Nghiệp Công nghiệp

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp của vấn đề thu hồi đất nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội (Trang 31 - 34)

Năm 1996, cơ cấu lao động nông thôn phân theo ngành như sau: trong nông, lâm, ngư 82,3%; công nghiệp, xây dựng 6,8%; dịch vụ 10,9%. Con số này thay đổi tương ứng qua các năm là 79%, 8%, 13% (năm 2000) và 68%, 5%, 17% (theo số liệu mới nhất của năm 2007), tức là bình quân mỗi năm lao động nông nghiệp chỉ giảm được trên 1%.

Nhìn chung lao động nông thôn đa số còn trẻ, chiếm tỷ trọng cao trong tổng lao động xã hội, song sự chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn tuy đã theo hướng tích cực nhưng còn chậm. Chuyển dịch dưới nhiều hình thức (trong nhiều lĩnh vực và từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp) nhưng không đồng đều, không hoàn toàn cùng nhịp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Lao động trong các nhóm ngành kinh tế 54.62%5 544 22.99% 22.39 % N-Lâm

nghiệp Công nghiệp

dich vụ Tình trạng việc làm 73.5 % 11.4% 15.1%

Ðủ V.lam Thiếu V.làm Không V.làm, T.nghiệp

Những năm gần đây, khi có chính sách thu hồi đất, phát triển kết cấu hạ tầng, đô thị hóa ở các địa phương thì cơ cấu lao động nông thôn đã bị tác động nhất định. Lường trước những yếu tố tác động đến đời sống của người dân, chính quyền các địa phương trước khi thu hồi đất đều đã ban hành nhiều chính sách cụ thể đối với người dân có đất bị thu hồi như bồi thường, hỗ trợ giải quyết việc làm, đào tạo chuyển đổi nghề, hỗ trợ nghề cũ... theo luật và các văn bản chỉ đạo của Chính phủ như: Luật Đất đai năm 2003, Nghị định số 197/2004/NĐ-CP về bồi dưỡng, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, Nghị quyết số 01/2004/NQ-CP về một số giải pháp chủ yếu tập trung chỉ đạo, điều hành thực hiện ngân sách nhà nước năm 2004... Vì vậy, đã có một số lượng lao động nông nghiệp nhất định chuyển sang làm việc ở các ngành phi nông nghiệp như công nghiệp, dịch vụ, góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo hướng tích cực.

Tuy nhiên, có thể nói trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật của lao động nông thôn hiện nay thấp hơn so với mặt bằng chung của cả nước đã là một vấn đề, câu chuyện còn cấp bách hơn là đào tạo không kịp và không đáp ứng đủ nhu cầu của phát triển công nghiệp, dịch vụ mới là cần phải bàn. Trên 83% số lao động nông thôn chưa từng qua trường lớp đào tạo chuyên môn kỹ thuật nào, khoảng 18,9% số lao động nông thôn trình độ văn hóa tiểu học. Về thể lực của lao động nông thôn ở độ tuổi 20 -24, thống kê năm 2007 cho thấy, chỉ có 75% số lao động có thể lực bình thường, 23,6% gầy, 1,4% thừa cân. Vì thế, tuy đa số lao động nông nghiệp, nông thôn ở lứa tuổi trẻ, nhưng khả năng chuyển đổi nghề nghiệp, cơ hội tìm kiếm việc làm của nhóm người này rất thấp khi họ bị thu hồi đất. Bên cạnh đó, các kênh thông tin việc làm và giao dịch ở nông thôn chưa phát triển, vai trò của các tổ chức giới thiệu việc làm còn mờ nhạt, các tổ chức chính quyền ở một số nơi chưa thực sự quan tâm đúng mức, thường do người dân tự lo là chủ yếu, nên người lao động ở nông thôn hay tìm kiếm việc làm qua gia đình, họ hàng, bè bạn... Ngoài ra, sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở một số địa phương chậm, làng nghề ít phát triển, gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ. Tất cả những lý do này làm cho sự chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn vốn đã chậm chạp, sau khi thu hồi đất nông nghiệp, lao động nông nghiệp dôi dư nhiều hơn, lại càng gặp nhiều thách thức.

Trên thực tế, sau khi bị thu hồi đất, có tới 67% số lao động nông nghiệp vẫn giữ nguyên nghề cũ, 13% chuyển sang nghề mới và có tới 25% -30% không có việc làm hoặc không có việc làm ổn định. Thực trạng này là nguyên nhân chính của 53% số dân bị thu hồi đất có thu nhập giảm so với trước. Trung bình mỗi hộ bị thu hồi đất có 1,5 lao động rơi vào tình trạng không có việc làm, mỗi héc-ta đất sản xuất nông nghiệp bị thu hồi có tới 13 lao động mất việc phải tìm cách chuyển đổi nghề nghiệp (cá biệt ở địa phương như Hà Nội có tới gần 20 người lao động bị mất việc).

1.4 Tác động đến đời sống người dân.

Tại Hà Nội sau hơn 10 năm xây dựng khu công nghiệp mới giật mình nhận ra rằng, có quá nhiều khu công nghiệp được xây dựng quá gần trung tâm thành phố. Do thiếu tầm nhìn vĩ mô của các nhà quy hoạch mà khi thành phố mở rộn, một cuộc di dời tốn kém lại được bắt đầu. Một khu công nghiệp tập trung đa ngành, vì vậy, vấn đề xử lí rác thải hết sức khó khăn, ô nhiễm môi trường đã đến mức báo động đỏ. Do thu hồi lượng đất nông nghiệp rất lớn cho xây dựng khu công nghiệp nên đẩy một lượng lớn nông dân thành người thất nghiệp, gây khó khăn cho chính họ và cho quản lí xã hội. Đâu đâu cũng mọc lên các khu công nghiệp mỗi địa phương tự phát triển tùy thuộc vài điều kiện thiên thời, địa lợi với nhiều ngành nghề na ná nhau, dẫn đến tình trạng dẫm đạp, chèn ép nhau. Việc hô hào mở rộng khu công nghiệp nhằm khẳng định vai trò đầu tàu, dẫn đến quy hoạch khu công nghiệp tràn lan nhưng lại thiếu đầu tư cơ sở hạ tầng, giao thông, nhân lực,…nên nhà đầu tư không mặn mà, nhiều khu công nghiệp ở tình trạng “điù hiu hắt bong”. Từng tỉnh, thành phố đều có quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp nhưng lại không có quy hoạch chung cho cả vùng.

1.5 Tác động đến môi trường

Sự giao thông và chuyên chở của khu đô thị và vùng nông thôn lân cận đối nghịch nhau. Người đô thị ở các vùng gần đó sử dụng các con đường nông thôn để giao thông đi lại, trong khi nông dân dùng con đường này để phục vụ cho sản xuất, đời sống, lao động, thu hoạch. Nông dân bị chịu chung các hậu quả như bụi bặm, tiếng ồn,… gây nguy hại cho sức khỏe. Khi đất nông nghiệp mất đi thì giá trị đất nông nghiệp trở nên

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp của vấn đề thu hồi đất nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w