2.3.2.1. Hạn chế
- Về cơ cấu vốn đầu tư
+ Theo ngành: FDI của Hàn Quốc chỉ tập trung chủ yếu trong ngành
công nghiệp và xây dựng, và dịch vụ chiếm 73,7% về số dự án và 58 % vốn đầu tư trong cả giai đoạn 1988-2012. Tỷ trọng vốn đầu tư tập trung vào hai lĩnh vực này về quy mô đầu tư cơ bản đã đáp ứng yêu cầu cải thiện cơ cấu kinh tế của Việt Nam, đây cũng là tình trạng chung của các nhà đầu tư nước ngoài .
Tuy nhiên, nhìn vào chất lượng vốn đầu tư trong từng lĩnh vực so với yêu cầu phát triển nền kinh tế của Việt Nam theo hướng CNH-HĐH thì vẫn chưa đạt yêu cầu. Nhiều ngành dịch vụ như tài chính – ngân hàng (chỉ có 8 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 95 triệu USD), tư vấn về kỹ thuật và chuyển giao
công nghệ hiện đang là mục tiêu phát triển nhưng vẫn chưa được tập trung.
+ Theo vùng: Xét cơ cấu vốn đối với địa bàn hoạt động kinh doanh, mặc dù cho đến nay Hàn Quốc có xu hướng mở rộng đầu tư sang các tỉnh thành phố trên cả nước, nhưng nói chung các dự án vẫn chủ yếu tập trung vào các địa bàn hay những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi. Các dự án tập trung đầu tư chủ yếu vào 5 địa phương, đó là các khu vực Thành phố Hồ Chí Minh,Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội và Bắc Ninh . Đối với các tỉnh hay
địa bàn có điều kiện cơ sở hạ tầng khó khăn như các tỉnh miền núi phía Bắc, vùng sâu, vùng xa và đầu tư vào lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp là chưa đáng kể, vốn đầu tư giành cho những khu vực này tương đối thấp. Sự chênh lệch về vốn đầu tư giữa các vùng sẽ tạo nên sự phát triển kinh tế không đồng đều, làm gia tăng khoảng cách giữa thành thị và nông thôn về nhiều mặt
- Về hình thức đầu tư
Hình thức doanh nghiệp chủ yếu của FDI của Hàn Quốc là 100% vốn đầu tư nước ngoài, tiếp đến là hình thức liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh vì thế khả năng chuyển giao công nghệ sang Việt Nam là rất hạn chế do hình thức quản lí được quy định bởi hình thức đầu tư. Có đến 142 doanh nghiệp chọn hình thức 100% so với 15 doanh nghiệp chọn hình thức liên doanh. Điều này được giải thích như là sự am hiểu luật pháp, thị trường của nhà đầu tư Hàn Quốc với Việt Nam tăng lên. Vì vậy, họ không cần đến hình thức liên doanh để dựa vào đối tác trong việc tiếp cận thị trường.
Bảng 2.11 : FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam theo hình thức đầu tư
Đơn vị tính : tỷ USD STT Hình thức đầu tư Số Dự án Tổng vốn Đầu tư Đăng ký (USD) Vốn Điều lệ (USD) 1 100% vốn nước ngoài 142 423,214,406 153,345,536 2 Liên doanh 15 8,892,223 5,698,223 Tổng 157 32,106,629 159,043,759
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài-Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Vấn đề chuyển giá ra nước ngoài
Vấn đề này được nói đến từ lâu đây là thủ thuật chuyển giá của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, họ làm hồ sơ báo cáo thuế , thường doanh nghiệp báo lỗ, đây là điều vô lý Các hoạt động trao đổi trong nội bộ nhà đâu tư của
Hàn Quốc hoặc giữa các nhà đâu tư của Hàn Quốc tạo ra một kênh lưu thông riêng trong đó giá cả được gọi là giá chuyển giao (tranfer price).
Ví dụ : Theo Báo Tiền Phong Online đưa tin ngay 14/12/2012 như sau: Năm 2011, Cty Keangnam-Vina bắt đầu có doanh thu từ dự án Landmark Tower, đạt trên 5.200 tỷ đồng, nhưng Cty này báo lỗ hơn 140 tỷ đồng. Trong hơn 5 năm đầu tư, Keangnam-Vina liên tục báo lỗ vài chục tỷ đồng mỗi năm. Đến hết năm 2011, tổng số lỗ lũy kế lên tới 277 tỷ đồng. Do thua lỗ nên Keangnam-Vina chưa đóng thuế thu nhập doanh nghiệp, ngoại trừ đóng thuế VAT, thuế sử dụng đất “không đáng kể”.
