Tình hình triển khai truyền hình số di động tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Đo kiểm đánh giá can nhiễu mạng truyền hình số di động (Trang 39 - 41)

hình triển khai truyền hình số di động tại Việt Nam

Tiêu chuẩn DVB-H: Việt Nam là nƣớc đầu tiên tại Châu á và là nƣớc thứ hai (sau Phần Lan) triển khai phát sóng truyền hình số di động (do Nokia hỗ trợ). Cuối năm 2006, VTC đã đƣợc cấp phép thử nghiệm truyền hình số di động tiêu chuẩn DVB-H, 1 máy phát kênh 31, công suất 1Kw tại Hà Nội, 1 máy phát kênh 21, công suất 1Kw tại Hải Phòng và 1 máy phát kênh 39, công suất 1kW tại TP. Hồ Chí Minh phục vụ hội nghị APEC. Sau đó đến cuối năm 2007 xin thử nghiệm tại Đà Nẵng, Cần

Thơ trên kênh 39. Bộ tham số VTC sử dụng: chế độ 2k, điều chế phân cấp 16QAM, trong đó DVB-H tín hiệu ƣu tiên cao, điều chế QPSK, FEC=1/2, GI=1/8, MPE- FEC=3/4. Kết quả đƣợc đánh gia nhƣ sau:

- Không có can nhiễu với các kênh tƣơng tự là đồng kênh hay kênh liền kề (kênh 31 tại Hà Nội với kênh 30 Bắc Giang).

- Vùng phủ sóng outdoor rất tốt, vùng phủ indoor tốt.

- Một số thuê bao đã sử dụng dịch vụ này nhƣng số liệu không nhiều.

- Tiến độ triển khai tiếp của VTC là rất chậm, chỉ tập trung chủ yếu vào khu vực lớn nhƣ Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh, chƣa có kế hoạch triển khai tổng thể (hiện chƣa có báo cáo kết quả thử nghiệm).

- Thiết bị đầu cuối đắt, và không phổ biến tại Việt Nam nên chƣa thu hút đƣợc nhiều khách hàng.

Tiêu chuẩn T-DMB: Đài THVN đƣợc cấp phép thử nghiệm 01 năm từ 10/2008 để thử nghiệm T-DMB tại Hà Nội. Kênh tần phát thử nghiệm kênh 10 (206-214MHz), tần số trung tâm nằm ở khe trống giữa K9 và K11 (198-222MHz), phát sóng dùng chung cột anten với Đài THVN, 43 đƣờng Nguyễn Chí Thanh. Quá trình thử nghiệm: tăng dần công suất phát, kiểm tra các thông số, kiểm tra khả năng can nhiễu để xử lý, tăng dần số lƣợng chƣơng trình, kiểm tra chất lƣợng tín hiệu thu đƣợc trong điều kiện môi trƣờng có nhiều nhà bê tông cao tầng, nhiều nhà có mái tôn ở nội thành, thiết bị cầm tay và lắp trên xe ôtô, đặc biệt là các anten lắp trên các xe buýt và nghiên cứu khả năng thiết lập mạng đơn tần T-DMB.

Sau hơn 01 năm thử nghiệm Đài THVN (Trung tâm Dịch vụ Công nghệ Truyền hình) đã báo cáo kết quả:

- Khả năng can nhiễu kênh liền kề giữa truyền hình tƣơng tự và T-DMB phát cùng một vị trí là khắc phục đƣợc khi biết điều chỉnh công suất T-DMB phù hợp (chênh lệch nhau 15dB), khả năng nhiễu đồng kênh giữa truyền hình tƣơng tự và T- DMB cũng giảm theo các khuyến nghị đƣa ra.

- Chất lƣợng thu T-DMB trong các điều kiện môi trƣờng khác nhau của Việt Nam nhƣ khu vực nhiều nhà cao tầng, trong nhà, trong ôtô hay gắn trên xe buýt cũng khá tốt.

- Các tham số kỹ thuật máy phát T-DMB và khả năng điều chỉnh cũng dễ kiểm tra, điều chỉnh. Thiết bị đầu cuối cũng đã khá phong phú, nhiều nhà sản xuất đang quan tâm thị trƣờng Việt Nam.

- Mô hình mạng đơn tần diện hẹp (trong thành phố) cũng đã đƣợc nghiên cứu. Dựa trên kết quả thử nghiệm thu đƣợc, Đài THVN đang lập dự án triển khai T- DMB mạng đơn tần trên toàn quốc và Bộ Thông tin và Truyền thông đang xem xét cấp phép.

KẾT LUẬN:

Truyền hình số di dộng mặt đất có 3 tiêu chuẩn T-DMB, DVB-H, MediaFlo hiện đang đƣợc sử dụng khá phổ biến tại một số nƣớc. Các tiêu chuẩn này có những đặc điểm khác nhau, nhƣng có điểm chung nội bật là đều dùng phƣơng thức điều chế phát là OFDM, có thể sử dụng để thiết kế mạng theo mô hình mạng đơn tần. Hiện nay, rất nhiều nƣớc đã triển khai phát sóng truyền hình số di động mặt đất thành công, thu đƣợc lợi nhuận và Việt Nam thì đang thử nghiệm T-DMB, DVB-H.

CHƢƠNG 2. NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CAN NHIỄU GIỮA TRUYỀN HÌNH SỐ DI ĐỘNG VỚI CÁC HỆ THỐNG TRUYỀN HÌNH KHÁC VÀ

NGƢỢC LẠI

Truyền hình di động DVB-H sử dụng cùng chung cơ sở hạ tầng với mạng DVB- T đã có trƣớc nên tối thiểu đƣợc cơ sở hạ tầng khi triển khai DVB-H cung cấp các dịch vụ truyền hình cho di động. Thêm vào đó, truyền hình di động DVB-H có thể chia sẻ các bộ hợp kênh quảng bá với truyền hình số mặt đất DVB-T; DVB-H có tần số vô tuyến RF tƣơng thích với DVB-T và có thể chia sẻ cùng môi trƣờng vô tuyến. Vì vậy, một số tỷ số bảo vệ của truyền hình số DVB-T có thể ứng dụng cho truyền hình số di động DVB-H. Theo khuyến nghị BT.1368-4 và SM.1792 đƣa ra một số bảng tỷ số bảo vệ mong muốn DVB-T (áp dụng với DVB-H); T-DAB (áp dụng với T-DMB) với các tín hiệu truyền hình khác không mong muốn.

Một phần của tài liệu Đo kiểm đánh giá can nhiễu mạng truyền hình số di động (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)