Ngay từ Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI, năm 1986. Đảng ta đề cao vai trò của kinh tế đối ngoại nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng. Tiếp theo các Đại hội Đảng lần thứ VII (6/1991), Đại hội VIII (6/1996), Đại hội IX (4/2001) và Đại hội X (4/2006) đều đã khẳng định tính đúng đắn, sáng tạo của Đại hội VI và tiếp tục khẳng định vai trò rất quan trọng của FDI trong sự nghiệp phát triển kinh tế.
Đảng ta đã chỉ rõ: “Mở rộng, đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ kinh tế đối ngoại trên nguyên tắc giữ vững độc lập, chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi, thu hút các nguồn lực bên ngoài để phát huy mạnh mẽ các lợi thế và nguồn lực bên trong. Cần thấy rằng quan hệ kinh tế với bên ngoài phải trên nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi, do đó, chỉ có thể mở rộng và đem lại hiệu quả tốt khi dựa trên cơ sở và hướng vào khai thác tối đa mọi nguồn lực và lợi thế bên trong. Ý chí tự lực tự cường không mâu thuẫn và ngược lại là điều kiện cơ bản để thu hút các nguồn lực từ bên ngoài” [12, tr.370].
Từ 01/7/2006, khi Luật Đầu tư chung có hiệu lực, hàng loạt chính sách và biện pháp khuyến khích và bảo hộ đầu tư phù hợp với thông lệ quốc tế đã được áp dụng, tiêu biểu là:
Thứ nhất, so với Luật Đầu tư nước ngoài trước đây, theo quy định tại
Luật Đầu tư chung, quyền tự do đầu tư, kinh doanh của các nhà đầu tư được mở rộng, cụ thể là nhà đầu tư tự quyết định lĩnh vực đầu tư, hình thức và quy
mô đầu tư; trực tiếp xuất nhập khẩu hoặc ủy thác xuất nhập khẩu hàng hóa liên quan đến hoạt động đầu tư; chủ động tiếp cận và sử dụng nguồn lực đầu tư v.v.
Thứ hai, các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMS) được
áp dụng; qua đó, xóa bỏ toàn bộ các rào cản đầu tư trước đây như các quy định về ưu tiên mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ trong nước, về tỷ lệ nội địa hóa, tỷ lệ xuất khẩu, nhập khẩu, tỷ lệ nghiên cứu và phát triển…
Thứ ba, Chính phủ đã ban hành Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày
22/9/2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, trong đó có Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư, Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư, Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện áp dụng cho nhà đầu tư nước ngoài và Danh mục lĩnh vực cấm đầu tư. Cụ thể:
* Lĩnh vực ưu đãi đầu tư, Chính phủ Việt Nam có chính sách ưu tiên
đối với các hoạt động đầu tư trong các lĩnh vực như:
- Sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới; sản xuất sản phẩm công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin; cơ khí chế tạo.
- Nuôi trồng, chế biến nông, lâm, thủy sản; làm muối; sản xuất giống nhân tạo, giống cây trồng và giống vật nuôi mới.
- Sử dụng công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại; bảo vệ môi trường sinh thái; nghiên cứu, phát triển và ươm tạo công nghệ cao. Sử dụng nhiều lao động.
- Xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng, các dự án quan trọng, có quy mô lớn. Phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, thể dục, thể thao và văn hoá dân tộc. Phát triển ngành, nghề truyền thống.
- Những lĩnh vực sản xuất, dịch vụ khác cần khuyến khích.
* Địa bàn ưu đãi đầu tư, Chính phủ Việt Nam có chính sách ưu tiên đối
với các hoạt động đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Ngoài ra, chính sách
ưu đãi đầu tư cũng được áp dụng cho các doanh nghiệp đầu tư tại các KCN, KCX, KCNC và KKT.
* Chính sách ưu đãi đầu tư bao gồm
Thứ nhất, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Tùy thuộc lĩnh vực và địa
bàn đầu tư, có 3 mức ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong 15 năm; 15% trong 12 năm và 20% trong 10 năm. Mức ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp tối đa dành cho các dự án đầu tư đặc biệt khuyến khích và các dự án thuộc KCN, KCX, KCNC, KKT là miễn 4 năm và giảm 50% thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo.
Thứ hai, miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, vật tư, phương tiện
vận tải chuyên dụng... nhập khẩu để tạo tài sản cố định; vật tư trong nước chưa sản xuất được v.v.. Các ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư được hưởng sẽ được ghi rõ vào Giấy chứng nhận đầu tư. Cơ quan nhà nước thực hiện ưu đãi đầu tư căn cứ vào thực tế đáp ứng điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư quy định trong Giấy chứng nhận đầu tư để áp dụng ưu đãi đầu tư.
Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam áp dụng hỗ trợ đầu tư về chuyển giao công nghệ, đào tạo, phát triển dịch vụ, thị thực nhập cảnh, xuất cảnh và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng cho KCN, KCX, KCNC và KKT.
Về lĩnh vực hạn chế hoặc cấm đầu tư, Phụ lục III và IV của Nghị định số 108/CP của Chính phủ chỉ rõ danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện (thí dụ: phát thanh, truyền hình, sản xuất thuốc lá, kinh doanh bất động sản...) và danh mục lĩnh vực cấm đầu tư (bao gồm các dự án gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia; tổn hại sức khỏe nhân dân, phá hủy môi trường...). Điều kiện đầu tư áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài phù hợp với quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
giản hóa nội dung thẩm tra, rút ngắn thời gian cấp phép và mở rộng việc phân cấp đầu tư cho các địa phương.
Bên cạnh lĩnh vực, địa bàn, chính sách ưu đãi đầu tư, Chính phủ còn rất chú trọng đến các chính sách về xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, hoạt động xúc tiến đầu tư …
Với việc gia nhập WTO, Việt Nam cam kết thực hiện ngay các hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS), biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMS)... Đồng thời, xóa bỏ các trợ cấp nhà nước không phù hợp thông lệ WTO và có những cam kết quan trọng về mở cửa thị trường một số lĩnh vực dịch vụ như viễn thông, phân phối, tài chính cũng như cắt giảm hàng rào thuế quan, mở ra nhiều cơ hội mới cho các nhà đầu tư nước ngoài.