Phương pháp thống kê, xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước trên địa bàn phường cam giá TP thái nguyên tỉnh thái nguyên (Trang 27)

- Các số liệu nghiên cứu được thống kê, xử lý trên máy tính bằng phần mềm Excel và biểu diễn trên bảng, biểu đồ.

- Kết quả nghiên cứu sau được so sánh với - QCVN 08:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt và QCVN 09:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ngầm.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của phường Cam Giá

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Hình 4.1 Vị trí địa lý

Phường Cam Giá nằm ở phía Nam của thành phố Thái Nguyên, cách trung tâm thành phố khoảng 8km. Theo số liệu thống kê đất đai năm 2013, diện tích tự nhiên của phường là 897,54ha, phân bố ở 32 tổ dân phố. Phường có vị trí như sau:

- Phía Đông giáp với huyện Phú Bình.

- Phía Tây giáp với phường Trung Thành, phường Phú Xá. - Phía Nam giáp với phường Hương Sơn.

Nằm trên địa bàn có sông Cầu, đường sắt cùng với nhiều tuyến đường trục chính khác như: Đường Cách Mạng Tháng 8, đường Lưu Nhân Chú... Đây là lợi thế của phường trong việc tiếp thu các thành tựu khoa học kỹ thuật, giao lưu văn hóa - chính trị và phát triển công nghiệp, thương mại - dịch vụ.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Phường Cam Giá có địa hình dạng đồi bát úp, xen kẽ là ruộng thấp trũng dễ ngập úng khi có lượng mưa lớn. Cao độ nền tự nhiên trung bình từ 20 - 25m , cao độ cao nhất từ 50 - 60m (thuộc đỉnh Gò Đồi). Hướng dốc từ Bắc xuống Nam, từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Nhìn chung địa hình của phường thuận lợi cho xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị.

4.1.1.3. Khí hậu, thời tiết

Phường Cam Giá có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mang đặc trưng của khí hậu miền Bắc nước ta. Trong một năm có bốn mùa rõ rệt: xuân - hạ - thu - đông.

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình trong năm đạt 22 - 230 C. Có sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khoảng 2 - 50C. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 27,70C và nhiệt độ trung bình thấp nhất 160C.

- Nắng: Số giờ nắng trong năm đạt 1.600 - .1.700 giờ. Tháng 5; 6; 7; 8 có số giờ nắng cao nhất (đạt 170 - 200 giờ) và tháng 2; 3 có số giờ nắng thấp nhất (đạt 40 - 50 giờ).

- Mưa: Lượng mưa trung bình năm là 1.764 mm, tập trung chủ yếu vào mùa mưa (tháng 6, 7, 8, 9) chiếm 85% lượng mưa cả năm, trong đó tháng 7; 8 có số ngày mưa nhiều nhất.

- Độ ẩm: Trung bình đạt khoảng 82%, nhìn chung không ổn định và có sự biến thiên theo mùa, cao nhất vào tháng 7; 8 lên đến 86 - 87%, thấp nhất vào tháng 3 là 70%.

- Gió: Hướng gió thịnh hành chủ yếu là gió mùa Đông Nam (từ tháng 4 đến tháng 10) và gió mùa Đông Bắc (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau).

- Bão: Do nằm xa biển nên phường ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão. Tóm lại: Với những phân tích như trên cho thấy phường nói riêng và thành phố Thái Nguyên nói chung ít chịu ảnh hưởng bất lợi của điều kiện thời tiết, khí hậu.

4.1.1.4. Địa chất, thủy văn

Hiện nay chưa có tài liệu khảo sát tổng thể địa chất công trình cho phường, tuy nhiên qua các báo cáo địa chất của một số công trình đã xây dựng cho thấy nền địa chất trên địa bàn phường khá ổn định, thuận lợi cho phát triển cơ sở hạ tầng và xây dựng nhà cao tầng. Tuy nhiên, ở khu vực ven sông Cầu khi xây dựng cần có sự khảo sát kỹ, đề phòng nguồn nước ngầm mạch nông ảnh hưởng đến chất lượng móng công trình.

