IV. QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VỀ CÁC CHÍNH SÁCH THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP.
1.5 Vấn đề giải quyết việc làm cho người bị thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp:
các khu công nghiệp:
Theo số liệu của Trường Đại học kinh tế quốc dân, kết quả thu hồi đất đã cho ra đời nhiều khu công nghiệp và khu chế xuất. Đến năm 2003, cả nước có 131 khu công nghiệp và khu chế xuất đã được quy hoạch phát triển, trong đó có 91 khu công nghiệp và 3 khu chế xuất đã được chính thức thành lập với tổng diện tích 18 240 ha. Ngoài ra có 124 cụm công nghiệp và khu công nghiệp vừa và nhỏ ở 19 tỉnh, thành phố với diện tích 6500 ha. Việc thu hồi đất thời gian qua đã góp phần rất lớn vào việc thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa và đưa tốc độ phát triển kinh tế của nước ta nhanh như hiện nay. Các khu công nghiệp đã thu hút được hàng chục ngàn dự án đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài với vài chục tỉ USD và hàng trăm ngàn tỉ đồng. Hàng triệu lao động đã được giải quyết việc làm với thu nhập cao hơn, ổn định hơn. Đứng trên quan điểm phát triển, việc thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp chính là điều kiện và thời cơ tốt nhất để chuyển một bộ phận quan trọng lực lượng lao động nông thôn, là khu vực có năng suất lao động thấp, sang công nghiệp và dịch vụ. Các tỉnh, thành phố đã có thành tích thu hút được nhiều lao động làm việc trong khu công nghiệp là Đồng Nai: 190000 người, Hà Nội: 15000 người, Đà Nẵng:14500 người, Bình Dương: 12000 người.
Bên cạnh những thành tựu đó, việc thu hồi đất cũng đã và đang đặt ra nhiều vấn đề bức xúc, nhất là trong lĩnh vực giải quyết việc làm, thu hút lao động nông nghiệp bị mất việc khi thu hồi đất. Theo khảo sát của Bộ Lao động – Thương binh xã hội, trung bình mỗi hộ nơi thu hồi đất có 1,5 lao động bị mất việc làm và trung bình mỗi ha đất nông nghiệp bị thu hồi có 13 lao động bị mất việc làm. Như vậy, với 157 000ha đất đã được chuyển đổi trong giai đoạn 2001-2004 thì có 20.41 vạn lao động đang cần phải chuyển đổi nghề nghiệp. Tới nay, nhiều người trong số đó vẫn chưa có việc làm. Do người nông dân chưa biết qua một nghề nào khác ngoài nông nghiệp nên rất khó khăn cho họ có thể kiếm một việc làm và họ gia nhập đội quân thất nghiệp hoặc ngay trên mảnh đất của mình nay đã trở thành khu công nghiệp hoặc di dân lên thành thị. Hiện tượng này đang rất phổ biến, nhất là ở các vùng ven đô, những nơi không có nghề truyền thống. Người dân sau khi bán hết ruộng đất hay nhận được tiền bồi thường từ khoản đất bị thu hồi, họ thi nhau mua xe, xây nhà thì hết tiền sinh sống, cũng không có chi phí đầu
tư cho chuyển đổi nghề nghiệp. Chúng ta cần có những biện pháp và chính sách cụ thể để giải quyết vấn đề phát sinh, thậm chí thực hiện ngay việc đào tạo chuyển đổi nghề cho người nông dân song song với việc xây dựng các khu công nghiệp.