Tình hình triển khai truyền hình số di động trên thế giới

Một phần của tài liệu Đo kiểm đánh giá can nhiễu mạng truyền hình số di động (Trang 36)

hình triển khai truyền hình số di động trên thế giới

Tại Đức: Triển khai cả DVB-H và T-DMB

- DVB-H: tháng 5/2004 thử nghiệm tại Berlin phát sóng trên 2 máy phát công suất 10Kw và 5Kw trên kênh 59 với chế độ 8k, 16QAM, GI=1/8, không sử dụng MPE-FEC, tốc độ truyền 1 kênh DVB-H lên đến 4Mb/s đƣợc hợp kênh và phát trên cùng máy phát DVB-T, kết quả thử nghiệm đã thành công, tín hiệu thu tốt, chất lƣợng hình ảnh cao. Năm 2007, triển khai các dịch vụ thƣơng mại trên truyền hình di động. Qúi I,II năm 2008 triển khai truyền hình số di động trên diện rộng.

- SFN- DAB: triển khai tại vùng Baravia từ năm 1992, phát trên kênh 12, gồm 7 máy phát và khoảng cách giữa các máy phát cạnh nhau xa nhất là 80km; năm 1997 lại triển khai thêm tại vùng Nordrhein-Westfalen, phát trên kênh 12D với nhiều máy phát công suất dƣới 1000w.

- T-DMB: thử nghiệm phục vụ WoldCup 2006. Đến năm 2007 bắt đầu kinh doanh thƣơng mại trên T-DMB và hiện nay có 8 thành phố đã triển khai T-DMB trong đó có Munich.

- DVB-H (QPSK, tốc độ mã 1/2, khoảng bảo vệ 1/8 và tốc độ lến tới 5,524912Mbit/s) với mạng đơn tần gồm 11 máy phát công suất từ 200w lên 2,5kw phát trên kênh 28 cho vùng Stockholm và vùng ngoại ô Sundbyberg.

- T-DMB: thì triển khai trên băng VHF với 2-3 máy phát.

Anh: Thử nghiệm T-DMB từ năm 2006. Hiện tại, băng VHF đƣợc sƣ̉ dụng cho cả dịch vụ T -DAB và T -DMB với phân kênh chuẩn 7MHz, tuy nhiên đang quan tâm nhiều cho T-DAB và kế hoạch sẽ có 500 trạm phát T-DAB đi vào hoạt động vào cuối năm 2009.

Hà Lan: Đã cấp giấy phép thiết lập mạng nhƣng với tiêu chí “công nghệ trung lập”, vì thế hiện nay đã và đang triển khai T-DAB, T-DMB, T-DAB+, DVB-T2.

Australia: Bắt đầu thử nghiệm truyền hình di động tiêu chuẩn DVB-H vào tháng 07/2005 (có 3 nhà khai thác thử nghiệm) và 01 nhà khai thác thử nghiệm truyền hình di động theo tiêu chuẩn T-DMB; Thử nghiệm trên kênh 29, băng thông 7MHz, với 1 máy phát, công suất 80Kw, sử dụng điều chế không phân cấp. Thử nghiệm Pha 1: chế độ 8k, không sử dụng MPE-FEC, FEC: 1/2, QPSK, GI: 1/8, Thử nghiêm Pha 2: chế độ 4k, không sử dụng MPE-FEC, FEC: 1/2, QPSK, GI: 1/8. Hiện triển khai DVB- H với cấu hình mạng đơn tần tại khu vực phía bắc với 03 máy phát (SugarLoaf:221kW, Cooks Hill: 110W, Cent.Lookout:56W) và khu vực phía nam với 03 máy phát (Wyrra Trig 948W; Bouddi Pen: 1237W; Rumbulara 93W).

Tại Hàn Quốc: Phát thử nghiệm truyền hình di động tiêu chuẩn T-DMB vào mùa thu năm 2003 và triển khai dịch vụ này vào tháng 12/2005. Thị trƣờng máy thu T- DMB tại Hàn Quốc phát triển rất nhanh. Hiện có 6 nhà khai thác truyền dẫn và phân chia thành 7 khu vực. Cuối năm 2006, số thuê bao khoảng hơn 1 triệu máy thu T-DMB đƣợc bán ra, đến nay (1/2009) đã tăng lên 13 triệu thuê bao và các chƣơng trình phát trên T-DMB là phát thanh, truyền hình không phải trả tiền.

