Thực trạng áp dụng các quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu

Một phần của tài liệu Giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội (Trang 49)

trên địa bàn huyện Thanh Trì

2.2.2.1. Thực trạng áp dụng các quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai khiếu nại đất đai

Giải quyết khiếu kiện về đất đai là lĩnh vực hết sức phức tạp, thuộc thẩm quyền giải quyết của nhiều cơ quan khác nhau: cơ quan hành chính, Tòa án nhân dân.

Theo quy định tại Điều 17, 18 của Luật khiếu nại 2011, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại bao gồm:

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại [20, tr. 115].

Huyện Thanh Trì về cơ bản áp dụng đúng các quy định của pháp luật khiếu nại tố cáo về thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo nói chung và khiếu nại về đất đai nói riêng. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số vướng mắc trong một số trường hợp. Cụ thể là xung đột về thẩm quyền giải quyết giữa Ủy ban nhân dân huyện và Tòa án nhân dân trong việc giải quyết tranh chấp liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Công dân gửi đơn

45

khiếu nại đến Uỷ ban nhân dân huyện khiếu nại quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người khác trong khi mảnh đất đó thuộc quyền sở hữu của công dân. Trong trường hợp này, họ thường yêu cầu Ủy ban nhân dân huyện thu hồi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho người khác không đúng pháp luật. Theo Điều 42 khoản 3 Nghị định số 181 quy định: “Trường hợp đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người đang sử dụng đất ổn định được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất thì việc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ được thực hiện khi có bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân đã được thi hành…”. Theo đó, những khiếu kiện về quyền sử dụng đất mà người sử dụng đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền của tòa án và chỉ có tòa án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền giải quyết. Thông thường, trường hợp này Ủy ban nhân dân huyện sẽ hướng dẫn công dân gửi đơn ra Tòa án nhân dân huyện để được giải quyết. Tuy nhiên, Tòa án lại không đồng nhất quan điểm với Uỷ ban nhân dân huyện về thẩm quyền giải quyết. Tòa án cho rằng đây là vụ việc khiếu nại về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do vậy thẩm quyền giải quyết thuộc về Ủy ban nhân dân huyện, đề nghị công dân gửi đơn đến Ủy ban nhân dân huyện để được giải quyết. Đây là một trong những trường hợp hãn hữu vướng mắc về thẩm quyền giải quyết khiếu nại.

Một phần của tài liệu Giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội (Trang 49)