Quy hoạch Phổ tần số VTĐ Quốc gia

Một phần của tài liệu Đo kiểm đánh giá can nhiễu mạng truyền hình số di động (Trang 34)

Ngày 23/10/2009, Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Phổ tần số vô tuyến điện Quốc gia, ban hành kèm theo quyết định số 125/2009/QĐ-TTg. Nội dung liên quan tới băng tần dành cho truyền hình nhƣ sau:

VTN 7A: Băng tần 470-585 MHz và 610-698 đƣợc ƣu tiên dành cho nghiệp vụ quảng bá và nghiệp vụ cố định, băng tần 585-610 MHz đƣợc ƣu tiên dành cho nghiệp vụ quảng bá. Khuyến khích việc số hóa truyền hình các đoạn băng tần trên.

VTN 7B: Băng tần 790-806MHz sẽ đƣợc sử dụng cho hệ thống thông tin di động IMT. Không sản xuất, không nhập mới để sử dụng tại Việt Nam các hệ thống thông tin vô tuyến điện khác trong đoạn băng tần này. Các tố chức, cá nhân hiện đang sử dụng các hệ thống vô tuyến điện trên băng tần này phải có kế hoạch chuyển đổi.

KẾT LUẬN:

Quy hoạch truyền dẫn phát sóng PTTH ra đời làm cơ sở cho việc quy hoạch tần số truyền hình số. Với số lƣợng nhà khai thác truyền dẫn phát sóng PTTH tối đa là 8 nhà khai thác và trong đó xác định 2-3 nhà khai thác toàn quốc.

- Thời gian dự kiến ngừng phát sóng truyền hình tƣơng tự: tới năm 2015 ngừng phát sóng truyền hình tƣơng tự tại các thành phố lớn đủ điều kiện. Tới năm 2020 ngừng phát sóng truyền hình tƣơng tự trên toàn quốc.

- Áp dụng bộ tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất tiêu chuẩn Châu Âu (DVB-T) và các phiên bản tiếp theo để triển khai cho truyền hình số mặt đất tại Việt Nam.

- Thúc đẩy và mở rộng việc số hóa truyền hình, cung cấp dịch vụ truyền hình phân giải cao HDTV cùng với cung cấp dịch vụ truyền hình số tiếu chuẩn SDTV, truyền hình số di dộng.

- Băng tần 470-698MHz đƣợc ƣu tiên cho việc số hóa truyền hình.

Hiện tại, Cục Tần số đang cấp phép truyền hình số cho Tổng công ty Truyền thông đa phƣơng tiện (VTC) trên toàn quốc.

Bảng 1.6: Các kênh truyền hình số cấp phép cho VTC

STT Tần số Tỉnh, thành

1 514MHz; 578MHz; 554MHz; Hà Nội,

2 746MHz; 754MHz; 618MHz; 698MHz Hồ Chí Minh,

3 594MHz; 602MHz; 618MHz; Đà Nẵng,

4 570MHz; 578MHz; Thừa Thiên Huế

5 586MHz; 594MHz; Khánh Hoà, 6 610MHz; 738MHz; 618MHz; Cần Thơ, 7 474MHz; 538MHz; 546MHz; Hải Phòng, 8 514MHz; 506MHz; Kiên Giang, 9 586MHz; 594MHz; 554MHz; 562MHz; Nghệ An, 10 546MHz; 538MHz; Ninh Bình, 11 594MHz; 586MHz; Thanh Hoá, 12 586MHz; 594MHz; Quảng Bình, 13 594MHz; 586MHz; Quảng Trị, 14 538MHz; 546MHz; Bình Định, 15 586MHz; 594MHz; Đắc Lắc, 16 594MHz; 754MHz; Đồng Tháp, 17 586MHz; 594MHz; Cà Mau,

18 586MHz; 594MHz; Ninh Thuận, 19 538MHz; 546MHz; 474MHz; 482MHz; Yên Bái, 20 538MHz; 546MHz; Điện Biên, 21 538MHz; 546MHz; Cao Bằng, 22 538MHz; 546MHz; 482MHz; 490MHz; Bắc Cạn 23 538MHz; 546MHz; Hà Giang, 24 538MHz; 546MHz; Lào Cai, 25 538MHz; 546MHz; 474MHz; 482MHz; Sơn La, 26 634MHz; 642MHz; 474MHz; 482MHz; Tuyên Quang, 27 586MHz; 594MHz; Hà Tĩnh, 28 634MHz; 642MHz; Sóc Trăng, 29 594MHz; 602MHz; Bình Thuận, 30 538MHz; 546MHz; Quảng Ngãi, 31 538MHz; 546MHz; Thái Bình, 32 538MHz; 546MHz; Thái Nguyên, 33 538MHz; 546MHz; Lạng Sơn, 34 746MHz; 730MHz; Vĩnh Long, 1.4 ... TÌN H HÌNH TRIỂN KHAI TRUYỀN HÌNH DI ĐỘNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

