Đánh giá chung về đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam (Trang 67)

2.3.1.Những kết quả chủ yếu đạt được

Trong nhiều năm liền, Hàn Quốc nằm trong tốp 5 quốc gia và vùng lãnh thổ có số dự án đầu tư trực tiếp vào Việt Nam nhiều nhất. Các doanh nghiệp Hàn Quốc vẫn xem Việt Nam là thị trường quan trọng, để tiếp tục mối quan hệ hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực: đầu tư, thương mại dịch vụ và mở rộng thị trường .

Hàn Quốc đứng thứ hai về đầu tư vào Việt Nam, với 150 dự án, tổng số vốn là 267,29 triệu USD. Đến năm 2005, Hàn Quốc đã có 190 dự án, tổng vốn đầu tư là 551 triệu USD. Và tính đến hết tháng 6/2006, Hàn Quốc đã có 1.143 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn lên đến 5,8 tỷ USD, đứng thứ 4 trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Vốn đầu tư trung bình của mỗi doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam trên 3 triệu USD. Đặc biệt, có 55,6% nhà đầu tư Hàn Quốc đang hoạt động có lãi và 92,6% nhà đầu tư Hàn Quốc đánh giá tích cực về môi trường đầu tư tại Việt Nam.

Trong thương mại, Hàn Quốc đứng thứ 10 trong số các thị trường xuất khẩu của Việt Nam cũng là “bạn hàng” lớn thứ tư của Việt Nam. Kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Hàn Quốc liên tục tăng mạnh. Nếu năm 2002 kim ngạch thương mại hai chiều chỉ đạt 2,75 tỷ USD, thì đến năm 2005, kim ngạch thương mại đạt đến 4,125 tỷ USD. Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc các sản phẩm thủy sản, dệt may, linh kiện điện tử, ti vi, máy

vi tính, đồ gỗ, gốm sứ, mây tre cói, hàng sơn mài… Và nhập khẩu từ Hàn Quốc vải, nguyên phụ liệu dệt may, da, sắt, thép, xăng dầu, ôtô, sợi, giấy, xe máy, hóa chất, phân bón, hàng kim khí điện máy…. Ngoài ra, lĩnh vực hợp tác lao động, du lịch và văn hóa giáo dục giữa hai nước hiện nay cũng đứng trong “top” 10 quốc gia trên thế giới có quan hệ với Việt Nam.

Cho đến nay, Hàn Quốc vẫn là nhà đầu tư hàng đầu vào Việt Nam. Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, lũy kế đến ngày 20/09/2012, Hàn Quốc có 3.111 dự án, với tổng vốn đăng ký 24,378 tỷ USD, xếp thứ hai trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư trực tiếp (FDI) vào Việt Nam. Trong đó có nhiều nhà đầu tư hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, nghệ thuật giải trí, công nghiệp chế biến, chế tạo, kho bãi… có tổng vốn đầu tư lớn, mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam.

Nhìn nhận về chất lượng các dự án đầu tư từ Hàn Quốc, các địa phương đều cho rằng đây là những dự án có giá trị gia tăng cao, hỗ trợ hình thành và phát triển nhiều ngành công nghiệp mũi nhọn cho các tỉnh, thành trên cả nước. Cụ thể, khi gặt hái được kết quả tốt từ nhà máy sản xuất hàng điện tử Samsung Vina tại TPHCM, Tập đoàn Samsung Electronic đã mở rộng đầu tư thêm nhà máy sản xuất điện thoại di động ở tỉnh Bắc Ninh. Đây là một trong những nhà máy sản xuất điện thoại hiện đại nhất hiện nay, góp phần giải quyết việc làm cho hơn 23.000 lao động.

Tính đến hết tháng 12-2011, đơn vị này đã giải ngân được 492 triệu USD vốn đầu tư, chiếm 73,43% tổng vốn đăng ký. Dự kiến đến hết năm 2012, nguồn vốn giải ngân sẽ đạt 684,7 triệu USD. Trong năm 2012, công suất sản xuất của Samsung Electronic Vietnam (SEV) đạt 100 triệu sản phẩm/năm, doanh thu dự kiến đạt 10 tỷ USD, trong đó doanh thu từ hoạt động xuất khẩu là 9,5 tỷ USD.

máy sản xuất điện thoại di động ở Thái Nguyên trị giá 700 triệu USD để mở rộng dây chuyền sản xuất toàn cầu.

