Thực trạng sản xuất, khai thác cao su của công ty 1 Quy mô sản xuất của công ty

Một phần của tài liệu khảo sát thực trạng khai thác và phân tích một số giải pháp gia tăng sản lượng mủ tại công ty cao su dầu tiếng (Trang 50)

- Phương pháp thu thập thông tin, số liệu thứ cấp: khóa luận tiến hành thu

4.3.Thực trạng sản xuất, khai thác cao su của công ty 1 Quy mô sản xuất của công ty

d) Sản lượng xuất khẩu qua các Châu lục

4.3.Thực trạng sản xuất, khai thác cao su của công ty 1 Quy mô sản xuất của công ty

4.3.1. Quy mô sản xuất của công ty

Bảng 4.8: Quy Mô Vườn Cây Toàn Công Ty

Đơn Vị Tính: Ha

Khoản mục Năm Năm Chênh Lệch

2006 2007 ±∆ %

Tồng diện tích 29.250,29 29.186,64 -63,65 -0,22

Diện tích khai thác 25.716,58 23.943,23 -1.773,35 -6,90 Diện tích kiến thiết cơ bản 2.303,84 3.533,17 1.229,33 53,36

Diện tích tái canh 1.229,87 1.710,24 480,37 39,06

Nguồn: Phòng Kỹ Thuật Nông Nghiệp Tổng diện tích mà công ty quản lý tính đến hết năm 2007 là 29.186,64 ha, giảm 63, 65 ha so với năm trước. Trong đầu năm 2007, công ty đã tiến hành bàn giao một số diện tích đất cho chính quyền địa phương, chính vị vậy mà tổng diện tích đất quản lý của công ty bị giảm xuống.

Bảng số liệu cho thấy: diện vườn cây cao su khai thác năm 2007 là 23.943,23 ha, giảm 1.773,35 ha tương ứng 6,9% so với diện tích khai thác năm 2006. Điều này

nằm trong chiến lược phát triển vườn cây, gia tăng sản lượng của công ty. Bắt đầu từ năm 2002, công ty đã tiến hành kế hoạch thanh lý dần những vườn cây kém hiệu quả do trước đây khai hoang thủ công và trồng bằng giống cũ có năng suất thấp như PB235, PR 255, RRIM600..., thay vào đó là các giống mới cho năng suất cao hơn. Mặc dù mỗi năm công ty chỉ thanh lý với một diện tích từ 1.000 đến 1.500 ha nhưng cũng đã ảnh hưởng đến sản lượng mủ. Sản lượng có thể giảm từ 3.000 đến 5.000 tấn.

Gia tăng diện tích kiến thiết cơ bản là một việc làm quan trọng trong thời điểm hiện nay của công ty. Trong năm 2007, diện tích KTCB của công ty là 3.533,17 ha có độ tuổi từ 2 đến 6 năm, tăng 1.229,33 ha tương đương 53,36% so với diện tích KTCB năm 2006. Như vậy với thời gian KTCB là 6 – 7 năm thì bắt đầu năm 2008, công ty sẽ đưa vào khai thác một số diện tích nhằm ổn định sản lượng mủ.

Song song với việc thanh lý vườn cây không hiệu quả, công ty đã nhanh chóng tiến hành tái canh, trồng mới để nâng cao diện tích KTCB. Vì vậy diện tích tái canh của công ty năm 2007 đã tăng 480,37 ha tương đương 39,06% so với năm 2006.

Một phần của tài liệu khảo sát thực trạng khai thác và phân tích một số giải pháp gia tăng sản lượng mủ tại công ty cao su dầu tiếng (Trang 50)