1.4.1 ... Tình hình triển khai truyền hình số di động trên thế giới hình triển khai truyền hình số di động trên thế giới

Tại Đức: Triển khai cả DVB-H và T-DMB

- DVB-H: tháng 5/2004 thử nghiệm tại Berlin phát sóng trên 2 máy phát công suất 10Kw và 5Kw trên kênh 59 với chế độ 8k, 16QAM, GI=1/8, không sử dụng MPE-FEC, tốc độ truyền 1 kênh DVB-H lên đến 4Mb/s đƣợc hợp kênh và phát trên cùng máy phát DVB-T, kết quả thử nghiệm đã thành công, tín hiệu thu tốt, chất lƣợng hình ảnh cao. Năm 2007, triển khai các dịch vụ thƣơng mại trên truyền hình di động. Qúi I,II năm 2008 triển khai truyền hình số di động trên diện rộng.

- SFN- DAB: triển khai tại vùng Baravia từ năm 1992, phát trên kênh 12, gồm 7 máy phát và khoảng cách giữa các máy phát cạnh nhau xa nhất là 80km; năm 1997 lại triển khai thêm tại vùng Nordrhein-Westfalen, phát trên kênh 12D với nhiều máy phát công suất dƣới 1000w.

- T-DMB: thử nghiệm phục vụ WoldCup 2006. Đến năm 2007 bắt đầu kinh doanh thƣơng mại trên T-DMB và hiện nay có 8 thành phố đã triển khai T-DMB trong đó có Munich.

- DVB-H (QPSK, tốc độ mã 1/2, khoảng bảo vệ 1/8 và tốc độ lến tới 5,524912Mbit/s) với mạng đơn tần gồm 11 máy phát công suất từ 200w lên 2,5kw phát trên kênh 28 cho vùng Stockholm và vùng ngoại ô Sundbyberg.

- T-DMB: thì triển khai trên băng VHF với 2-3 máy phát.

Anh: Thử nghiệm T-DMB từ năm 2006. Hiện tại, băng VHF đƣợc sƣ̉ dụng cho cả dịch vụ T -DAB và T -DMB với phân kênh chuẩn 7MHz, tuy nhiên đang quan tâm nhiều cho T-DAB và kế hoạch sẽ có 500 trạm phát T-DAB đi vào hoạt động vào cuối năm 2009.

Hà Lan: Đã cấp giấy phép thiết lập mạng nhƣng với tiêu chí “công nghệ trung lập”, vì thế hiện nay đã và đang triển khai T-DAB, T-DMB, T-DAB+, DVB-T2.

Australia: Bắt đầu thử nghiệm truyền hình di động tiêu chuẩn DVB-H vào tháng 07/2005 (có 3 nhà khai thác thử nghiệm) và 01 nhà khai thác thử nghiệm truyền hình di động theo tiêu chuẩn T-DMB; Thử nghiệm trên kênh 29, băng thông 7MHz, với 1 máy phát, công suất 80Kw, sử dụng điều chế không phân cấp. Thử nghiệm Pha 1: chế độ 8k, không sử dụng MPE-FEC, FEC: 1/2, QPSK, GI: 1/8, Thử nghiêm Pha 2: chế độ 4k, không sử dụng MPE-FEC, FEC: 1/2, QPSK, GI: 1/8. Hiện triển khai DVB- H với cấu hình mạng đơn tần tại khu vực phía bắc với 03 máy phát (SugarLoaf:221kW, Cooks Hill: 110W, Cent.Lookout:56W) và khu vực phía nam với 03 máy phát (Wyrra Trig 948W; Bouddi Pen: 1237W; Rumbulara 93W).