Trong khi đó, tập đoàn Kumho Asiana cũng đang tính toán tăng cường nguồn vốn đầu tư vào các dự án tại Việt Nam. Theo đó, nhà máy sản xuất lốp xe Kumho Tires ở Bình Dương sẽ được bổ sung thêm 100 triệu USD, nâng tổng vốn đầu tư lên 300 triệu USD, đưa công suất hoạt động từ 3,2 triệu lên 5,6 triệu sản phẩm/năm. Đây chỉ mới là nguồn vốn đầu tư cho giai đoạn 2, trong giai đoạn 3 và 4, tập đoàn cũng sẽ nâng vốn đầu tư để tiến đến mục tiêu đạt 13 triệu sản phẩm/năm.

Ngoài ra, sau khi hoàn thành Kumho Asiana Plaza tại TPHCM vào năm 2009 với tổng vốn đầu tư 230 triệu USD, Kumho Asiana có ý tưởng sẽ xây dựng một dự án tương tự tại Hà Nội và đang tìm kiếm cơ hội để đầu tư một nhà máy điện. Mới đây, Posco E&C Việt Nam cũng đã đầu tư thêm 100 tỷ đồng vào nhà máy sản xuất thép tại huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai, nâng tổng vốn đầu tư của nhà máy lên 280 tỷ đồng.

Đầu tư tại Việt Nam từ năm 1992, đến nay Tập đoàn Posco đã đầu tư nhiều dự án công nghiệp khác nhau với tổng vốn đầu tư 2,1 tỷ USD. Ngoài ra còn có các đơn vị như Công ty TNHH MTV Keangnam - Vina có tổng vốn đầu tư 800 triệu USD hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, khách sạn; Công ty TNHH Hi Brand Việt Nam có tổng vốn đầu tư 660 triệu USD hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản; Lotte đang nỗ lực để mở rộng hệ thống các trung tâm thương mại ra khắp các vùng, miền ở Việt Nam…

2.3.1.1. Góp phần tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Nền kinh tế Việt Nam trước những năm thực hiện chính sách đổi mới là một nền kinh tế nông nghiệp, tỷ lệ lao động trong lĩnh vực này chiếm 80% dân số. Thế nhưng trong hơn 20 năm qua, cùng với tốc độ tăng cao liên tục và khá ổn định của GDP, cơ cấu ngành kinh tế đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng tích cực. Đó là tỷ trọng trong GDP của ngành nông nghiệp đã giảm

nhanh từ 38,1% năm 1990 xuống 27,2% năm 1995; 24,5% năm 2000; 20,9% năm 2005, đến năm 2008 còn 20,6%. Tỷ trọng dịch vụ trong GDP chưa biến động nhiều, năm 1990 là 38,6%; năm 1995: 44,0%; năm 2000: 38,7%; năm 2005: 38,1%; năm 2008 là 38,7%. Tuy vậy, tỷ trọng công nghiệp trong GDP đã tăng nhanh, năm 1990 là 22,7%; năm 1995 tăng lên 28,8%; năm 2000: 36,7%; năm 2005: 41% và đến năm 2008 tăng lên 41,6%. Điều này là phù hợp với chủ trương “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của Đảng và Nhà nước.

Giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực FDI tại một số địa phương chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa. Trong 5 năm qua, FDI chiếm trung bình 42,5% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước. Cụ thể tỷ trọng trên tăng từ 41,3% vào năm 2000 lên 43,7% vào 2 năm 2004 và 2005. Đặc biệt, một số địa phương như Bình Dương, Đồng Nai, Vĩnh Phúc... tỷ lệ này đạt đến 65-70% giá trị sản xuất công nghiệp của địa bàn. Tại Bà Rịa – Vũng Tàu giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực FDI chiếm bình quân 65% giai đoạn 2001-2005, riêng 2 năm 2006-2007 tỷ lệ trên là 53%. Với 2 dự án điện BOT sản lượng 1.430 MW (tổng vốn đầu tư 812,85 triệu USD) và các dự án sản xuất thép (tổng vốn đầu tư 2.598 triệu USD) đã góp phần đưa Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành trung tâm điện – thép lớn nhất cả nước.

Trong tổng số FDI của cả nước thì FDI của Hàn Quốc đã đóng góp vai trò quan trọng cho sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam nói chung và cho ngành công nghiệp nói riêng, trong đó từng bước trở thành nguồn đầu tư quan trọng của quốc gia, góp phần phát triển các ngành công nghiệp và tạo công ăn việc làm cho người lao động. Nhiều công trình lớn đã hoàn thành đưa vào sản xuất, phát huy hiệu quả đầu tư, nhiều công trình trọng điểm làm cơ sở cho tăng trưởng giai đoạn sau đó được khởi công và đẩy nhanh tiến độ, nhất là các công trình điện, dầu khí, công nghiệp nặng, công nghiệp phục vụ xuất khẩu...