Hệ thống thủy văn của phường chịu ảnh hưởng của sông Cầu (chiều dài chảy trên địa bàn khoảng 6,39km), suối Cam Giá (chiều dài 4,50 km), suối Dầu (chiều dài 5,20 km) và suối Loàng (chiều dài 2,2km). Chế độ dòng chảy của sông, suối phụ thuộc theo mùa và chế độ mưa. Nhìn chung hệ thống thủy văn thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, đa dạng hóa cây trồng và sinh hoạt của nhân dân.

4.1.1.5. Cảnh quan môi trường

Trên địa bàn phường có khu công nghiệp Gang Thép Thái Nguyên và một số cơ sở sản xuất, kinh doanh khác. Rác thải, nước thải được đưa trực tiếp ra môi trường bên ngoài nên chưa được xử lý hoặc xử lý chưa triệt để.

4.1.1.6. Tài nguyên đất

Trên địa bàn phường chủ yếu là đất phù sa, được bồi đắp bởi sông Cầu. Loại đất này có thành phần cơ giới trung bình, đất ít chua, hàm lượng dinh dưỡng khá, thích hợp cho phát triển nhiều loại cây trồng đặc biệt là cây trồng ngắn ngày như: lúa, ngô, đậu đỗ và các loại hoa màu.

4.1.1.7. Tài nguyên nước

a. Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt trên địa bàn phường Cam Giá được cung cấp bởi sông Cầu , suối Cam Giá, suối Dầu, suối Loàng và nước mưa tự nhiên (lượng mưa hàng năm khoảng 1.700 - 1.800mm). Nguồn nước mặt của phường chịu ảnh hưởng theo mùa, lượng nước dồi dào vào các tháng 6, 7, 8 hàng năm. Tuy nhiên, ngoài sông Cầu còn lại nước tại các suối hiện nay đang ô nhiễm nặng do nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp (đặc biệt là khu gang thép Thái Nguyên).

b. Nguồn nước ngầm: Trên địa bàn phường chưa có khảo sát, nghiên cứu đây đủ về trữ lượng và chất lượng nước ngầm, tuy nhiên qua đánh giá sơ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bộ của các hộ gia đình hiện đang khai thác sử dụng thông qua hình thức giếng khơi cho thấy mực nước ngầm có ở độ sâu 4 - 5m, còn ở các khu vực đồi từ 23 - 25m. Tuy nhiên nguồn nước ngầm dọc suối Loàng, suối Dầu, suối Cam Giá có chất lượng kém, không đủ tiêu chuẩn dùng cho sinh hoạt.

4.1.1.8. Tài nguyên rừng

Theo số liệu thống kê năm 2012, diện tích đất lâm nghiệp của phường có 81,78ha (trong đó toàn bộ là rừng sản xuất). Chất lượng rừng chủ yếu là rừng trung bình với các loại cây trồng chính như: bạch đàn, keo, phi lao... Trong những năm tới dự báo đất rừng sẽ giảm đi một diện tích khá lớn cho phát triển kinh tế và xây dựng công trình.

4.1.2. Điều kiện kinh tế - Xã hội

4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

* Khu vực kinh tế nông nghiêp

Được sự hỗ trợ giúp đỡ của các ngành, các cấp cùng với sự nỗ lực vượt khó khăn của nhân dân, sản xuất nông nghiệp phường Cam Giá đã có sự chuyển biến tích cực. Những ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật luôn được chọn lọc và đưa vào sản xuất với sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng lên qua từng năm đến năm 2013 giá trị sản xuất toàn ngành đạt khoảng 10 tỷ tăng 2 tỷ so với năm 2005.

- Trồng trọt: trong những năm gần đây mặc dù thời tiết có sự biến đổi thất thường xong được tăng cường đầu tư vật chất phục vụ sản xuất do vậy hàng năm vẫn đảm bảo 100% diện tích đất trồng lúa, màu đưa vào sử dụng. Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm giữ ổn định 374 ha trong đó diện tích lúa khoảng 277 ha còn lại là ngô và các loại cây màu khác... Đến năm 2013 năng suất lúa đạt 50,80 tạ/ha; cây ngô đạt 39,4 tạ/ha và các loại cây màu khác 15,5 tạ/ha. Tổng sản lượng lương thực của phường đạt 1.790 tấn tăng 344,50 tấn so với năm 2005. Giá trị canh tác đạt 25 triệu/ha.