Tại Hàn Quốc: Phát thử nghiệm truyền hình di động tiêu chuẩn T-DMB vào mùa thu năm 2003 và triển khai dịch vụ này vào tháng 12/2005. Thị trƣờng máy thu T- DMB tại Hàn Quốc phát triển rất nhanh. Hiện có 6 nhà khai thác truyền dẫn và phân chia thành 7 khu vực. Cuối năm 2006, số thuê bao khoảng hơn 1 triệu máy thu T-DMB đƣợc bán ra, đến nay (1/2009) đã tăng lên 13 triệu thuê bao và các chƣơng trình phát trên T-DMB là phát thanh, truyền hình không phải trả tiền.

Tại Philippin: Bắt đầu thử nghiệm truyền hình di động tiêu chuẩn DVB-H vào ngày 11/03/2007, dự kiến sẽ đầu tƣ 50 triệu đô cho 3 năm tiếp theo để phát triển dịch vụ này. Philippin sử dụng 3 máy phát công suất từ 200w đến 1Kw để phát thử nghiệm, phát sóng trên kênh 47, độ rộng 6Mhz, mạng đơn tần, điều chế không phân cấp, với các tham số kỹ thuật: 8k, QPSK, 3/4.

Tại Đài Loan: Bắt đầu thử nghiệm truyền hình di động tiêu chuẩn MediaFLO vào giữa năm 2007.

Tại Indonexia: Tháng 6/2006 bắt đầu triển khai thử nghiệm truyền hình di động tiêu chuẩn DVB-H. Hiện nay đang thử nghiệm tại Jakarta tiêu chuẩn truyền hình di động T-DMB.

Malaysia: đã thử nghiệm cả DVB-H, T-DMB, MediaFlo và hiện nay đang sử dụng DVB-H và T-DMB.

Singapore: Đang sử dụng DVB-H với cấu trúc mạng đơn tần 10 máy phát, phát trên kênh 37 (Alexandra Point, Bedok, Bukit Batok, Hougang, Pasir Ris, Senoko,

Tampines, Toa Payoh, Westin Stamford, Yishun).

Trung Quốc: Triển khai truyền hình di động mặt đất về bản chất là DMB nhƣng có lai tạo gắn thêm đặc thù của Trung Quốc nhƣ thay đổi tốc độ mã, độ dài khung, cấu trúc khung …, đƣợc gọi là: DTMB. Tháng 9/2006 bắt đầu triển khai DAB/DMB tại Bắc Kinh với 20 chƣơng trình phát thanh, 4 chƣơng trình TV và 2 dịch vụ truyền dữ liệu, phát sóng tại VHF. Sau đó đã đầu tƣ 20 triệu đô la vào phát triển thêm mạng DAM/DMB để phục vụ cho Olympic 2008 tại Trung Quốc, và trƣớc khi Olympic diễn ra có hơn 1 triệu thuê bao DAB/DMB và nhiều nhà máy đã tập trung sản xuất các thiết bị là sản phẩm của DAB/DMB. Hiện nay, tại tỉnh Quảng Đông cũng đã triển khai DAB/DMB với cấu hình mạng đơn tần sử dụng 03 máy phát (bắt đầu từ tháng 5/2007).

Ấn độ: T-DMB đã đƣợc thử nghiệm từ tháng 10 năm 2006 tại thủ đô Deli và thành phố Mumbai.

Ngoài ra, DVB-H đang đƣợc nhiều nƣớc Châu Âu nghiên cứu triển khai và T-DMB cũng đang đƣợc các nƣớc Nam Mỹ và Mexico quan tâm nghiên cứu.

Đối với MediaFlo cũng đã đƣợc nhiều nƣớc Châu Âu, Châu Á, Úc thử nghiệm. Tuy nhiên, tính đến nay mới chỉ có Mỹ triển khai trên diện rộng với cấu trúc mạng đơn tần (toàn quốc) phát sóng trên kênh 55 (716-722MHz) và tập đoàn viễn thông KCCI của Nhật Bản triển khai mạng đơn tần tại một số thành phố lớn của Nhật Bản nhƣ Tokyo, Osaka…

Hình 1.13: Chia sẻ thị trƣờng máy thu T-DMB tại Hàn Quốc.[15]

Hình 1.14: Phát triển dự án thuê bao truyền hình di động ( số lƣợng thuê bao lần lƣợt theo dự báo của Infoma Telecom&Media, Juniper Research và TeleAnalytics ).