Tại Philippin: Bắt đầu thử nghiệm truyền hình di động tiêu chuẩn DVB-H vào ngày 11/03/2007, dự kiến sẽ đầu tƣ 50 triệu đô cho 3 năm tiếp theo để phát triển dịch vụ này. Philippin sử dụng 3 máy phát công suất từ 200w đến 1Kw để phát thử nghiệm, phát sóng trên kênh 47, độ rộng 6Mhz, mạng đơn tần, điều chế không phân cấp, với các tham số kỹ thuật: 8k, QPSK, 3/4.

Tại Đài Loan: Bắt đầu thử nghiệm truyền hình di động tiêu chuẩn MediaFLO vào giữa năm 2007.

Tại Indonexia: Tháng 6/2006 bắt đầu triển khai thử nghiệm truyền hình di động tiêu chuẩn DVB-H. Hiện nay đang thử nghiệm tại Jakarta tiêu chuẩn truyền hình di động T-DMB.

Malaysia: đã thử nghiệm cả DVB-H, T-DMB, MediaFlo và hiện nay đang sử dụng DVB-H và T-DMB.

Singapore: Đang sử dụng DVB-H với cấu trúc mạng đơn tần 10 máy phát, phát trên kênh 37 (Alexandra Point, Bedok, Bukit Batok, Hougang, Pasir Ris, Senoko,

Tampines, Toa Payoh, Westin Stamford, Yishun).

Trung Quốc: Triển khai truyền hình di động mặt đất về bản chất là DMB nhƣng có lai tạo gắn thêm đặc thù của Trung Quốc nhƣ thay đổi tốc độ mã, độ dài khung, cấu trúc khung …, đƣợc gọi là: DTMB. Tháng 9/2006 bắt đầu triển khai DAB/DMB tại Bắc Kinh với 20 chƣơng trình phát thanh, 4 chƣơng trình TV và 2 dịch vụ truyền dữ liệu, phát sóng tại VHF. Sau đó đã đầu tƣ 20 triệu đô la vào phát triển thêm mạng DAM/DMB để phục vụ cho Olympic 2008 tại Trung Quốc, và trƣớc khi Olympic diễn ra có hơn 1 triệu thuê bao DAB/DMB và nhiều nhà máy đã tập trung sản xuất các thiết bị là sản phẩm của DAB/DMB. Hiện nay, tại tỉnh Quảng Đông cũng đã triển khai DAB/DMB với cấu hình mạng đơn tần sử dụng 03 máy phát (bắt đầu từ tháng 5/2007).

Ấn độ: T-DMB đã đƣợc thử nghiệm từ tháng 10 năm 2006 tại thủ đô Deli và thành phố Mumbai.

Ngoài ra, DVB-H đang đƣợc nhiều nƣớc Châu Âu nghiên cứu triển khai và T-DMB cũng đang đƣợc các nƣớc Nam Mỹ và Mexico quan tâm nghiên cứu.

Đối với MediaFlo cũng đã đƣợc nhiều nƣớc Châu Âu, Châu Á, Úc thử nghiệm. Tuy nhiên, tính đến nay mới chỉ có Mỹ triển khai trên diện rộng với cấu trúc mạng đơn tần (toàn quốc) phát sóng trên kênh 55 (716-722MHz) và tập đoàn viễn thông KCCI của Nhật Bản triển khai mạng đơn tần tại một số thành phố lớn của Nhật Bản nhƣ Tokyo, Osaka…

Hình 1.13: Chia sẻ thị trƣờng máy thu T-DMB tại Hàn Quốc.[15]

Hình 1.14: Phát triển dự án thuê bao truyền hình di động ( số lƣợng thuê bao lần lƣợt theo dự báo của Infoma Telecom&Media, Juniper Research và TeleAnalytics ).

Một phần của tài liệu Đo kiểm đánh giá can nhiễu mạng truyền hình số di động (Trang 36)