Ngoài cây hàng năm, diện tích cây lâu năm, nhiều loại cây màu khác cũng phát triển khá mạnh, nhiều hộ đã mạnh dạn phá bỏ vườn tạp chuyển hướng trồng các loại cây có giá trị cao như: hoa đào (có khoảng hơn 10 nghìn gốc đào), cây cảnh, vườn cây ăn quả; trồng cỏ chăn nuôi...

- Chăn nuôi: Phát triển mô hình chăn nuôi có hiệu quả như nuôi heo, bò, gà theo hướng công nghiệp. Trên đại bàn phường hiện nay, đàn trâu, bò có 850 con, đàn lợn có 4000 con, đàn gia cầm có khoảng 20.000 con, công tác thú y được quan tâm, thường xuyên tổ chức tiêm phòng, phổ biến phòng bệnh giúp cho nhân dân chủ động phòng bệnh phát triển chăn nuôi.

- Thủy sản: Trong thời gian gần đây ngoài việc cải tạo ao, hồ nhỏ trong khu dân cư kết hợp với chăn nuôi, nhiều hộ gia đình chuyển khu vực đất trũng trồng lúa năng suất thấp sang mô hình nuôi trồng thủy sản phát triển theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp, bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực.

- Lâm nghiệp: Bằng các nguồn vốn Nhà nước đầu tư và huy động trong nhân dân, Cam Giá đã cơ bản trồng hết diện tích rừng khai thác. Hiện nay, trên địa bàn phường có nhiều khu vực phát triển kinh tế vườn đồi kết hợp bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế. Bên cạnh công tác trồng rừng, công tác quản lý rừng cũng đang được quan tâm hạn chế tối đa khả năng chặt phá rừng.

* Khu vực kinh tế công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Phát huy tiềm năng, phát huy thế mạnh, tạo môi trường thuận lợi khuyến khích các tổ chức kinh tế doanh nghiệp, các hộ gia đình đầu tư sản xuất kinh doanh với nhiều ngành nghề đa dạng, giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động trong phường.

* Khu vực kinh tế thương mại và du lịch

Hoạt động thương mại và du lịch trên địa bàn phường vẫn tăng trưởng khá và giữ được ổn định. Hoạt động của ngành tập trung chủ yếu ở chợ khu Tây, khu Đông và trên các tuyến đường Cách Mạng Tháng 8 và đường Lưu Nhân Chú... Cho đến nay trên địa bàn phường có khoảng 200 cơ sở kinh doanh thương mại (trong đó 25 doanh nghiệp và 175 hộ cá thể) so với năm 2005 tăng 10 cơ sở. Giá trị thương mại, du lịch đạt khoảng 50 tỷ đồng tăng 40% so với năm 2005.

4.1.2.2. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

* Thực trạng phát triển giao thông

Hiện trạng các tuyến đường trục chính trên địa bàn phường như sau: + Tuyến đường sắt chạy qua địa bàn phường dài 3,8 km.

+ Đường Cách Mạng Tháng 8 nối thành phố Thái Nguyên: Chiều dài chạy trên địa bàn phường là 3,15 km, nền đường rộng 36 m, được trải nhựa.

+ Các tuyến đường trục chính (đường đi thác Huống, đường Lưu Nhân Chú): Chiều dài khoảng 4km, nền đường rộng 6 - 10m, được trải nhựa.

Với tinh thần Nhà nước và nhân dân cùng làm, trong những năm qua giao thông trên địa bàn phường phát triển, đáp ứng nhu cầu đi lại và lưu thông hàng hóa của người dân. Cho đến nay trên địa bàn phường, các tuyến đường trục chính đã được trải nhựa, cơ bản xây dựng xong hệ thống đường bê tông liên tổ.

