IV. QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VỀ CÁC CHÍNH SÁCH THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP.
1.3 Hạn chế của chính sách thu hồi đất nông nghiệp.
Trong công tác chuyển đổi mục đích sử dụng đất hiện nay, việc thu hồi đất đang bộc lộ nhiều nhược điểm gây ảnh hưởng tới tiến độ các công trình nói riêng và sự phát triển của nền kinh tế nói chung. Hiện nay việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất được thực hiện theo Luật Đất đai năm 2003, Luật Xây dựng 2003, Nghị định 181/2004 và Nghị định 197/2004. Trong khi đó, về chính sách thu hồi đất tuy đã xem xét đến từng mục đích sử dụng đất cụ thể nhưng lại chưa quan tâm đến cơ sở chung của mục đích đó là nhu cầu thu hồi đất để phục vụ cho công cuộc phát triển đất nước. Đây là nhược điểm đầu tiên của chính sách thu hồi đất hiện hành. Theo kinh tế học, đất đai cùng tiền vốn, lao động và công nghệ là bốn yếu tố cơ bản phục vụ sản xuất kinh doanh tạo thành sự phát triển. Vì vậy, người có đất bị thu hồi là người có đóng góp vào sự phát triển. Việc bồi thường và tái định cư khi thu hồi đất không phải là gánh nặng của phát triển mà là tạo cơ hội cho phát triển. Chỉ có trên quan điểm như vậy mới có được chính sách thu hồi đất công bằng. Nhược điểm thứ hai của chính sách hiện hành là việc thu hồi đất đơn thuần thực hiện bằng quyết định hành chính. Đất đai tuy thuộc quyền sở hữu toàn dân mà Nhà nước là người đại diện chủ sở hữu, nắm giữ quyền chiếm hữu, quyền định đoạt và trao quyền sử dụng cho người sử dụng đất. Nhưng nhà cùng các công trình xây dựng và các tài sản khác gắn liền với đất lại thuộc nhiều hình thức sở hữu, trong đó có sở hữu tư nhân và sở hữu chung.
Trước vấn đề này, tại Trung Quốc, các chuyên gia đang nghiên cứu việc áp dụng quyền tài sản vào luật pháp Trung Quốc để mở đường hơn nữa cho thị trường bất động sản, theo hướng đất đô thị thuộc sở hữu nhà nước và đất nông thôn thuộc sở hữu tập thể nông dân. Tham khảo ở một góc độ khác, Điều 545 Bộ Luật Dân sự Pháp quy định: “Không ai có thể bị buộc phải nhượng lại quyền sở hữu của mình, trừ phi vì lợi ích công cộng và với điều kiện được bồi thường trước một cách thỏa đáng”. Việc buộc phải nhượng lại quyền sở hữu vì lợi ích công cộng được gọi là truất quyền sở hữu (truất hữu). Việc truất hữu bao gồm 2 giai đoạn là giai đoạn hành chính để chuẩn bị và giai đoạn pháp lý để chuyển quyền sở hữu. Ngoài truất hữu, Pháp còn có thủ tục khác là “mua tranh” để phục vụ công tác thu hồi đất.
Từ những thực tế trên cho thấy việc thu hồi đất là một quy trình không thể chỉ đơn giản bằng cách ban hành các văn bản hành chính và thực hiện quyết định hành chính. Việc thu hồi đất tác động tới rất nhiều quan hệ trong xã hội, vì vậy cần được nghiên cứu cụ thể để đưa ra những quyết định, phương pháp xử lý phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh đặc thù.
Nhược điểm thứ ba là khâu thực hiện chính sách thu hồi đất hiện nay rất yếu kém, thiếu tính chuyên nghiệp, lại thường bị lợi dụng để tham nhũng hoặc phục vụ cho mục đích khác, gây thất thoát lãng phí tài sản nhà nước, làm thiệt hại quyền lợi của những người có đất bị thu hồi. Đây còn là nguyên nhân của những vụ khiếu kiện đông người và kéo dài. Những thực tế này thể hiện chính sách thu hồi đất hiện hành chưa thật sự công bằng, chưa đặt trên cơ sở pháp lý rõ ràng vững chắc và chưa được tổ chức thực hiện chuyên nghiệp, vì vậy cần được nhanh chóng đổi mới
Bộ NN&PTNT sau khi vạch ra những tồn tại trong quá trình thu hồi đất như: diện tích đất thu hồi hầu hết là vùng đất tốt, trong khi diện tích đất đền bù là đất xấu, xa khu dân cư và điều kiện hạ tầng khó khăn; Giá đền bù thường thấp hơn giá nhà đất khu tái định cư; Một số địa phương chạy theo phong trào phát triển khu công nghiệp, khu đô thị mà chưa cân nhắc tới hiệu quả dẫn tới hiện tượng quy hoạch “treo”’; Lao động bị thu hồi không đáp ứng được yêu cầu doanh nghiệp; Nhiều địa phương chưa chuẩn bị phương án trước để giải quyết việc làm cho nông dân
Nhàn cư vi bất thiện”, đã xuất hiện những tệ nạn xã hội như nghiện hút, cờ bạc, trộm cắp, mại dâm… ở các vùng nông thôn được “đô thị hoá”. Bên cạnh đó, những vấn đề về môi trường như ô nhiễm nguồn nước, giảm diện tích cây xanh, chất thải chưa được xử lý… cũng xuất hiện tại các khu công nghiệp , khu đô thị. Thực trạng đơn từ khiếu kiện liên tục, vượt cấp trong thời gian qua có liên quan nhiều đến chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng đất bị thu hồi.