Cũng như nước giếng khoan thì chất lượng nước giếng đào qua cảm quan và nhận xét của người dân trên địa bàn là rất tốt. Tất cả các hộ sử dụng nước giếng đào đều cho rằng nước họ đang sử dụng không có vấn đề gì cả về màu, về mùi và về vị,...Để đánh giá chất lượng nước giếng đào, em tiến hành lấy mẫu nước giếng đào lấy tại nhà ông Vũ Thế Thái, tổ 17 – phường Cam Giá. Kết quả phân tích được thể hiện qua bảng sau.
Bảng 4.8: Kết quả phân tích mẫu giếng đào
STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả
phân tích QCVN 09:2008/BTNMT 1 pH - 7,1 5,5 – 8,5 2 Độ cứng mg/l 62 500 3 COD mg/l 3,4 4 4 As mg/l 0,05 0,05 5 Pb mg/l 0,005 0,01 6 Fe mg/l 0,356 5 7 Coliform MPN/100ml 0,03 3
Hình 4.9 Biểu đồ so sánh các chỉ tiêu COD, As, Pb, Fe với QCVN 09:2008/BTNMT
Nhận xét: Qua phân tích ta có thể thấy rằng chất nước giếng đào khá
tốt. Tất cả các chỉ tiêu đều nằm trong mức cho phép của QCVN 09:2008/BTNMT. Tuy nhiên, hàm lượng As có trong mẫu nước giếng đào đã bằng với mức quy định (0.05 mg/l). Về các chỉ tiêu: COD đang khá gần với ngưỡng giới hạn cho phép (thấp hơn 0,6 mg/l), độ cứng của mẫu theo đơn vị mg/l được xếp vào loại nước cứng vừa phải nhưng chỉ số thấp hơn 8,06 lần so với QCVN, hàm lượng Pb thấp hơn 2 lần, hàm lượng của Fe thấp hơn 14 lần và coliform thấp hơn mức quy định của QCVN là 100 lần
Đánh giá chung: Qua kết quả phân tích ta có thể thấy rằng nước giếng
tại hai điểm lấy mẫu đều đạt mức QCVN 09:2008/BTNMT, song một số chỉ tiêu đều khá gần với ngưỡng ô nhiễm. Có thể nói các khu công nghiệp và hoạt động sinh hoạt của người dân đã có những ảnh hưởng nhất định tới chất lượng nước ngầm tại địa bàn phường Cam Giá. Đặc biệt cần lưu ý tới nước ngầm quanh khu vực lấy mẫu 2-a, bởi hàm lượng As tại khu vực này đã đạt tới mức giới hạn cho phép, nếu không có những biện pháp giảm thiểu thì trong tương lai sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống cũng như sức khỏe của những người dân sinh sống và làm việc tại đây.