Theo luật pháp quốc tế, giá cả trao đổi sản phẩm dịch vụ giữa các chi nhánh trong nội bộ nhà đâu tư của Hàn Quốc phải được xác định trên cơ sở tiêu chuẩn giá thị trường (arm’s length standard) mà không tính đến yếu tố quan hệ giữa chúng. Tuy nhiên, trên thực tế ít có nhà đâu tư của Hàn Quốc nào lại tuân thủ theo đúng yêu cầu đó của pháp luật quốc tế mà thường định giá chuyển giao theo cách có lợi nhất cho mình.
Khi các công ty này định giá cao hoặc thấp hơn giá thị trường thì xảy ra hiện tượng chuyển giá. Hiện tượng này thường diễn ra theo 2 hướng cơ bản là:
Một là: Nâng giá đầu vào đối với tài sản góp vốn, chi phí vật liệu, chi phí khấu hao tài sản cố định, các chi phí quản lý…
Hai là: Giảm giá đầu ra. Tức là các nhà đâu tư của Hàn Quốc thường giảm giá bán sản phẩm thấp hơn so với mức giá được xác định là mức giá tối ưu.
Các nhà đâu tư của Hàn Quốc thực hiện việc chuyển giá nhằm một số mục đích chính như sau :
+ Chuyển thu nhập từ một nước có thuế cao sang 1 nước có thuế thấp, làm giảm lợi tức, giảm thu nhập phải kê khai để trốn thuế.
+ Giảm thuế nhập khẩu khi nước nhập khẩu áp dụng biểu thuế nhập khẩu tính theo tỷ lệ phần trăm trên giá nhập khẩu.
Hiện tượng chuyển giá không chỉ gây thiệt hại cho chính phủ nước chủ nhà do bị thất thu thuế, giảm phần lợi nhuận của bên góp vốn của nước chủ nhà do giá trị góp vốn của họ thấp mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến thương mại quốc tế. Do các quy luật của thị trường tự do, đặc biệt là quy luật cung cầu không hoạt động trong các nhà đâu tư của Hàn Quốc nên gây ra nhiễu loạn quá trình lưu thông quốc tế. Điều này dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, tăng tính độc quyền, giảm khả năng kiểm soát của nước chủ nhà.
- Vấn đề về môi trường sinh thái
+ FDI của Hàn Quốc giúp tăng trưởng nền kinh tế, tuy nhiên, nếu không được quản lý tốt có thể dẫn đến tình trạng môi trường bị suy thoái, về lâu dài sẽ làm ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của quốc gia. Các doanh nghiệp FDI của Hàn Quốc thường đầu tư vào sản xuất với quy mô lớn, mặc dù các thông số về chất thải không vượt quá tiêu chuẩn môi trường cho phép nhưng do sản lượng lớn nên làm tăng đáng kể tổng lượng chất thải thải ra như COD, BOD, SO2 của cơ sở sản xuất đều vượt quá mức cho phép. Về sức khẻo của người lao động, theo điều tra của Viện Bảo hộ lao động đối với những công nhân lao động trong KCN từ 2- 20 năm thì cho thấy có nơi có đến 83,3% công nhân mắc một số bệnh về hệ hô hấp, mắt, tim mạch…. Tại cơ sở khám sức khẻo định kỳ có đến 35% người có sức khỏe loại 3,4 và 5, điều này cho thấy sức khỏe trung bình của người lao động làm việc các KCN rất yếu.
