Tổng kết hoạt động TGPL thí điểm ở thành phố Cần Thơ và tỉnh Hà Tây. Ngày 06/9/1997, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 734/QĐ-TTg về việc thành lập hệ thống TGPL cho người nghèo và các đối tượng chính sách. Theo Quyết định này, hệ thống tổ chức TGPL, bao gồm Cục TGPL thuộc Bộ Tư pháp và Trung tâm TGPL nhà nước trực thuộc Sở Tư pháp ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã ra đời.
Tiếp đó, để tăng cường hoàn thiện thể chế, chính sách về TGPL, nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh trực tiếp hoặc có liên quan đến TGPL lần lượt được ban hành như: Pháp lệnh Luật sư năm 2001 sau đó là Luật Luật sư với quy định về quyền và nghĩa vụ của luật sư khi tham gia TGPL; Thông tư liên
tịch số 52/TTLT-TP-TCCP-LĐTBXH ngày 14/1/1998 của liên bộ Tư pháp- Tài chính- Tổ chức Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ)- Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Quyết định số 734/QĐ-TTg; Thông tư liên tịch số 187/1998/TTLT-TCCP-TC-TP ngày 30/3/1998 của liên bộ Tài Chính, Tư pháp, Tổ chức cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) hướng dẫn chế độ CTV TGPL. Mặt khác, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành các văn bản như: Thông tư số 07/1998/TT-BTP ngày 5/12/1998 hướng dẫn về công tác quản lý và thực hiện TGPL; Quyết định số 458/QĐ-BTP ngày 3/6/1998 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Cục TGPL; Quyết định số 459/QĐ- BTP ngày 3/6/1998 ban hành Quy chế CTV TGPL; Quyết định số 224/QĐ- BTP ngày 05/8/1999 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm TGPL nhà nước; Quyết định số 2257/2002/QĐ-BTP thành lập Quỹ TGPL Việt Nam trực thuộc Cục TGPL và Quyết định số 258/2002/QĐ-BTP về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ TGPL Việt Nam…
Với sự quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trong công tác hoàn thiện thể chế, chính sách về TGPL, sự ủng hộ, tạo điều kiện tích cực của các cấp ủy Đảng, chính quyền và mọi tầng lớp nhân dân cùng với sự nỗ lực cố gắng trong quá trình hoạt động, hệ thống TGPL nước ta ngày càng mở rộng và phát triển, đội ngũ làm công tác trợ giúp pháp lý không ngừng được tăng lên, nhiều nhu cầu, vướng mắc của người dân đã được giải quyết thấu đáo, kịp thời, quan hệ phối hợp giữa mạng lưới tổ chức TGPL với nhiều cơ quan, ban, ngành, đoàn thể xã hội ngày càng có sự gắn kết chặt chẽ. Từ những thành công ở bước đi đầu tiên đó đặt ra yêu cầu, đòi hỏi cần phải đưa hoạt động TGPL khẳng định vai trò mạnh mẽ, sâu rộng trong đời sống xã hội, ở sự phát triển trên tầm cao mới.
Và dấu mốc quan trọng phải kể đến là Luật TGPL được Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2006 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2007 đánh dấu 10 năm hệ thống tổ chức TGPL đi vào hoạt động. Có
thể thấy, sự ra đời của Luật TGPL có ý nghĩa quan trọng trong đời sống pháp luật nước nhà, không chỉ khẳng định quyết tâm chính trị của Đảng và Nhà nước trong việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật mà còn từng bước hoàn thiện cơ chế tổ chức thực hiện pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống, đáp ứng yêu cầu quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.
Luật TGPL ra đời thể hiện sự nhất quán và đồng bộ trong việc xây dựng và hoàn thiện chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước ta để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho những người có hoàn cảnh đặc biệt cần được nhà nước và xã hội quan tâm giúp đỡ, gắn phát triển kinh tế với đảm bảo công bằng xã hội, phấn đấu vì một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện, đồng thời khẳng định sự phát triển về chất của công tác TGPL nói riêng và công tác tư pháp nói chung. Bởi lẽ, Luật TGPL là văn bản pháp lý đầu tiên có hiệu lực pháp lý cao nhất điều chỉnh toàn diện về tổ chức và hoạt động của một lĩnh vực quản lý chuyên môn của ngành tư pháp- lĩnh vực TGPL, tạo hành lang pháp lý đồng bộ trong bảo đảm quyền được tiếp cận và sử dụng pháp luật của công dân, giúp người được TGPL bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, góp phần phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật, thể hiện tính ưu việt của pháp luật và chế độ ta.
