quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai
Mặc dù Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác giải quyết khiếu nại của công dân liên quan đến quản lý và sử dụng đất đai nhưng trên thực tế, việc thực hiện các quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai vẫn còn những tồn tại, hạn chế xuất phát từ những quy định của pháp luật. Đây cũng chính là những tồn tại, hạn chế chung trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại.
Thứ nhất, về việc chấp hành các quy định của pháp luật về thời hạn giải quyết. Theo quy định của Luật Khiếu nại, thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày thụ lý; đối với vùng sâu vùng xã đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày kể từ ngày thụ lý, đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày thụ lý; Đối với giải quyết khiếu nại lần hai, Luật Khiếu nại quy định thời hạn giải quyết không quá 45 ngày kê từ ngày thụ lý, đối với vụ việc phức tạp có thể kéo dài nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày thụ lý, đối với vùng sâu vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày, đối với vụ việc phức tạp thời hạn giải quyết không quá 70 ngày kể từ ngày thụ lý.
Mặc dù Luật khiếu nại đã quy định rất rõ ràng thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu và lần hai nhưng trên thực tế tình trạng vi phạm về thời hạn giải quyết khiếu nại nói chung và khiếu nại về đất đai nói riêng xảy ra khá phổ biến ở cả cấp xã, cấp huyện và thậm chí cả cấp tỉnh. Vi phạm về giải quyết
29
khiếu nại chủ yếu xảy ra đổi với các khiếu nại liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng, đền bù, hỗ trợ và tái định cư, tranh chấp đất đai trong nhân dân… có vụ việc kéo dài hàng năm thậm chí kéo dài nhiều năm. Nguyên nhân chủ yếu là quá trình thẩm tra, xác minh khó khăn, mất nhiều thời gian [31]; quy trình giải quyết nhiều vụ việc cần có sự tham gia của nhiều các cơ quan chuyên môn nên dẫn đến trường hợp có nhiều ý kiến tham gia không đồng nhất. Một nguyên nhân nữa rất phổ biến và cũng là nguyên nhân chính dẫn đến khiếu nại kéo dài đó là từ phía người dân. Có nhiều vụ việc đã được giải quyết đúng quy định của pháp luật nhưng người dân thấy các quyền lợi của mình chưa được giải quyết thảo đáng nên tiếp tục khiếu nại. Có đến 60% các khiếu nại về giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ tái định cư người dân tiếp tục khiếu nại quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Thứ hai, trình tự hòa giải bắt buộc trước khi giải quyết tranh chấp đất đai chưa được thực hiện đúng quy định. Điều 135 Luật Đất đai quy định rất rõ về hòa giải trước khi giải quyết tranh chấp theo đó quy định hòa giải được thực hiện tại UBND xã là khâu bắt buộc. UBND xã phơi hợp với Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên để tiến hành hòa giải. Tuy nhiên, nhiều trường hợp tổ chức hòa giải không có sự tham gia của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên mà chỉ có đại diện của Ủy ban nhân dân, cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp và đại diện một số hội, đoàn thể của xã tham dự.
Thứ ba, đối thoại trong giải quyết khiếu nại, Khoản 1 Điều 30 Luật Khiếu nại quy định: “ Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu, nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau thì người giải quyết khiếu nại tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu
30
nại và hướng giải quyết khiếu nại; việc đối thoại phải tiến hành công khai, dân chủ”. Với quy định như vậy của Luật Khiếu nại, trong quá trình đối thoại thành phần tham gia bắt buộc phải có người khiếu nại và người giải quyết khiếu nại. Tuy nhiên, qua thực tế nghiên cứu cho thấy, một số vụ việc khiếu nại khi tổ chức đối thoại về phía người giải quyết khiếu nại chỉ có sự tham gia của các cơ quan chuyên môn tham mưu cho người có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính hay thực hiện hành vi hành chính hay nói cách khác là người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu.