Khu vực FDI của Hàn Quốc chế biến, chế tạo; kinh doanh bất động sản; xây dựng, dịch vụ lưu trú. Trong đó, điển hình là những doanh nghiệp như Samsung Electronics, Doosan, Hyundai,... đang triển khai các dự án có hiệu quả và tiếp tục nghiên cứu, xúc tiến mở rộng hoạt động đầu tư, thể hiện sự tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc đối với môi trường đầu tư và tiềm năng của thị trường Việt Nam. Các doanh nghiệp này đang chiếm giữ vị trí cao về số lượng cũng như chất lượng sản phẩm và mức xuất khẩu. Phần lớn các ngành có công nghệ cao như: khai thác dầu khí, công nghiệp điện tử, viễn thông, máy tính... đều có sự tham gia quan trọng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ Hàn Quốc.

Trong hơn 20 năm thu hút FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam, Hàn Quốc là một trong những nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam với nhiều dự án đầu tư lớn, tập trung chủ yếu trong ngành công nghiệp đã góp phần rất tích cực cho việc ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương địa bàn mà doanh nghiệp đóng nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung. Cụ thể:

+ Tăng vốn đầu tư của Hàn Quốc đóng góp vốn FDI lớn , mà vốn đầu tư của Hàn Quốc là nhân tố cho sự tăng trưởng kinh tế. Vậy FDI Hàn Quốc góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế trong tổng số FDI của cả nước.

Sau đây là hoạt động của FDI nói chung, trong đó có đóng góp một phần đóng góp của FDI của Hàn Quốc vào sự tăng trưởng phất triển kinh tế của đất nước.

Hoạt động FDI trong thời gian qua đóng vai trò quan trọng làm gia tăng sản lượng GDP. Từ mức đóng góp 2% của hoạt động FDI đối với GDP năm 1992 thì trong những năm gần đây từ năm 2002 đến năm 2004 tỷ lệ này đã đạt đến con số 13,9%, 14,3%, 14,5%. Như vậy có thể kết luận tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế Việt Nam cùng chiều với đóng góp của hoạt động FDI và tỷ lệ đóng góp ngày càng tăng.

Từ năm 2001-2003, mỗi năm các dự án FDI đều đóng góp trên 13% cho nguồn thu ngân sách của Việt Nam. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giai đoạn 1996-2000 thu từ khu vực đầu tư nước ngoài chiếm 6-7 % nguồn thu ngân sách quốc gia (nếu kể cả ngành dầu khí thì chiếm gần 20% thu ngân sách).

Không chỉ góp phần tăng trưởng kinh tế mà FDI của Hàn Quốc góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nền kinh tế Việt Nam trước những năm thực hiện chính sách đổi mới là một nền kinh tế nông nghiệp, tỷ lệ lao động trong lĩnh vực này chiếm 80% dân số. Từ khi thực hiện chính sách kinh tế nhhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa cơ cấu kinh tế Việt Nam theo ngành và vùng kinh tế có những chuyển biến cơ bản. Cụ thể là cơ cấu kinh tế trong những năm gần đây trong sự đóng góp của FDI chung này có phần đóng góp của nguồn vốn đầu tư của Hàn Quốc :

Bảng 2.9: Tỷ trọng các ngành kinh tế Việt Nam từ năm 2002-2008

Năm 2002 2003 2004 2005

Nông nghiệp 23% 22% 23% 20%

Công nhiệp 39% 39% 39% 39%

Dịch vụ 38% 39% 38% 41%

Nguồn: Tổng cục thống kê

Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tốt. Vốn đầu tư chủ yếu tập trung vào hai lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ với tỷ trọng vốn đăng ký và vốn đầu tư thực hiện đêu tăng. Riêng vốn đăng ký và vốn thực hiện của ngành nông nghiệp có tăng nhưng tăng với tốc độ chậm. Tính đến cuối năm 2006, vốn đầu tư vào ngành công nghiệp là 38 tỷ USD (chiếm 62,8%), vốn đầu tư vào ngành dịch vụ là

18,6 tỷ USD (chiếm 30,7%), vốn đầu tư vào ngành nông nghiệp là 3,9 tỷ USD (chỉ chiếm 6,5%).