Luật TGPL ra đời đã điều chỉnh một cách toàn diện và có hệ thống các vấn đề về người được TGPL, tổ chức thực hiện TGPL, người thực hiện TGPL và quản lý nhà nước về TGPL. Lần đầu tiên, khái niệm TGPL được thể hiện tại điều 3 của Luật đã tạo cơ sở nhận thức thống nhất trong nghiên cứu lý luận
và chỉ đạo thực tiễn. Nhiều vấn đề mới liên quan tổ chức và hoạt động TGPL lần đầu tiên được đề cập, bao gồm: Các nguyên tắc hoạt động TGPL; vụ việc TGPL; chính sách TGPL; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong hoạt động TGPL; các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động TGPL; đăng ký tham gia TGPL của tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức TVPL và quyền và nghĩa vụ khi tham gia; các chế định về trợ giúp viên pháp lý, luật sư, tư vấn viên pháp luật; quản lý nhà nước về TGPL; khen thưởng, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại tố cáo về TGPL…Ngoài ra, các vấn đề khác cũng đã được pháp điển hóa và nâng cấp lên một tầm cao mới đáp ứng yêu cầu của thực tiễn phát triển đất nước cũng như yêu cầu phát triển của công tác TGPL trong tình hình mới.
Trên cơ sở Luật TGPL, nhiều văn bản pháp luật hướng dẫn, cụ thể hóa luật được ban hành như: Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật TGPL; Nghị định số 14/2013/NĐ-CP ngày 5/02/2013 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ; Thông tư số 05/2008/TT-BTP ngày 23/9/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn về nghiệp vụ TGPL và quản lý nhà nước về TGPL; Thông tư số 07/2012/TT-BTP ngày 30/7/2012 của Bộ Tư pháp hướng dẫn về CTV TGPL của Trung tâm TGPL nhà nước; Thông tư liên tịch số 11/2013/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 4/7/2013 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện một số quy định về TGPL trong hoạt động tố tụng; Thông tư liên tịch số 08/2008/TTLT- BTP-BNV ngày 7/11/2008 của Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và biên chế của Trung tâm TGPL nhà nước; Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BTP-UBDT ngày 17/01/2012 của Bộ Tư pháp, Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện TGPL đối với người dân tộc thiểu số; Quyết định
02/2008/QĐ-BTP ngày 28/02/2008 của Bộ Tư pháp về việc ban hành Quy chế mẫu về tổ chức và hoạt động của Trung tâm TGPL nhà nước; Quyết định 03/2008/QĐ-BTP ngày 28/02/2008 của Bộ Tư pháp về việc ban hành Điều lệ mẫu về tổ chức và hoạt động của Câu lạc bộ TGPL…
Để định hướng phát triển về mạng lưới tổ chức TGPL đáp ứng yêu cầu phát triển của công tác này trong tình hình mới. Ngày 29/6/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 792/QĐ-TTg ngày 23/6/2008 phê duyệt Đề án: "Quy hoạch mạng lưới Trung tâm TGPL nhà nước và Chi
nhánh của Trung tâm giai đoạn 2008 - 2010, định hướng đến năm 2015"
với các mục tiêu quy hoạch và cụ thể phát triển mạng lưới Trung tâm và Chi nhánh đến năm 2015; những nhiệm vụ, giải pháp phải triển khai thực hiện và trách nhiệm tổ chức thực hiện Đề án của các Bộ, ngành, chính quyền địa phương có liên quan.
Tiếp đó, để đầu tư cho công tác pháp lý phát triển theo chiều sâu với tính chất dài hạn, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển TGPL ở Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 678/QĐ-TTg ngày 10/5/2011. Chiến lược đã xác định các quan điểm, mục tiêu phát triển, các giải pháp để thực hiện các mục tiêu được đề ra và các biện pháp tổ chức thực hiện Chiến lược, đặc biệt là các điều kiện đảm bảo về kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc và chất lượng nguồn nhân lực. Sự ra đời của Chiến lược đánh dấu bước phát triển quan trọng về chất của TGPL. Lần đầu tiên, một lĩnh vực hoạt động chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành tư pháp có Chiến lược phát triển, cùng với Luật TGPL, quy hoạch mạng lưới đã góp phần hoàn thiện thể chế pháp lý điều chỉnh toàn diện về tổ chức và hoạt động TGPL, đưa công tác TGPL hướng đến phát triển bền vững.
về thể chế, chính sách TGPL, mô hình TGPL đã được hình thành và phát triển rõ nét ở các địa phương trong cả nước.
Tổng kết sau hơn 15 năm đi cùng và giải quyết những vướng mắc pháp luật của người dân với gần 1,5 triệu vụ việc được thực hiện cho gần 1,4 triệu lượt người có nhu cầu (trong đó, 40,7% người nghèo, 14,3% đối tượng chính sách, 14,9% người dân tộc thiểu số, 4,6% trẻ em…)[19]. Công tác TGPL ở Việt Nam đã khẳng định được vị trí, vai trò của mình và thực sự bám rễ trong đời sống pháp luật, góp phần tích cực vào quá trình tổ chức thực hiện pháp luật, bảo đảm quyền con người, tăng cường dân trí pháp lý, thực hiện dân chủ, tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định đời sống xã hội, xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế trong điều kiện đổi mới của đất nước, được đông đảo nhân dân đồng tình ủng hộ, tin cậy, được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư.