31
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN THANH TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Thanh Trì là một huyện nằm ở cửa ngõ phía nam Thủ đô Hà Nội, một vùng đất có truyền thống lịch sử- văn hóa và cách mạng. Con người nơi đây đã sớm được hun đúc tinh thần lao động cần cù, sang tạo, truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng.
Trải qua hàng năm lịch sử, cùng với nhân dân cả nước, nhân dân Thanh Trì đã viết nên những trang sử vẻ vang về truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm.
Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện của Đảng, từ năm 1986, Thanh Trì tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, từng bước tháo gỡ khó khăn, khai thác và sử dụng có hiệu quả các tiềm năng và nguồn lực của quê hương, vươn lên giành được nhiều thành tựu quan trọng.
Những thành tựu và kinh nghiệm tích lũy trong suốt quá trình xây dựng và phát triển là hành trang quý báu để Đảng bộ và nhân dân Thanh Trì tự tin bước váo thế kỷ XXI, đẩy mạnh công nghiẹp hóa, hiện đại hóa, vượt qua khó khăn, thử thách, trở thành một huyện có tốc độ phát triển kinh tế cao và bền vững
2.1.1.Điều kiện tự nhiên về đất đai
Huyện Thanh Trì trước kia bao gồm toàn bộ diện tích hiện nay và một phần diện tích tương đối lớn đã thuộc về quận Thanh Xuân và Hoàng Mai.
Về tình hình sử dụng đất đai, Huyện Thanh Trì được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai năm 2001-2010 tại
32
Quyết định số 160/2001/QĐ-UBND ngày 21/11/2001 gồm 24 xã và thị trấn Văn Điển với tổng diện tích đất tự nhiên là 9.828,5 ha.
Huyện Thanh Trì là huyện ngoại thành có trục đường giao thong huyết mạch chính chạy qua như: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 1B, tuyến đường sắt Bắc- Nam, tuyến đường vành đai của Thành phố Hà Nội.
Do đặc điểm là huyện ngoại thành có 09 xã tiếp giáp quận Thanh Xuân và quận Hai Bà Trưng nên quá trình đô thị hóa diễn ra rất nhanh. Năm 2003, căn cứ Nghị định 132/2003/NĐ-CP ngày 6/11/2003 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập quận Hoàng Mai và Long Biên, huyện Thanh Trì có 09 xã ven đô gồm: xã Lĩnh Nam, Trần Phú, Yên Sở, Thịnh Liệt, Hoàng Liệt, Định Công, Thanh Trì, Vĩnh Tuy để thành lập quận Hoàng Mai. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, huyện Thanh Trì còn lại 15 xã và 01 thị trấn đó là thị trấn Văn Điển và các xã Tân Triều, Thanh Liệt, Ngọc Hồi, Liên Ninh, Tam Hiệp, Tứ Hiệp, Ngũ Hiệp, Đông Mỹ, Yên Mỹ, Duyên Hà, Vạn Phúc, Hữu Hòa, Tả Thanh Oai, Vĩnh Quỳnh và Đại Áng với tổng diện tích đất tự nhiên là 6.296,23 ha.
2.1.2.Tình hình phát triển kinh tế xã hội
Sau 25 năm đổi mới, huyện Thanh Trì đã từng bước phát triển về mọi mặt kinh tế, văn hóa, xã hội. Tổng dân số toàn huyện hiện nay là 206.400 người. Trong độ tuổi lao động là 140.000 người, ngoài độ tuổi lao động là 66.400 người. Thu nhập bình quân đầu người hiện nay là 14,7 triệu đồng/người/ năm.
Kinh tế của huyện trong những năm qua có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng giá trị cơ cấu của ngành công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại, giảm dần tỷ trọng của ngành sản xuất nông nghiệp. Cơ sở hạ tầng được chú ý đầu tư; văn hóa- xã hội có nhiều thay đổi khả quan. An
33
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị đạt được những thành tự đáng tự hào.
