- Phương pháp thu thập thông tin, số liệu thứ cấp: khóa luận tiến hành thu
a) Về chủng loạ
+ Sản phẩm cao su khối SVR 3L: là chủng loại xuất khẩu chiếm tỉ trọng cao
nhất, chiếm 42,78% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước, đạt 308,58 nghìn tấn với trị giá trên 641 triệu USD, tăng 11,72% về lượng và tăng 18,83% về trị giá so với năm 2006. Giá xuất khẩu bình quân đạt 2.078 USD/Tấn, tăng 6,35% so với giá xuất khẩu bình quân năm 2006. Giá xuất khẩu loại cao su này sang Cộng Hòa Séc là cao nhất, đạt 2.326 USD/Tấn, tăng 11% so với năm 2006. Giá xuất khẩu bình quân cao su loại này sang thị trường Malaysia giảm 2% so với năm 2006, xuống còn 2.066 USD/Tấn.
+ Sản phẩm cao su SVR 10: lượng xuất khẩu cũng tăng 6,48% và tăng 14,11%
về trị giá so với năm trước, đạt trên 116 ngàn tấn với trị giá 224 triệu USD. Thị trường chủ yếu là: Trung Quốc, Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc và Đức. Giá xuất khẩu cao su
SVR10 sang thị trường Trung Quốc thấp hơn từ 100 đến 195 USD/Tấn so với các nước trên.
+ Sản phẩm mủ cao su Latex: lượng xuất khẩu giảm 2,93% nhưng lại tăng
1,19% về trị giá so với năm 2006. Giá xuất khẩu bình quân đạt 1.300 USD/Tấn, tăng 4,25% so với xuất khẩu bình quân năm 2006. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là: Bỉ, Hàn Quốc, Mỹ, Trung Quốc…
+ Sản phẩm cao su SVR CV60: lượng xuất khẩu đạt 27,5 nghìn tấn, trị giá
62,78 triệu USD, giảm 7,05% về lượng và 1,61% về trị giá so với năm 2006,. Chủng loại cao su này được xuất nhiều nhất sang thị trường Đức, đạt trên 9 ngàn tấn với giá bán bình quân là 2.268 USD/Tấn, tăng 12,5% so với năm 2006 (+126 USD/Tấn), tiếp đến Nhật Bản đạt trên 3.000 tấn với giá bán bình quân đạt 2.363 USD/T, tăng 142 USD/T. Tuy nhiên, giá xuất khẩu cao su SVRCV 60 sang thị trường Trung Quốc và Italy lại giảm, giảm lần lượt 190 USD/Tấn và 129 USD/Tấn.
Ngoài ra, lượng xuất khẩu một số loại cao su khác cũng tăng như: SVR 10 tăng 19,62%; SVR L tăng 18,41%, SVR5 tăng 23,48%…