Giải pháp kỹ thuật

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước trên địa bàn phường cam giá TP thái nguyên tỉnh thái nguyên (Trang 46)

- Quy hoạch hệ thống thoát nước thải:

Hiện tại trên địa bàn phường đã có hệ thống cống thải theo quy định của thành phố Thái Nguyên, tuy nhiên vẫn còn một số vùng công tác xây dựng vẫn chưa được hoàn thành. Cần phải nhanh chóng hoàn thiện công trình để chấm dứt hoàn toàn việc xả thải ra môi trường.

- Quy hoạch xử lý nước thải:

Phải xử lý nước thải trước khi xả vào sông hồ, kênh mương. Không đổ nước thải chưa xử lý vào hố để tự thấm hoặc để chảy tràn lan trên mặt đất. Nước thải cần được thu gom, xử lý trong khu xử lý tập trung trước khi thải ra môi trường.

- Quy hoạch bãi rác tập trung:

Tiến hành thu gom rác thải trên địa bàn phường theo hợp đồng dịch vụ. - Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt nhờ các loài thực vật thủy sinh như bèo, rau muống, rau ngổ,...

- Không lấn chiếm lòng sông, kênh rạch để xây nhà, chăn nuôi thủy sản. Việc nuôi trồng thủy sản trên các dòng nước mặt phải theo quy hoạch.

- Trong sản xuất nông nghiệp phải có chế độ tưới nước, bón phân phù hợp. Tránh sử dụng thuốc trừ sâu không rõ nguồn gốc. Nên áp dụng các phương pháp sinh học để tiêu diệt sâu bọ, côn trùng.

- Khai thác nguồn nước ngầm đúng kỹ thuật:

+ Khoan giếng đúng kỹ thuật: cần có hiểu biết về kỹ thuật khoan, hiểu biết sơ cấp về cấu trúc địa chất do đó khi muốn khoan giếng phải thuê đơn vị có chức năng hành nghề khoan.

+ Phải trám lấp giếng hỏng: Các giếng khoan hư hoặc không còn sử dụng phải trám lấp đúng quy trình kỹ thuật để tránh xâm nhập nước bẩn vào tầng chứa nước.

+ Có đới bảo vệ vệ sinh giếng: Các giếng khai thác nước phải cách xa nhà vệ sinh, hệ thống xả thải, hệ thống xử lý nước thải từ 10m trở lên. Không khoan giếng gần đường giao thông, không bố trí các vật dụng dễ gây ô nhiễm như hóa chất dầu nhớt,... gần khu vực giếng.

4.5.2. Giải pháp xã hội

Đây là những giải pháp huy động được quần chúng tham gia một cách tự giác vào công tác cải tạo ô nhiễm môi trường nước và có trách nhiệm bảo vệ môi trường vì lợi ích chung của toàn xã hội.

Để thực hiện được giải pháp này cần phải tổ chức các đợt điều tra tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường, ý thức và khả năng tham gia bảo vệ môi trường của người dân, những khó khăn và hạn chế của họ để có biện pháp giúp đỡ.

Để công tác môi trường là công tác quần chúng, mọi người phải có nhận thức, hiểu biết về môi trường. Tuyên truyền, giáo dục môi trường là một giải pháp cấp thiết nhưng cần tiến hành lâu dài, liên tục với nhiều hình thức khác nhau thông qua các phương tiện thông tin, truyền thông đại chúng như tivi, radio, các hình thức văn hóa nghệ thuật như kịch ngắn, hài kịch, ca nhạc,... cần được tuyên truyền nhiều lần để tạo thói quen tốt trong nếp sống hàng ngày, luôn nhắc nhở mọi người phải giữ gìn vệ sinh môi trường, không xả rác bừa bãi, tiết kiệm nước, ngăn chặn ô nhiễm môi trường nước.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Qua nghiên cứu đánh giá chất lượng môi trường nước mặt, nước ngầm tại phường Cam Giá – TP Thái Nguyên – tỉnh Thái Nguyên tôi rút ra một số kết luận như sau:

Môi trường nước mặt:

+ Tại suối Cam Giá: Chất lượng nước mặt tại suối Cam Giá nhìn chung là không tốt do hàm lượng Pb vượt mức giới hạn cho phép đã được quy định trong cột B1 của QCVN 08:2008/BTNMT là 1,468 lần. Ngoài ra các chỉ tiêu khác đều nằm trong mức đã được quy định.