1.4.2 ... Tình hình triển khai truyền hình số di động tại Việt Nam hình triển khai truyền hình số di động tại Việt Nam

Tiêu chuẩn DVB-H: Việt Nam là nƣớc đầu tiên tại Châu á và là nƣớc thứ hai (sau Phần Lan) triển khai phát sóng truyền hình số di động (do Nokia hỗ trợ). Cuối năm 2006, VTC đã đƣợc cấp phép thử nghiệm truyền hình số di động tiêu chuẩn DVB-H, 1 máy phát kênh 31, công suất 1Kw tại Hà Nội, 1 máy phát kênh 21, công suất 1Kw tại Hải Phòng và 1 máy phát kênh 39, công suất 1kW tại TP. Hồ Chí Minh phục vụ hội nghị APEC. Sau đó đến cuối năm 2007 xin thử nghiệm tại Đà Nẵng, Cần

Thơ trên kênh 39. Bộ tham số VTC sử dụng: chế độ 2k, điều chế phân cấp 16QAM, trong đó DVB-H tín hiệu ƣu tiên cao, điều chế QPSK, FEC=1/2, GI=1/8, MPE- FEC=3/4. Kết quả đƣợc đánh gia nhƣ sau:

- Không có can nhiễu với các kênh tƣơng tự là đồng kênh hay kênh liền kề (kênh 31 tại Hà Nội với kênh 30 Bắc Giang).

- Vùng phủ sóng outdoor rất tốt, vùng phủ indoor tốt.

- Một số thuê bao đã sử dụng dịch vụ này nhƣng số liệu không nhiều.

- Tiến độ triển khai tiếp của VTC là rất chậm, chỉ tập trung chủ yếu vào khu vực lớn nhƣ Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh, chƣa có kế hoạch triển khai tổng thể (hiện chƣa có báo cáo kết quả thử nghiệm).

- Thiết bị đầu cuối đắt, và không phổ biến tại Việt Nam nên chƣa thu hút đƣợc nhiều khách hàng.

Tiêu chuẩn T-DMB: Đài THVN đƣợc cấp phép thử nghiệm 01 năm từ 10/2008 để thử nghiệm T-DMB tại Hà Nội. Kênh tần phát thử nghiệm kênh 10 (206-214MHz), tần số trung tâm nằm ở khe trống giữa K9 và K11 (198-222MHz), phát sóng dùng chung cột anten với Đài THVN, 43 đƣờng Nguyễn Chí Thanh. Quá trình thử nghiệm: tăng dần công suất phát, kiểm tra các thông số, kiểm tra khả năng can nhiễu để xử lý, tăng dần số lƣợng chƣơng trình, kiểm tra chất lƣợng tín hiệu thu đƣợc trong điều kiện môi trƣờng có nhiều nhà bê tông cao tầng, nhiều nhà có mái tôn ở nội thành, thiết bị cầm tay và lắp trên xe ôtô, đặc biệt là các anten lắp trên các xe buýt và nghiên cứu khả năng thiết lập mạng đơn tần T-DMB.

Sau hơn 01 năm thử nghiệm Đài THVN (Trung tâm Dịch vụ Công nghệ Truyền hình) đã báo cáo kết quả:

- Khả năng can nhiễu kênh liền kề giữa truyền hình tƣơng tự và T-DMB phát cùng một vị trí là khắc phục đƣợc khi biết điều chỉnh công suất T-DMB phù hợp (chênh lệch nhau 15dB), khả năng nhiễu đồng kênh giữa truyền hình tƣơng tự và T- DMB cũng giảm theo các khuyến nghị đƣa ra.

- Chất lƣợng thu T-DMB trong các điều kiện môi trƣờng khác nhau của Việt Nam nhƣ khu vực nhiều nhà cao tầng, trong nhà, trong ôtô hay gắn trên xe buýt cũng khá tốt.

- Các tham số kỹ thuật máy phát T-DMB và khả năng điều chỉnh cũng dễ kiểm tra, điều chỉnh. Thiết bị đầu cuối cũng đã khá phong phú, nhiều nhà sản xuất đang quan tâm thị trƣờng Việt Nam.

- Mô hình mạng đơn tần diện hẹp (trong thành phố) cũng đã đƣợc nghiên cứu. Dựa trên kết quả thử nghiệm thu đƣợc, Đài THVN đang lập dự án triển khai T- DMB mạng đơn tần trên toàn quốc và Bộ Thông tin và Truyền thông đang xem xét cấp phép.

