Giai đoạn trước năm 1987

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế, pháp luật một số quốc gia và pháp luật Việt Nam về hoạt động trợ giúp pháp lý (Trang 36)

Dưới chế độ phong kiến, vấn đề giúp đỡ, hỗ trợ, bảo vệ quyền lợi của những người nghèo khổ đã được nhiều triều đại quan tâm giải quyết và tổ chức thực hiện khá tốt, đặc biệt là các chế độ gần dân, thân dân.

“Quốc triều hình luật” đã có những quy định về việc phải quan tâm, giúp đỡ người nghèo, đồng thời đưa ra đường lối xử lý đối với quan lại không thực hiện tốt chính sách đối với người nghèo. Chương Hộ hôn quy định quan sở tại có trách nhiệm thu nuôi, bảo vệ người góa vợ, góa chồng, mồ côi và người tàn tật nặng, nghèo khổ không có người thân tích để nương tự, không thể tự mình mưu sống được, nếu không thực hiện sẽ bị xử phạt; ưu tiên người nghèo, kẻ yếu thế trong đánh thuế hay bắt đi sau dịch (trước phải phân bổ người giàu, người khỏe, sau đến người nghèo, người yếu), nếu không thực hiện hoặc thực hiện không công bằng, quan sở tại sẽ bị phạt.

Bên cạnh đó, các quy định về cứu tế, tương bần, thành lập phường, hội để hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo khi khó khăn đột xuất do thiên tai, địch họa,

đói kém, mất mùa đã được thể hiện và trở thành truyền thống “lá lành đùm lá

rách”, “tương thân, tương ái” của dân tộc ta.

Đáng tiếc sau đó, chính quyền và pháp luật Việt Nam thời Pháp thuộc lại là công cụ chính trị để đế quốc Pháp duy trì chế độ thuộc địa nửa phong kiến; tư bản và đế quốc chủ nghĩa “lấy tôn giáo và văn hóa làm cho ngu dân,

lấy pháp luật buộc dân lại, lấy sức mạnh làm cho dân sợ, lấy phú quý làm cho dân tham”. Vì thế, pháp luật không còn là công cụ để duy trì trật tự pháp luật

có lợi cho Tổ quốc, cho nhân dân mà là công cụ để trấn áp, cai trị. Vì vậy, những tư tưởng về giúp đỡ, hỗ trợ người nghèo gần như không được đề cập theo tinh thần dân chủ, tiến bộ.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời, với phương châm: “Muốn giữ vững nền độc lập,

muốn làm cho dân mạnh, nước giàu, mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà”. Vì vậy, Nhà nước ta rất chú

trọng nâng cao dân chí, tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục cho nhân dân về quyền làm chủ, trách nhiệm của người làm chủ đất nước và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để nhân dân trực tiếp thực hiện được quyền làm chủ, tham gia kiến quốc, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng nước nhà. Cùng với việc diệt giặc đói, diệt giặc ngoại xâm, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ rất quan tâm diệt giặc dốt, bởi: “Nạn dốt là một trong những phương

pháp độc ác mà bọn thực dân dùng để cai trị chúng ta”; “Phải làm sao cho

mọi người dân ai cũng ăn no, mặc ấm, ai cũng được học hành”; “Làm cho

người nghèo thì đủ ăn. Người đủ ăn thì khá giàu, người khá giàu thì giàu thêm” và “Phải giáo dục lại nhân dân chúng ta”.

Trong bối cảnh đó, các quy định về bảo trợ tư pháp gắn với quyền bào chữa và bảo đảm quyền bào chữa đã được ghi nhận trong Hiến pháp để thực

hiện tốt nhất các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân không phân biệt giàu nghèo. Theo Hiến pháp năm 1946: “Người bị cáo được quyền tự bào chữa lấy

hoặc mượn luật sư”.