Ví dụ điển hình về nguồn nước thải chưa qua xử lý của KCN Minh Hưng-Hàn Quốc được xả thẳng ra môi trường đã gây ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng chục hộ dân ở xã Minh Hưng (huyện Chơn Thành, Bình Phước). Nguy hiểm hơn khi nguồn nước thải này nếu không được ngăn chặn, xử lý kịp thời có thể ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước của hồ thủy lợi Phước Hòa đang được xây dựng gần đó.
của người dân, các nhà máy hoạt động trong KCN Minh Hưng -Hàn Quốc thường xuyên xả một khối lượng lớn nước thải chưa qua xử lý, nhất là vào các buổi tối ra khu vực sinh sống của người dân xung quanh. Lượng nước thải này bốc hơi khói và gây mùi hôi thối rất khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe người dân Khu công nghiệp Minh Hưng -Hàn Quốc do Công ty TNHH C&N Vina làm chủ đầu tư cơ sở hạ tầng, chính thức đi vào hoạt động từ năm 2007 và hiện có 32 doanh nghiệp đang hoạt động. Thế nhưng, qua tìm hiểu, được biết hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN Minh Hưng- Hàn Quốc đã xả thải ra môi trường nhưng chưa hoàn thiện các thủ tục pháp lý theo quy định như: chưa có giấy phép xây dựng, chưa được cấp phép xả thải ra môi trường, xây dựng hệ thống không đúng theo công nghệ đã được phê duyệt trong đánh giá tác động môi trường.
Theo một báo cáo về tình hình hoạt động trạm xử lý nước thải tập trung tại KCN Minh Hưng- Hàn Quốc vào cuối tháng 4/2009 do Công ty C&N Vina cung cấp, nước thải đầu ra chưa đạt TCVN 5945: 2005, loại A theo quy định, cụ thể có 5 chỉ tiêu chưa đạt: Fe (1,17 mg/l), dầu mỡ, động thực vật (17 mg/l), Clo dư (28,4 mg/l), màu (30 Pt/CO), Nitơ tổng (20 mg/l). Mặt khác, theo lãnh đạo Công ty TNHH C&N Vina, chính công ty cũng cũng rất bức xúc trước tình trạng xả nước thải trực tiếp ra môi trường của các công ty thứ cấp trong KCN. Nhiều công ty đã không chấp hành việc xử lý nước thải và đưa nước thải đến khu xử lý tập trung mà đã lén lút xả thải trực tiếp ra môi trường. Ông Lee Chung Keun, Tổng giám đốc Công ty TNHH C&N Vina, cho biết: Trước mắt chúng tôi xin lỗi tất cả các hộ dân bị ảnh hưởng bởi nguồn nước thải của KCN và xin hứa trong thời gian sớm nhất sẽ có biện pháp khắc phục. Công ty cũng đang tiến hành các thủ tục để thi công các hạng mục cần thiết để hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn theo quy định.
Một số doanh nghiệp FDI của Hàn Quốc chưa tự giác trong việc tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường, nên chỉ vận hành hệ thống xử lý chất thải khi bị cơ quan quản lý môi trường phát hiện và xử phạt. Thực tế, thời gian gần đây các cơ quan chức năng đã phát hiện một số vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường với các hành vi cố ý rất tinh vi của một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đây là vấn đề cần được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm ở tất cả các khâu từ thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tư, đến triển khai thực hiện dự án cũng như quá trình hoạt động của dự án đầu tư.
+ Có hiện tượng chuyển các ngành sản xuất gây ô nhiễm môi trường nhiều từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển thông qua FDI. Nhiều chủ đầu tư thường đầu tư những ngành công nghiệp gây ô nhiễm lớn, hoặc sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên và thường vận hành với công nghệ chưa thân thiện với môi trường vào các nước đang phát triển và kém phát triển, trong đó có Việt Nam như các ngành sản xuất hóa chất, đóng mới và sửa chữa tàu biển, sản xuất giấy và bột giấy, chế biến thực phẩm … Không ít trường hợp đã nhập khẩu các công nghệ, thiết bị sản xuất lạc hậu gây ô nhiễm môi trường nhưng hiệu quả sản xuất lại rất thấp.
+ Với đóng góp không nhỏ của khu vực FDI trong sự phát triển mạnh mẽ trên toàn bộ dải ven biển và hải đảo, có thể gây ảnh hưởng đến đa dạng sinh học và hệ sinh thái nếu không kịp thời có biện pháp quản lý hiệu quả. Tính đa dạng sinh học ở vùng này bị ảnh hưởng, cuộc sống, nơi cư trú của các động vật hoang dã, của các loài thực vật cả trên mặt đất và dưới biển đã bị xáo trộn thậm chí bị phá hủy.