Công tác TGPL đã và đang có tác động tích cực đến đời sống pháp luật của người nghèo, đối tượng chính sách, tác động đến chất lượng thực thi công vụ, hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế thực thi, áp dụng pháp luật, góp phần quan trọng vào công cuộc cải cách tư pháp, cải cách hành chính và tổ chức thực hiện pháp luật, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Cụ thể:
Thứ nhất, TGPL đã góp phần thiết thực bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp cho hàng triệu người nghèo và các đối tượng chính sách có vướng mắc pháp luật, giúp họ nâng cao hiểu biết pháp luật để mỗi người dân đều có thể lựa chọn những hành vi xử sự đúng pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của họ được bảo vệ, tạo niềm tin vào pháp luật; góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, giữ vững trật tự an toàn xã hội và ổn định tình hình chính trị. Đồng thời, TGPL cũng đóng góp vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh công tác tổ chức, thực hiện pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống, khắc phục những bất cập trong giải quyết công việc của dân.
Thứ hai, thông qua các vụ việc TGPL cụ thể ở địa bàn, hoạt động này
đã tạo được sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các cơ quan, ban, ngành, tổ chức và nhân dân về việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, qua đó nâng cao tinh thần trách nhiệm trong hoạt động công vụ.
Chính sách TGPL đã và đang tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của toàn xã hội về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của pháp luật trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền, gắn tăng trưởng kinh tế với bảo đảm công bằng xã hội, hạn chế những vấn đề tiêu cực phát sinh từ nền kinh tế thị trường. Hiện nay, công tác này đã khẳng định thuộc trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trong đó Nhà nước giữ vai trò nòng cốt trong việc thực hiện và tổ chức thực hiện TGPL; khuyến khích, tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, tổ chức hành nghề luật sư và luật sư, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác tham gia đóng góp, hỗ trợ cho TGPL.
Thứ ba, công tác TGPL đã góp phần quan trọng vào công cuộc cải cách
hành chính, cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Công tác này không chỉ nâng cao ý thức pháp luật, trình độ dân trí pháp lý, tạo lập thói quen, nếp sống và làm việc theo pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được TGPL, tạo lập và củng cố niềm tin của nhân dân vào chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước mà còn tăng cường nhận thức trách nhiệm pháp lý của cán bộ, công chức đối với nhân dân. Do đó, TGPL đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong đời sống pháp luật của xã hội. Hoạt động này đã góp phần đưa pháp luật vào cuộc sống, trở thành cầu nối giữa nhà nước với nhân dân, góp phần khắc phục những vướng mắc, bất cập trong hoạt động công vụ, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và ổn định chính trị, giảm thiểu các khiếu kiện sai trái, vượt cấp. Đồng
thời, góp phần thực hiện chủ trương xóa đói, giảm nghèo toàn diện của Đảng ta cũng như tham gia tích cực vào các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa, giữ gìn đoàn kết cộng đồng, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật, thể hiện tính ưu việt của pháp luật và chế độ ta. Qua đó, từng bước nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế trong việc bảo vệ nhân quyền, bảo đảm công lý với phong trào giảm nghèo toàn cầu phù hợp với xu thế phát triển của thế giới.
Bằng các hoạt động thiết thực và có hiệu quả của mình, các tổ chức TGPL đã đóng góp tích cực trong việc thực hiện chiến lược xóa đói giảm nghèo, thực hiện bình đẳng của dân tộc, mang lại công bằng cho người nghèo và đối tượng chính sách trong việc tiếp cận với pháp luật, tạo niềm tin của người dân nói chung và người nghèo nói riêng vào pháp luật.
Đồng hành cùng với sự thành công đó là sự ủng hộ, hỗ trợ tích cực của các tổ chức quốc tế dành cho TGPL ở Việt Nam. OXFAM NOVID Hà Lan là nhà tài trợ đầu tiên hỗ trợ dự án cho hệ thống TGPL ở Việt Nam, đầu tiên là đối với Cục TGPL và 6 Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh, thành phố được thành lập vào năm 1997. Tiếp đến là các nhà tài trợ quốc tế khác như SIDA Thụy Điển, SDC Thụy Sỹ, Tổ chức Cứu trợ trẻ em Thụy điển (SCS), Viện Nhân quyền Đan Mạch, Quỹ Châu Á, CIDA Ca na đa, Nzaid Niu Dilân và UNDP. Từ năm 1997 đến năm 2005, các nhà tài trợ đã hỗ trợ thông qua