Sắc lệnh số 13 ngày 24/01/1946 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời về việc tổ chức các Tòa án và ngạch thẩm phán (được sửa đổi bởi Sắc lệnh số 111 ngày 28/6/1946 và Sặc lệnh số 88/SL ngày 22/5/1950) quy định: “Trong

việc đại hình, nếu trước Tòa Thượng thẩm một bị can không có ai bênh vực, ông Chánh án sẽ cử một luật sư để bào chữa cho hắn”; “Các Luật sư có quyền biện hộ trước tất cả các Tòa án, trừ những Tòa sơ cấp”. Đồng thời,

Hội thẩm nhân dân có nhiệm vụ:

Giáo dục nhân dân tham dự chính quyền nói chung và tư pháp nói riêng; tuyên truyền giải thích chính sách của Chính phủ cho dân trong xã và gửi cho Tòa án nhân dân…vì Hội thẩm nhân dân có điều kiện gần dân hơn…sát dân, hiểu biết dư luận, nguyện vọng, tình hình của dân làng thì mới giúp được cho Tòa án nhận định và chủ trương sát với quyền lợi nhân dân địa phương” [17]. Theo Sắc lệnh số 46 ngày 10/10/1945 của Chủ tịch lâm thời về việc quy định tổ chức các đoàn thể luật sư: “Các luật sư có quyền bào chữa ở

trước tất cả các Tòa án hàng tỉnh trở lên và trước các Tòa quân sự” [16] và

quyền bào chữa này được mở rộng cho công dân theo quy định tại Sắc lệnh số 69/SL ngày 18/6/1949.

Một công dân muốn được “tư pháp bảo trợ” thì phải làm đơn. Nếu “người đương sự” được kiện thì việc được hưởng “tư pháp bảo trợ” có hiệu lực cho đến khi thi hành xong hẳn bản án mà “người đương sự” không phải nộp một khoản lệ phí nào, kể cả việc cấp trích lục án, phí tổn này sẽ do công khố chịu. Các quy định này đã thể hiện nhận thức đúng đắn của chế độ ta về vị trí của quyền tự do bào chữa của công dân là “thành trì cần thiết cho các

quyền tự do khác”. Nhà nước ta đã ghi nhận quyền bào chữa và bảo đảm thực

hiện quyền bào chữa cho bị cáo không phân biệt họ giàu hay nghèo khi cho phép họ được nhờ luật sư hoặc người công dân khác không phải luật sư đứng ra bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và coi đây là nguyên tắc Hiến pháp. Nó giúp cho công tác xét xử được tiến hành toàn diện và khách quan, bênh vực được các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị can, đồng thời bảo vệ pháp luật của Nhà nước, hơn nữa, trong chế độ dân chủ nhân dân, “nếu bị can không được sử dụng đầy đủ quyền bào chữa thì không gọi là có công lý”.

Thực hiện tốt quyền bào chữa không chỉ nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật của Nhà nước ta mà còn bảo đảm thực hiện tốt nguyên tắc quan trọng của tố tụng là: “trước khi tuyên án, bị can phải được coi như người vô tội”. Sắc lệnh số 69/SL ngày 18/6/1949 và Sắc lệnh số 144/SL ngày 22/12/1949 về việc mở rộng tổ chức bào chữa, cho phép người công dân không phải là luật sư có thể bào chữa cho đương sự trước các Tòa án xử việc hộ và thương mại cho bị can trước các Tòa án xử việc hình.

Ngày 12/01/1950, Bộ Tư pháp đã ban hành Nghị định số 1/NĐ-VY ấn định điều kiện để làm bào chữa viên nhân dân và phụ cấp của bào chữa viên nhân dân và Thông tư số 101/HCTP ngày 28/9/1957 của Bộ Tư pháp quy định về việc tổ chức bào chữa viên nhân dân. Thông tư số 101/HCTP nêu rõ: “Trong lúc chưa có sự sửa đổi gì về chế định bào chữa viên nhân dân của ta,

thì vẫn phải thi hành các Sắc lệnh số 69/SL ngày 18/6/1949 và Nghị định số 1/NĐ-VY ngày 12/01/1950 quy định về tổ chức bào chữa viên nhân dân” [3].