2.1.2.1.Về Kinh tế:
Với đặc thù là một huyện ngoại thành sản xuất nông nghiệp và có nhiều ngành, nghề truyền thống như trồng rau sạch, trồng lúa, nuôi cá, trồng hoa, cây ăn quả, làm bánh…Phát huy truyền thống và lợi thế, Chính quyền và nhân dân huyện Thanh Trì đã xác định đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, tập trung phát triển tăng trưởng kinh tế đảm bảo cơ cấu nông nghiệp- công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp- thương maị dịch vụ; nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, phát triển kinh tế hộ trong nông nghiệp. Chính vì vậy huyện đã quan tâm đầu tư, hỗ trợ chuyển đổi cây trồng vật nuôi, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao hiệu quả kinh tế trên một hecta đất canh tác. Huyện đã tập trung đầu tư các vùng nuôi trồng thủy sản ở các xã Đông Mỹ (90 ha), Vĩnh Quỳnh (27ha), Đại Áng (17 ha); mô hình trồng rau an toàn đã được triển khai thực hiện ở 02 xã Yên Mỹ và Duyên Hà. Khuyến khích phát triển các trang trại sản xuất, chăn nuôi tập trung; ứng dụng các giống rau, giống hoa cao cấp, giống bò sữa, lợn nạc, tôm càng xanh, cá rô phi Đài Loan vào sản xuất có hiệu quả. Trên địa bàn huyện đã xuất hiện những gia đình, cá nhân làm kinh tế giỏi, những mô hình kinh tế trang trại định hướng thành vùng theo quy mô làng, xã sinh thái.
Về công nghiệp, tiều thủ công nghiệp cũng được quan tâm đầu tư nên đã có những bước phát triển mạnh mẽ về cả số lượng và chất lượng. Nhiều cơ sở sản xuất đã có thị trường tiêu thụ sản phẩm, có những sản phẩm được xuất khẩu ra nước ngoài. Các doanh nghiệp nhà nước và các thành phần kinh tế trên địa bàn đã chủ động đầu tư, đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất, tạo sức cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu thị trường và từng
34
bước hội nhập kinh tế khu vực. Huyện đã thành công trong việc xây dựng khu cụm công nghiệp Ngọc Hồi, làng nghề Tân Triều.
Lâu nay huyện Thanh Trì vẫn được coi là cái “ rốn” nước thải, ô nhiễm môi trường của Hà Nội. Chính vì vậy, lãnh đạo huyện đã quyết tâm thay đổi chất lượng và cảnh quan môi trường. Nếu trước đây các sản phẩm nông nghiệp của Thanh Trì vẫn bị người tiêu dung nghi ngại vì được tưới và sống bằng nước sông Tô Lịch, sông Nhuệ thì hiện nay Thanh Trì đã trở thành địa phương đi đầu của Hà Nội trong việc thực hiện dự án “ lấy nước sạch sông Hồng từ hệ thống kênh dẫn Hồng Vân” cho các xã.
Hướng phát triển trong những năm tới của huyện tập trung vào việc đẩy mạnh phát triển sản xuất, hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế- xã hội năm 2011 và các năm tiếp theo trong đó chú trọng sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa giá trị cao; xây dựng nông thôn mới hiện đại, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, nâng cao đời sống, dân trí, môi trường sinh thái, tăng cường xây dựng khối khối liên minh công- nông- trí thức, đặc biệt quan tâm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn; khắc phục những khó khăn do đặc thù khách quan như quy hoạch, ô nhiễm môi trường…Phát huy truyền thống cách mạng, năng động, tiếp tục chủ động khai thác nguồn lực , đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đưa dịch vụ lên hàng đầu, phát triển công nghiệp sạch, công nghệ cao, tạo ra hàng hóa có sức cạnh tranh, phát triển bền vững, xây dựng Thanh Trì thành điểm sang về nông thôn đô thị.
