạng bị động, lúng túng hay giải quyết chậm chạp làm tăng mức độ tổn thất.

Xây dựng quy trình kinh doanh

Xác định nhu cầu thị trường là khâu đầu tiên trong quá trình kinh doanh của Công ty. Đây là khâu rất quan trọng bởi các khâu tiếp theo trong quá trình kinh doanh đều nhằm mục đích đạt được nhu cầu đã đề ra ở khâu này. Để quản trị được các rủi ro một cách triệt để hơn, Công ty cần phải dựa trên một số căn cứ:

Để tránh hàng không bán được, không sản xuất kịp để bán, không phù hợp với nhu cầu khách hàng....các nhà quản trị cần xác định nhu cầu thị trường. Muốn xác định nhu cầu, Công ty cần tổ chức nghiên cứu, tiến hành phân tích các yếu tố môi trường, nhu cầu về số lượng, chất lượng xe....mà khách hàng cần, thời gian, địa điểm cần hàng, cũng như sự đáp ứng nhu cầu trên thị trường của đối thủ cạnh tranh để đoán biết những thay đổi về nhu cầu. Từ đó đưa ra được những quyết định chính xác về số lượng, chủng loại mặ hàng.

Nâng cao năng lực của đội ngũ bán hàng

Hiện nay, năng lực đội ngũ bán hàng của Công ty còn hạn chế, do vậy rất dễ xảy ra sai sót dẫn đến rủi ro. Để quản trị rủi ro một cách hiệu quả, cần phải nâng cao năng lực cho đội ngũ bán hàng bởi họ chình là người sẽ thực hiện các hoạt động kinh doanh. Muốn nâng cao nang lực cho đội ngũ nhân viên bán hàng, trước hết phải dựa vào kết quả đánh giá thành tích nhân viên bán hàng để đánh giá đúng trình độ, kiến thức, kỹ năng làm việc và các phẩm chất nghề nghiệp của mỗi nhân viên theo yêu cầu kinh doanh. Sau đó cần đề ra phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cho từng nhân viên.

Quản trị tốt rủi ro sẽ giúp Công ty tăng độ an toàn trong kinh doanh nhờ những giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu và né tránh trong kiểm soát rủi ro. Nâng cao thương hiệu của Công ty trên thương trường. Ngoài ra, nhờ hoạt động kiểm soát rủi ro mà Công ty có thể phát hiện ra những điểm yếu cũng như những điểm mạnh của mình trong hoạt động kinh doanh để có biện pháp khắc phục điểm yếu và phát huy điểm mạnh cũng như loại bỏ những công việc không cần thiết để giảm giá bán, nâng cao khả năng cạnh tranh.

b. Giải pháp giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Công ty • Giải pháp tự bảo hiểm.

Doanh thu từ việc bán hàng sẽ được trích ra một khoản và gửi vào ngân hàng để tích lũy thành vốn cho quỹ, khi có rủi ro xảy ra mới dùng đến. Khi rủi ro xảy ra như hàng hóa bị mất hoặc một số hàng hóa hoá nhận về không còn nguyên tình trạng ban đầu thì Công ty có thể sử dụng quỹ này để mua sản phẩm thay thế, đảm bảo số lượng hàng hóa theo đúng đơn hàng.

Con người là yếu tố quyết định đến thành công hay thất bại của mọi hoạt động. Trong hoạt Trong hoạt động kinh doanh cũng vậy, để ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro hiệu quả thì yếu tố tác động trực tiếp đến các công đoạn trong chuỗi hoạt động mua bán hàng đó là các cán bộ công nhân mua, bán. Do đó đòi hỏi đó đòi hỏi Công ty phải có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ trực tiếp thực hiện quy trình tuyển dụng thêm những nhân viên mới mới có năng lực vào các vị trí còn thiếu. Hiện nay đội ngũ cán bộ nhân viên của Công ty chủ yếu là cán bộ trẻ, nhiệt huyết với công việc, nhưng kinh nghiệm và trình độ còn hạn chế. Do đó Công ty cần khuyến khích tạo điều để nhân viên có thể nâng cao trình độ.

+ Giải pháp lâu dài

- Nhiệm vụ của Công ty trong thời gian tới phải cơ cấu lại tổ chức nhân sự theo hướng chuyên môn, giao đúng người, đúng việc. Quản trị phân quyền cho các nhân viên để nâng cao vai trò và trách nhiệm của họ với công việc được giao.

- Tạo môi trường thuận lợi có sự đoàn kết, nhất trí cao giữa lãnh đạo và nhân viên, để hợp tác thực hiện công việc chung có hiệu quả nhất. Khuyến khích làm việc theo nhóm đan xen làm việc độc lập, khuyến khích nhân viên chủ động thực chứ không đơn thuần là thừa hành chỉ đạo của cấp lãnh đạo. Có chính sách đãi ngộ thích hợp để họ cống hiến hết mình cho Công ty.

- Bên cạnh việc hoàn thiện chi thức cũng cần chú trọng đến việc hoàn thành tư cách đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm với công việc.

+ Giải pháp tình thế

- Cử nhân viên đi học thêm về các lớp nghiệp vụ nâng cao ngắn hạn, tham dự các hội thảo về các vấn đề có liên quan đến chuyên môn nhằm nâng cao hiểu biết và kinh nghiệm để có thể xử lý các tình huống thực tế phát sinh khi thực hiện nghiệp vụ của mình.

- Tổ chức tuyển dụng nhân viên mới có trình độ chuyên môn vào các vị trí còn thiếu, cử nhân viên có kinh nghiệm kèm cặp nhân viên mới để họ dễ hòa nhập với môi trường làm việc mới.

Tiềm lực tài chính là một trong những điều kiện cần thiết hàng đầu để giúp Công ty có thể khẳng định vị thế của mình trên thị trường, đặc biệt là thị trường quốc tế. Chính vì vậy Công ty cần phải có kế hoạch huy động vốn trước khi tiến hành kinh doanh.

Hiện nay, tiềm lực tài chính của Công ty còn yếu nên khiến Công ty khó tiếp cận với hợp đồng bán hàng có giá trị lớn, vì phía đối tác không tin tưởng vào khả năng thực hiện hợp đồng. Thiếu vốn Công ty khó có khả nănng mở rộng thị trường tiêu thụ và ký hợp đồng kinh doanh có giá trị lớn. Do đó trong thời gian tới Công ty cần có giải pháp để nâng cao khả năng huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn vaynhư sau;

- Thiết lập mối quan hệ với khách hàng để có thể hưởng ưu đãi trong thanh toán. Nâng cao vị thế của mình trong quá trình đàm phán ký kết hợp đồng để đạt được những thỏa thuận có lợi cho doanh nghiệp.

- Tạo lập quan hệ tốt với ngân hàng để có thể vay vốn với ngân hàng.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công ty TNHH xuất nhập khẩu thiết bị Ánh Hồng (Trang 35)