Năm 1951, vì nhu cầu kháng chiến, đoàn thể luật sư tạm ngừng hoạt động. Sau ngày tiếp quản thủ đô, đoàn thể luật sư đã hoạt động trở lại với một Hội đồng luật sư ở Hà Nội.

Năm 1963, Văn phòng Luật sư thí điểm được thành lập và có nhiệm vụ: “giải đáp pháp luật cho nhân dân và cán bộ; làm giúp cho đương sự những (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đơn từ và các văn kiện pháp luật như hợp đồng, khế ước”. Lúc đầu, Văn

phòng Luật sư nhận bào chữa những vụ án do Tòa án yêu cầu.

Năm 1972, Ủy ban pháp chế của Chính phủ được thành lập. Ngày 22/11/1981, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 143-HĐBT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Bộ Tư pháp. Theo văn bản này, Bộ Tư pháp có nhiệm vụ quản lý hoạt động hành chính tư pháp trong đó có nhiệm vụ quản lý công tác Luật sư, TVPL.

Trên nền tảng Hiến pháp năm 1946, ở các bản Hiến pháp năm 1959, 1980, vấn đề “tư pháp bảo trợ” được tiếp tục thể hiện gắn với nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo.

Năm 1982, Việt Nam tham gia Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị. Theo Điều 14, điểm 3 phần d Công ước, quá trình xét xử một tội hình sự, mỗi người đều có quyền đòi hỏi một cách hoàn toàn bình đẳng những bảo đảm tối thiểu như là:

Được có mặt trong khi xét xử và được tự bào chữa hoặc nhờ sự giúp đỡ về pháp lý do mình chọn; nếu chưa có sự giúp đỡ về pháp lý thì phải được thông báo về quyền này; trong trường hợp do lợi ích của công lý đòi hỏi, phải bố trí cho người đó một sự giúp đỡ pháp lý mà người đó không phải trả tiền nếu không có đủ điều kiện trả” [23].

Việc tham gia Công ước này đòi hỏi Nhà nước ta phải đổi mới tư duy về quyền được tiếp cận luật sư, người có kiến thức pháp luật của mọi công dân không phân biệt giàu nghèo, tạo tiền đề cho việc nghiên cứu và hoàn thiện chế định tư pháp bảo trợ với nội dung và phương thức mới, không chỉ dừng lại ở bảo đảm quyền bào chữa mà còn gắn với quyền được tiếp cận và sử dụng pháp luật của công dân, nhất là những người có hoàn cảnh đặc biệt (không có đủ điều kiện trả tiền) nhằm đảm bảo công bằng xã hội.

Như vậy, trong giai đoạn này, TGPL chưa ra đời với tư cách là chế định pháp luật, chưa gắn với người nghèo và các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt mà nằm chung trong cơ chế bao cấp pháp lý của Nhà nước. Ngân sách nhà nước chi trả mọi chi phí cho hoạt động TVPL, đại diện, bào chữa trong các vụ án hình sự, dân sự… Các đương sự hầu như không phải bỏ một khoản chi nào (kể cả chi phí cho luật sư). Những hoạt động mang tính chất TGPL đã ra đời dưới hình thức: “tư pháp bảo trợ”, gắn liền với yêu cầu bảo đảm quyền bào chữa của người bị can, bị cáo. Còn trong các lĩnh vực như hành chính, lao động, việc làm và một số lĩnh vực pháp luật khác ít được đề cập đến. Thời kỳ này, chưa có hệ thống cơ quan TGPL chuyên trách cho người nghèo và các đối tượng chính sách. Hoạt động này chủ yếu do luật sư, cán bộ, công chức nhà nước và các công dân khác không phải là luật sự thực hiện để bảo đảm quyền bào chữa cho bị can, bị cáo mà chưa được mở rộng quyền tiếp cận pháp luật cho các đối tượng đặc thù như một số nước, đặc biệt là người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số.

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế, pháp luật một số quốc gia và pháp luật Việt Nam về hoạt động trợ giúp pháp lý (Trang 36)