+ Tại suối Loàng: Có thể nói chất lượng nước mặt tại suối Loàng khá tốt, tất cả các chỉ tiêu phân tích đánh giá đều nằm trong mức quy định tại QCVN 08:2008/BTNMT cột B1

+ Nước tại sông Cầu: Trên từng khu vực khác nhau mà hàm lượng các chỉ tiêu đánh giá khác nhau. Song nước trên sông Cầu đã có dấu hiệu ô nhiễm. Tại khu vực tiếp nhận nước suối Cam Giá nước sông Cầu đã bị ô nhiễm chì với hàm lượng cao gấp 1,2 lần QCVN 08:2008/BTNMT cột B1.

Môi trường nước ngầm:

+ Nước giếng khoan: Tất cả các chỉ tiêu phân tích đánh giá đều nằm trong mức giới hạn quy định của QCVN 09:2008/BTNMT. Không hề có dấu hiệu ô nhiễm tại khu vực được lựa chọn lấy mẫu

+ Nước giếng đào: Các chỉ tiêu đều nằm trong mức quy định của QCVN 09:2008/BTNMT. Song chỉ tiêu về asen tại khu vực này có dấu hiệu bị ô nhiễm khi hàm lượng As bằng với mức giới hạn cho phép của QCVN 09:2008/BTNMT.

5.2 Kiến nghị

Từ kết quả nghiên cứu trên, để nâng cao hiệu quả quản lý cũng như bảo vệ nguồn nước sinh hoạt tại phường Cam Giá tôi đưa ra một số đề nghị sau:

- Cần có những biện pháp giảm thiểu tối đa ô nhiễm do khu công nghiệp gây ra trên địa bàn phường

- Thường xuyên quan trắc đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt để có biện pháp bảo vệ được tốt.

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức về môi trường nói chung và môi trường nước cho người dân nói riêng.

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra các sai phạm và xử lý kịp thời.

- Xây dựng các hố chứa rác, nước thải tập trung có trạm xử lý nước thải. Đầu tư hỗ trợ người dân để họ có đủ khả năng xây dựng cống thải hợp vệ sinh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài nguyên và môi trường (2010) “Báo cáo môi trường Quốc gia năm 2010”, “Tổng quan môi trường Việt Nam”, Trích ngày 27/12/2011.

2. Bộ Tài nguyên và môi trường (2010) “Giáo trình Con người và môi trường”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

3. Bộ tài nguyên và môi trường (2008) “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 09:2008/BTNMT về chất lượng nước ngầm”; “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 08:2008/BTNMT về chất lượng nước mặt”.

4. Cục quản lý tài nguyên nước (2006) “Tuyển chọn các văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước”, NXB nông nghiệp, Hà Nội

5. “Giáo trình Quản lý chất lượng môi trường”, Nhà xuất bản Xây dựng Hà Nội.

6. Nguyễn Đình Hòe (2010), “Nước và an ninh môi trường”, Trích ngày 24/01/2010.

7. Phạm Ngọc Hồ, Đồng Kim Loan, Trịnh Thị Thanh (2009) “Giáo trình cơ sở môi trường nước”, , Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

8. “Luật Bảo vệ môi trường 2005”, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia Hà Nội. 9. Dư Ngọc Thành (2008) “Bài giảng quản lý tài nguyên nước”, trường Đại

học Nông Lâm Thái Nguyên.

10. Lê Anh Tuấn (2008), “Bài giảng Thủy văn môi trường”, Đại học Cần Thơ. 11. Nguyễn Thanh Sơn (2005) “Giáo trình Đánh giá Tài nguyên nước Việt

Nam”, Nhà xuất bản Giáo dục.