2.3.1.2.Đẩy mạnh xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI Hàn Quốc

Các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư tại Việt Nam đã có những đóng góp đảng kể cho việc phát triển kinh tế Việt Nam. Số doanh nghiệp của Hàn Quốc tham gia xuất khẩu 8 tỉ USD chiếm hơn 50%, cao hơn so với thời gian những năm 1988 – đến ngày 20 tháng 09 năm 2012. Tính riêng các doanh nghiệp xuất khẩu 100% sản phẩm của mình, có tới 50% chủ yếu là hàng dệt may, đồ điện, điện tử. So với mức xuất khẩu của khối đầu tư nước ngoài, mức xuất khẩu của các doanh nghiệp Hàn Quốc chiếm khoảng 26%. Tuy nhiên, điều cần biết đó là mức nội địa hóa tại Việt Nam còn chưa cao, số công ty có tỷ lệ nội địa hóa trên 51% chỉ chiếm khoảng 17%, trong khi tỷ lệ này đối với các doanh nghiệp ở Nhật Bản là 21%, ở các nước ASEAN là 68%.

Nhiều mặt hàng xuất khẩu quan trọng do các dự án FDI thực hiện: xuất khẩu dầu thô 100%; giày dép 42%; hàng dệt may 25% ; 84% hàng điện tử, máy vi tính và linh kiện. Tỷ trọng trị giá hàng xuất khẩu so với doanh thu của các dự án FDI tăng nhanh 30% ở thời kỳ 1991-1995, lên 48% thời kỳ 1996- 2000 và đạt 50% vào năm 2002. Xuất khẩu của khu vực ĐTNN (kể cả dầu khí) trong 6 tháng đầu năm 2012 dự kiến đạt 32,65 tỷ USD, tăng 37,3% so với cùng kỳ năm 2011 và chiếm 61,4% tổng kim ngạch xuất khẩu. Nhập khẩu của khu vực ĐTNN 6 tháng đầu năm 2012 đạt 27,98 tỷ USD, tăng 26,1% so với cùng kỳ năm 2011 và chiếm 52% tổng kim ngạch nhập khẩu. Tính chung tháng 6 tháng đầu năm 2012, khu vực ĐTNN xuất siêu 4,66 tỷ USD.

Bảng 2. 10: Các chỉ tiêu chủ yếu của khu vực đầu tư nước ngoài Đơn vị: Triệu USD

Chỉ tiêu

Thực hiện giai đoạn 2001-2005

2005 2006 Kế hoạch 2007

Giá trị Tốc độ tăng Giá trị Tốc độ tăng Doanh thu 77.400 22.000 25.000 113,6% 27.000 108,0% Xuất khẩu 34.231 20.176 20.400 101,1% 23.400 114,7% Nhập khẩu 44.471 13.100 16.200 123,7% 19.000 117,3% Nộp ngân sách 3.673 1.297 1.400 107,9% 1.540 110,0%

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài-Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2.3.1.3.Giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Theo Bộ Kế hoạch và đầu tư : Số lao động cuối kỳ báo cáo làm việc trong khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong giai đoạn 2001-2005 là khoảng 1 triệu người. Năm 2006 số lao động là 1,2 triệu người tăng 20% so với năm 2005. Theo dự tính năm 2007 số lao động cũng sẽ tăng 20%, năm 2009 là 5.625 (chiếm 2,7%). Hiện có 90.800 lao động đang làm việc cho các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam.

Có thể nhận thấy rằng, lực lượng lao động trong các doanh nghiệp FDI tăng lên hàng năm. Tính đến ngày 20 tháng 9 năm 2012, các doanh nghiệp có vốn đầu tư Hàn Quốc tại Việt Nam giải quyết công ăn việc làm cho hơn 400.000 lao động Việt Nam chiếm tới 18 % tổng số lao động trong khu vực đầu tư nước ngoài. Nhiều công ty thu hút nhiều lao động như PangRim YooChang, Công ty may DAEWOO, DAEWOO-Hanel … trong đó, số lượng lao động làm việc trong các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chiếm tỷ lệ lớn nhất (khoảng 70%), tiếp đến là các doanh nghiệp liên doanh (chiếm 25%) và còn lại là hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh và công ty cổ phần, chiếm 5%,

Nếu xét lao động theo cơ cấu ngành kinh tế, số lượng lao động trong ngành công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ lệ cao nhất (khoảng 62%), ngành

dịch vụ đứng vị trí thứ hai (khoảng 23%) và sau cùng là ngành nông - lâm - ngư nghiệp (khoảng 15%).

Phần lớn các doanh nghiệp FDI, bên cạnh việc thu hút và sử dụng lao

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)