4.1.2.3. Văn hóa - giáo dục

Sự nghiệp giáo dục đào tạo của phường những năm qua đã có những bước phát triển cả về quy mô trường lớp và chất lượng dạy học, cơ sở vật chất ngày càng được được tăng cường, phong trào dạy tốt học tốt được giữ vững. Giai đoạn 2010 - 2012 luôn huy động 100% trẻ đến tuổi được đến trường, tỷ lệ lên lớp cấp tiểu học đạt 100% và trung học cơ sở đạt 96 - 98%. Hằng năm số giáo viên dạy giỏi của ba cấp học tăng 3 - 5%, số học sinh khá giỏi tăng 5 - 8%, trường tiểu học 5 năm liền đạt danh hiệu tiên tiến cấp tỉnh và được công nhận trường chuẩn quốc gia. Năm 2011 - 2012 phường có 1.455 học sinh (trong đó tiểu học có 364 em, mẫu giáo có 140 em, trung học cơ sở có 295 em). Tỷ lệ học sinh tiểu học lên lớp đạt 100%, trung hoc cở sở tốt nghiệp đạt 100%, lên lớp đạt 98,3%. Hiện tại phường có 1 trường THSC Cam Giá, 1 trường tiểu học và 3 điểm trường mẫu giáo, ngoài ra còn một số điểm trường mầm non tư thục khác. Diện tích chiếm đất 3,26 ha.

Cho đến nay phường có 1 trạm truyền thanh, mới hoàn thành 2 nhà văn hóa. Mặc dù có khó khăn về cơ sở vật chất song ngành văn hóa thông tin vẫn thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đến với nhân dân kịp thời. Hoạt động văn nghệ quần chúng tạo phong trào rộng rãi trong các tổ chức đoàn thể và nhân dân. Phường có 77% tổng số hộ đạt chuẩn văn hóa và 100% các tổ dân phố đăng ký nếp sống văn minh.

4.1.2.4. Y tế

Hiện nay phường có 1 trạm y tế với diện tích là 0,16 ha. Ngành y tế phường Cam Giá thường xuyên nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền, từng bước nâng cao khả năng khám chữa bệnh phục vụ nhân dân, thực hiện tốt các chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng, chương trình y tế quốc gia, chương trình tiêm chủng mở rộng, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em và các chương trình phòng chống dịch bệnh khác và vệ sinh môi trường.

4.1.2.5.Dân số và lao động

* Dân số

Hiện tại phường có 10.910 người (trong đó nam giới là 5.247 người; nữ giới là 5.123 người) với 2950 hộ gia đình, bình quân 3,69 khẩu/hộ, mật độ dân trung bình là 1.184 người/km2. Trên địa bàn phường chủ yếu là dân tộc Kinh (chiếm 95% dân số), ngoài ra còn dân tộc Sán Rìu, Nùng, Tày, Hoa... Phường có 32 tổ dân phố, trong đó dân số đông nhất là tổ 10 có 488 người, tổ 3 có 464 người và dân số thấp nhất là tổ 1 có 231 người. Năm 2013 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của phường là 1,1%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Lao động

Theo số liệu thống kê, đến cuối năm 2013 phường có 6.450 người ở độ tuổi lao động, trong đó ngành nông nghiệp có 1.690 người, các ngành phi nông nghiệp có 4.760 người. Có thể nói nguồn nhân lực của phường khá dồi dào song chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, số lao động không đào tạo qua trường lớp chiếm tỷ trọng khá lớn. Hàng năm UBND phường chú trọng công tác hướng nghiệp, dạy nghề và bằng các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, cho vay vốn để sản xuất, chương trình phát triển lâm nghiệp... Tuy nhiên tình trạng thiếu việc làm nhất là đối với thanh niên cũng như lực lượng lao động nông nghiệp vẫn là vấn đề bức xúc cần giải quyết [12].

4.2. Tổng quan về tài nguyên nước tại khu vực phường Cam Giá – Thành phố Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước trên địa bàn phường cam giá TP thái nguyên tỉnh thái nguyên (Trang 27)