KẾT LUẬN:

Truyền hình số di dộng mặt đất có 3 tiêu chuẩn T-DMB, DVB-H, MediaFlo hiện đang đƣợc sử dụng khá phổ biến tại một số nƣớc. Các tiêu chuẩn này có những đặc điểm khác nhau, nhƣng có điểm chung nội bật là đều dùng phƣơng thức điều chế phát là OFDM, có thể sử dụng để thiết kế mạng theo mô hình mạng đơn tần. Hiện nay, rất nhiều nƣớc đã triển khai phát sóng truyền hình số di động mặt đất thành công, thu đƣợc lợi nhuận và Việt Nam thì đang thử nghiệm T-DMB, DVB-H.

CHƢƠNG 2. NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CAN NHIỄU GIỮA TRUYỀN HÌNH SỐ DI ĐỘNG VỚI CÁC HỆ THỐNG TRUYỀN HÌNH KHÁC VÀ

NGƢỢC LẠI

Truyền hình di động DVB-H sử dụng cùng chung cơ sở hạ tầng với mạng DVB- T đã có trƣớc nên tối thiểu đƣợc cơ sở hạ tầng khi triển khai DVB-H cung cấp các dịch vụ truyền hình cho di động. Thêm vào đó, truyền hình di động DVB-H có thể chia sẻ các bộ hợp kênh quảng bá với truyền hình số mặt đất DVB-T; DVB-H có tần số vô tuyến RF tƣơng thích với DVB-T và có thể chia sẻ cùng môi trƣờng vô tuyến. Vì vậy, một số tỷ số bảo vệ của truyền hình số DVB-T có thể ứng dụng cho truyền hình số di động DVB-H. Theo khuyến nghị BT.1368-4 và SM.1792 đƣa ra một số bảng tỷ số bảo vệ mong muốn DVB-T (áp dụng với DVB-H); T-DAB (áp dụng với T-DMB) với các tín hiệu truyền hình khác không mong muốn.

2.1 Ảnh hƣởng can nhiễu giữa truyền hình di động DVB-H và các hệ thống truyền hình khác và ngƣợc lại truyền hình khác và ngƣợc lại

Khuyến nghị của Tech 3317 của Châu Âu ( Tháng 07/2007 )

Theo khuyến nghị của Tech 3317 của Châu Âu (Tháng 07/2007) có đƣa ra các tỷ số bảo vệ tính toán can nhiễu giữa truyền hình số di động DVB-H với các hệ thống quảng bá khác. Tuy nhiên, Đề tài đƣa ra nghiên cứu về can nhiễu giữa truyền hình tƣơng tự với truyền hình số di động DVB-H hiện tại có khả năng xảy ra tại Việt Nam.

Can nhiễu giữa các kênh truyền hình tương tự với DVB-H.

Tỷ số bảo vệ cho DVB-H bị can nhiễu bởi tín hiệu truyền hình tƣơng tự: Hiện tại chƣa có thông tin về việc ảnh hƣởng của truyền hình tƣợng tự lên tín hiệu DVB-H, việc xét ảnh hƣởng can nhiễu này đang đƣợc nghiên cứu thêm. Vì vậy, trong đề tài

này để xem xét ảnh hƣởng can nhiễu của DVB-H với truyền hình tƣơng tự, lấy các giá trị bảo vệ của DVB-T bị ảnh hƣởng can nhiễu bởi truyền hình tƣơng tự:

Bảng 2.1: DVB-H cùng kênh truyền hình tƣơng tự[11] Điều chế QPSK 16-QAM 64-QAM Tỷ lệ mã 1/2 2/ 3 3/ 4 5/ 6 7/ 8 1/ 2 2/ 3 3/ 4 5/ 6 7/ 8 1/ 2 2/ 3 3/ 4 5/ 6 7/8 Tỷ số -12 -8 -4 3 9 -8 -3 3 9 16 -3 3 9 15 20

Bảng 2.2: Kênh kề dƣới (N-1) với truyền hình tƣơng tự [11]

Điều chế Tỷ lệ mã Tỷ số

16-QAM 1/2 -43

64-QAM 1/2 -38

64-QAM 2/3 -34

Bảng 2.3: Kênh kề trên (N+1) với truyền hình tƣơng tự[11]

Điều chế Tỷ lệ mã Tỷ số

QPSK 2/3 -47

16-QAM 2/3 -43

64-QAM 2/3 -38

Một phần của tài liệu Đo kiểm đánh giá can nhiễu mạng truyền hình số di động (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)