+ Trong khi cấp phép các dự án FDI, khía cạnh kinh tế thường được chú trọng nhiều hơn khía cạnh môi trường và xã hội, bên cạnh đó, những chính sách hỗ trợ, thu hút đầu tư nước ngoài mang tính chất “thái quá” của nhiều địa phương đã dẫn đến nhiều vấn đề môi trường không được xem xét
đầu tư và bảo vệ môi trường); điều này đã gây ra nhiều tác động tiêu cực tới môi trường.
Thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc mà công ty này đã xuất khẩu ô nhiễm sang nước ta. Hiện nay vấn đề xử lý rác thải, chất thải của doanh nghiệp có vốn đầu tư của Hàn Quốc vẫn chưa được chú trọng, hầu hết các doanh nghiệp chưa có hệ thống xử lý chất thải theo đúng quy định. Trong khi đó các hoạt động giám sát, phát hiện, xử phạt còn kém hiệu lực.
Không ít doanh nghiệp của Hàn Quốc đã phất lờ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, gây hậu quả nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của người dân xung quanh.
Bên cạnh đó doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc làm ảnh hưởng không nhỏ đến đa dạng sinh học. Việc thực hiện các dự án lớn, xây dựng các khu công nghiệp lấy đi diện tích đất nông nghiệp và các khu dự trữ sinh quyển khiến cho đa dạng sinh học đang bị giảm sút.
2.2.2.2. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế
Trong những năm qua, các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Hàn Quốc hoạt động tương đối tốt, mặc dù không tránh khỏi khó khăn do việc gia tăng cạnh tranh khốc liệt và do Việt Nam phải thực hiện cam kết cắt giảm thuế trong khuôn khổ AFTA. Thêm vào đó, nguyên liệu, phụ tùng tại chỗ chưa cung cấp đủ. Các ngành công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển đầy đủ, nên đa số các nguyên phụ liệu, phụ tùng phải nhập khẩu; chi phí đầu vào còn cao, chính sách thuế còn chưa sát thực tế, chế độ hạn ngạch vào các thị trường EU, nhất là thị trường Mỹ gần đây, đã hạn chế năng lực sản xuất của các dự án may mặc mà đa phần là dự án của Hàn Quốc... làm ảnh hưởng lớn tới hiệu quả hoạt động của các dự án FDI của Hàn Quốc tại Việt Nam.
Chuyển giao công nghệ (CGCN) được thực hiện thông qua các hình thức đầu tư, trong đó việc CGCN qua các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh là rất hạn chế do không có đối tác Việt Nam để chuyển giao. Do vậy, chỉ có hình thức chuyển giao thông qua các doanh nghiệp liên doanh là thuận lợi. Tuy nhiên, hình thức công ty liên doanh về số lượng dự án và vốn đầu tư chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số dự án và vốn đầu tư chung FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam. Phương thức chuyển giao vẫn còn hạn chế do:
+ Nhìn chung công nghệ được sử dụng trong các doanh nghiệp FDI thường cao hơn mặt bằng công nghệ cùng ngành và cùng loại sản phẩm tại nước ta. Tuy vậy, một số trường hợp các nhà đầu tư nước ngoài đã lợi dụng sơ hở của pháp luật Việt Nam, cũng như sự yếu kém trong kiểm tra giám sát tại các cửa khẩu nên đã nhập vào Việt Nam một số máy móc thiết bị có công nghệ lạc hậu thậm chí là những phế thải của các nước khác. Tính phổ biến của việc nhập máy móc thiết bị là giá cả được ghi trong hóa đơn thường cao hơn giá trung bình của thị trường thế giới. Vì vậy, một số nhà đầu tư lợi dụng để khai tăng tỷ lệ góp vốn trong các liên doanh với Việt Nam.
+ Việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam được thực hiện thông qua các hợp đồng và được cơ quan quản lý nhà nước về khoa học công nghệ chuẩn y. Tuy vậy, đây là một hoạt động cực kỳ khó khăn đối với các nước tiếp nhận đầu tư nói chung, kể cả Việt Nam, bởi khó có thể đánh giá chính xác giá trị thực của từng loại công nghệ trong những ngành khác nhau, đặc biệt trong những ngành công nghệ cao. Do vậy, thường phải thông qua thương lượng, ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ.
+ Chính sách bảo hộ của Việt Nam đối với các doanh nghiệp sản xuất