Giải pháp G-Lex:

Một phần của tài liệu khảo sát thực trạng khai thác và phân tích một số giải pháp gia tăng sản lượng mủ tại công ty cao su dầu tiếng (Trang 66)

- Phương pháp thu thập thông tin, số liệu thứ cấp: khóa luận tiến hành thu

a) Giải pháp G-Lex:

Được nhập từ Malaysia, thiết bị này cho sản lượng gia tăng từ 25 đến 28% so với chế độ cạo bình thường sử dụng thuốc kích thích Ethrel 2,5%.

Chế độ cạo sau khi áp dụng: giữ chế độ cạo như cũ (S/2 S/4 d/3) hoặc chuyển sang chế độ úp S/4↑. RRIM 600 6,55 % VM 515 13,51 % RRIV 1 1,25 % PB 235 44,23 % Nguồn: Tính Toán Tổng Hợp

b) Giải pháp RrimFlow:

Thiết bị RrimFlow nhập từ công ty cung cấp vật tư thiết bị và chuyển giao kỹ thuật RrimFlow – GIM Triple Seven SDN BHD, Malaysia.

Chế độ cạo sau khi áp dụng: có thể giữ chế độ cạo như cũ (S/2↓ S/4↑d/3) hoặc chuyển sang chế độ S/4↑ (chỉ cạo đục 1/4 đường tròn của thân cây)

Sử dụng RrimFlow sản lượng sẽ gia tăng trong khoảng từ 20 – 25% so với chế độ cạo bình thường sử dụng thuốc kích thích Ethrel 2,5%.

c) Giải pháp GashTech:

Thiết bị GashTech được nhập từ công ty cung cấp vật tư thiết bị và chuyển giao kỹ thuật GashTech – ACM Management & Services SDN BHD, Malaysia.

Chế độ cạo sau khi áp dụng: giữ chế độ cạo như cũ (S/2↓ S/4↑ d/3) hoặc chuyển sang chế độ úp S/4↑.

Thiết bị GashTech sẽ cho sản lượng gia tăng từ 25 – 28% so với chế độ cạo bình thường có sử dụng thuốc kích thích Ethrel 2,5%.

4.4.2. Hiệu quả về mặt kỹ thuật của các giải pháp

Khi sử dụng một trong các giải pháp này sẽ có thể rút ngắn chiều dài miệng cạo từ S/2↓ S/4↑ xuống S/4↑, từ đó sẽ làm giảm cường độ lao động của người công nhân.

Hạn chế tình trạng hao vỏ cạo, kéo dài được thời gian khai thác, đặc biệt là ở những diện tích đã cạo úp S/4↑ năm thứ 4 – 6. Hiện nay những diện tích đang tiến hành cạo úp đang trong tình trạng hao vỏ miệng cạo úp, do đó sẽ không đủ vỏ khai thác đến giai đoạn thanh lý nếu không thay đổi chế độ cạo.

Do rút ngắn chiều dài miệng cạo nên công nhân sẽ dễ dàng hơn trong thao tác cạo, từ đó đảm bảo được quy trình kỹ thuật.

4.4.3. Phân tích hiệu quả kinh tế của các giải pháp.

Hiệu quả của các giải pháp sẽ được tính toán dựa trên một số thông tin sau: Năng suất mủ khai thác bình quân hàng năm của công ty là 2,0 tấn/ha. (Theo thống kê của phòng KTNN)

Giá thành một tấn mủ là 21.769.740 đồng. (Theo Phòng KTTV).

+ G-Lex: 440 ha + RrimFlow: 1.695 ha + GashTech: 0,95 ha

Một phần của tài liệu khảo sát thực trạng khai thác và phân tích một số giải pháp gia tăng sản lượng mủ tại công ty cao su dầu tiếng (Trang 66)