2.1.2.2.Về Văn hóa xã hội
Trong những năm gần đây, sự nghiệp giáo dục- đào tạo của huyện ngày càng ổn định và phát triển. Duy trì tốt công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở. Hoàn thành xây dựng các trường mầm non cho các xã, thị trấn. Phòng trào thi đua dạy tốt, học tốt được đẩy
35
mạnh. Số học sinh giỏi và giáo viên dạy giỏi tăng đều hàng năm. Ngành giáo dục đào tạo của Huyện liên tục được Thành phố công nhận là đơn vị xuất sắc dẫn đầu khối các huyện ngoại thành.
Trong tổng số 29 quận huyện của Thủ đô, Thanh Trì luôn hoàn thành xuất sắc các kế hoạch của Thành phố giao, đảm bảo an ninh trật tự, làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm lo cho người nghèo; xây dựng các mô hình, chuyên đề về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc có hiệu quả, góp phần tích cực vào công tác đấu tranh, phòng ngừa tội phạm, đảm bảo giữ vững an ninh, an toàn địa bàn, được Nhà nước tặng thưởng danh hiệu Anh hung Lực lượng vũ trang nhân dân thồi kỳ đổi mới.
2.1.2.3.Về y tế
Trên địa bàn huyện có 16 trạm y tế xã, thị trấn đạt 100% số xã, thị trấn trên toàn huyện có trạm y tế. Các trạm y tế được trang bị cơ sở vật chất đảm bảo và đều có bác sĩ. Hàng năm tổ chức khám chữa bệnh cho hàng chục nghìn lượt người, chủ động phòng chống dịch bệnh, tổ chức các hoạt động truyền thông dân số, kế hoạch hóa gia đình, góp phần giảm tỷ lệ tăng dân số. Các trẻ em lang thang cơ nhỡ được quan tâm, giúp đỡ kịp thời, các lớp học tình thương được sự quan tâm, chăm lo của toàn xã hội. Theo số liệu của Chi cục thống kê huyện, dân số trên toàn huyện tính đến hết năm 2011 là 206.400 người.
2.1.3.Vị trí vai trò của huyện Thanh Trì trong sự phát triển của thủ đô Hà Nội
Là một huyện ngoại thành gắn liền với sự hình thành và phát triển của Thủ đô, nằm ở vị trí của ngõ phiá Nam Hà Nội, trên các tuyến giao thông huyết mạch, Huyện Thanh Trì có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của Thủ đô Hà Nội.
36
Huyện Thanh Trì nằm ở phía Nam Thành phố, với diện tích tự nhiên 6.296,23 ha, dân số trên 200.000 người gồm 15 xã và 01 thị trấn. Phía bắc giáp quận Hoàng Mai, phía Nam giáp huyện Thường Tín, phía Tây và Tây bắc giáp quận Thanh Xuân, phía đông là sông Hồng, giáp với huyện Gia lâm và tỉnh Hưng Yên. Là đầu mối giao thông quan trọng của Thủ đô, thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế - xã hội với các tỉnh phía Nam.
Thanh Trì có nhiều cơ quan nghiên cứu khoa học, khu công nghiệp, nhiều trường học, cơ sở y tế của Trung ương và Thành phố, có nhiều ngành nghề truyền thống như mây tre đan Vạn Phúc, bánh chưng, bánh dày Chanh Khúc,… đây là thế mạnh, tiềm năng đáng quý, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đi lên của Huyện.
Năm 2009, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 50/2009/QĐ-UBND về việc quy hoạch chung toàn bộ Huyện Thanh Trì nhằm tạo không gian kiến trúc đô thị cho khu vực và cửa ngõ phía Nam của Thủ đô.
Được sự chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội về điều chỉnh quy hoạch huyện Thanh Trì sau khi tách quận, UBND huyện Thanh Trì xây dựng kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2007-2010 được UBND thành phố Hà Nội phê