12. UBND phường Cam Giá “Báo cáo thuyết minh quy hoạch sử dụng đất phường Cam Giá, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên”.

PHIẾU ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC

Xin Ông/bà vui lòng cho biết các thông tin về những vấn đề dưới đây. Cảm ơn ông bà!

(Hãy trả lời hoặc đánh dấu vào câu trả lời phù hợp với ý kiến của ông/bà)

PHẦN 1: THÔNG TIN CHUNG

Họ và Tên:………..

Tuổi: ...Giới tính: Nam Nữ Nghề nghiệp: ……….

Số lượng nhân khẩu: ………..

Thời gian sinh sống tại địa điểm hiện nay: ………

Địa chỉ: ………

PHẦN 2: NỘI DUNG CÂU HỎI Câu 1: Ông (bà) có theo dõi các vấn đề có liên quan đến môi trường và bảo vệ môi trường hay không? Có Không Câu 2: Nguồn nước hiện nay của gia đình mình là nguồn nước nào? ……….

Câu 3: Theo cảm nhận của bác (cô, chú, anh, chị, em) chất lượng nước sông tại khu vực bác đang sinh sống là: Tốt Bình thường Ô nhiễm Câu 4: Theo cảm nhận của bác (cô, chú, anh, chị, em) chất lượng nước hồ, ao mương tại khu vực mình đang ở là: Tốt Bình thường Ô nhiễm Câu 5: Nếu nước mặt bị ô nhiễm, thì theo ông (bà) nước ô nhiễm ở mức độ nào? Rất ô nhiễm Ô nhiễm nhẹ Không ô nhiễm Câu 6: Nếu nước bị ô nhiễm thì theo ông (bà) nguồn gây ô nhiễm là do? ... Câu 7: Xã đã xảy ra vấn đề về môi trường liên quan đến nước chưa?

Câu 9: Nước thải của gia đình thải ra đâu?

Cống rãnh Ao, Sông, suối thải trực tiếp ra vườn Câu 10: Chất lượng nước mặt, sông suối, ao hồ như hiện nay có ảnh hưởng gì đến sức khỏe gia đình mình không?

Không ảnh hưởng Ảnh hưởng ít Ảnh hưởng nhiều Câu 11: Nguồn tiếp nhận nước thải chăn nuôi của gia đình (nếu có) là ở đâu? Ao hồ suối Hố phân thải trực tiếp ra vườn Câu 12 Hình thức bón phân cho cây trồng của gia đình là như thế nào?

Bón phân hóa học theo quy trình

Bón phân hóa học không theo quy trình Bón phân chuồng đã qua ủ

Bón phân chuồng chưa qua ủ

Câu 13: Phương pháp xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật

Thu gom vào nơi quy định Vứt bừa bãi

Câu 14: Nước ao/hồ/sông/ngòi hiện nay có ảnh hưởng gì đến gia đình không? Ảnh hưởng nhiều

Ít ảnh hường Không có

Câu 15: Gia đình có sử dụng nước giếng không? Nước giếng khoan

Nước giếng đào

Không dùng nước giếng

Câu 16: Gia đình có sử dụng máy lọc hay thiết bị lọc nước nào khác không? Có Không

Câu 17: Gia đình có được kiểm tra chất lượng nước không? Kiểm tra thường xuyên

Có Không

Câu 19: Bác có thường xuyên được tuyên truyền phổ biến các kiến thức về môi trường không?

Chưa bao giờ Thỉnh thoảng Thường xuyên

Câu 20: Ý kiến, kết luận, kiến nghị:

... ... ...

NGƯỜI ĐIỀU TRA

(ký ghi rõ họ tên)

Hoàng Ngọc Hải Hậu

NGƯỜI ĐƯỢC ĐIỀU TRA

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước trên địa bàn phường cam giá TP thái nguyên tỉnh thái nguyên (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w